Deal lương được xem là một thách thức lớn nhất trong buổi interview. Vì việc deal lương như là một điểm nhấn quan trọng. Cùng với các hệ giá trị về năng lực như sự tin tưởng – ấn tượng ban đầu, bản lĩnh cá nhân,…deal lương sẽ là phần chốt lại quá trình phỏng vấn.
Chắc bạn sẽ không xa lạ gì với câu hỏi: “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?” Đây là câu hỏi được nhà tuyển dụng dùng để đánh giá toàn diện hơn về một ứng viên. Liệu bạn đã có những kỹ năng deal lương cần thiết để đáp trả nhà tuyển dụng chưa? Qua bài viết sau đây, TopDev sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết deal lương hiệu quả, giúp bạn “lật bài ngửa” những nhà tuyển dụng khó nhằn nhất.
Tổng quan về lương Gross – lương Net
Trước khi bắt đầu tìm hiểu những bí quyết đàm phán về lương bổng, bạn cần nắm những kiến thức cơ bản về 2 loại lương sau: Lương gross và lương net.
Lương Gross là phần tổng thu nhập của người lao động. Nó bao gồm cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế. Mức lương thực nhận của người lao động sẽ phải trích ra một phần để đóng bảo hiểm và nộp thuế thu nhập cá nhân.
Lương Net là lương thực nhận của người lao động sau khi đã trừ hết các khoản chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Xem xét thực tế, nhiều người nghĩ lương Net có lợi hơn. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế khi chúng ta quy đổi lương Net sang Gross và ngược lại, số tiền người lao động nhận được không đổi. Dù bạn thỏa thuận với nhà tuyển dụng bằng cách nào, họ đều sẽ tính toán để lương Net và lương Gross ở mức tương đương với nhau.
Ví dụ: Mức lương Gross là 16,000,000 VND ~ Net 14,154,000 trong trường hợp đóng bảo hiểm trên lương chính thức.
Vậy nên khi nhà tuyển dụng quyết định trả bạn mức lương Gross là 16,000,000 VND, nếu bạn đàm phán mức lương Net thì lương của bạn sẽ là 14,154,000 và ngược lại. Về cơ bản lương bạn nhận được vẫn không đổi dù bạn đàm phán lương Net hay Gross.
Tính lương chuẩn với công cụ tính lương gross – net từ TopDev
Deal lương hiệu quả khi phụ ứng với từng trường hợp
Bạn không thể ngồi đó nở một nụ cười tươi để giải quyết cho câu hỏi mức lương mong muốn từ nhà tuyển dụng. Điều đó vô tình làm bạn mất đi thiện cảm. Đừng để sự bối rối, thiếu tự tin ảnh hưởng đến suy nghĩ và câu trả lời của bạn. TopDev sẽ chỉ ra cho bạn cách deal lương hiệu quả theo từng trường hợp thực tế.
Deal lương khi bạn là ứng viên nhảy việc, đã có kinh nghiệm
Nếu là người đi đã từng đi làm, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc deal lương.
Cụ thể, trong trường hợp nếu vị trí mới của bạn tương ứng với vị trí tại công ty cũ, hãy xem xét:
- Khối lượng công việc bạn sẽ đảm nhận có tương ứng với bản mô tả chi tiết công việc (Job Description) ở doanh nghiệp cũ hay không?
- Đánh giá mức độ, hiệu suất công việc mà mình từng thực hiện ở vị trí cũ.
Khi tủ tự tin với năng lực hiện tại, bạn có thể bắt đầu deal lương. Cụ thể, bạn hãy deal một mức lương mong muốn với mức độ gia tăng từ 15-20% so với mức lương cũ. Hãy tự tin nếu điều đó phù hợp với năng lực của bạn.
>>> Xem thêm: 5 lưu ý để viết đánh giá hiệu suất của bạn
Ngược lại, nếu vị trí mới có nhiều điểm khác so với vị trí cũ, bạn nên có những chiến lược thông minh hơn. Có thể bạn e ngại vì bản thân chưa đủ tự tin để deal một mức lương cao hơn. Hãy bình tĩnh và đưa ra cách thức giải quyết phù hợp.
Cụ thể, bạn có thể deal một mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương ban đầu. Tuy nhiên tỉ lệ gia tăng không quá 10%. Điều bạn cần quan tâm lúc này là thời gian trải nghiệm. Tại sao lại như thế?
Vì bạn cần thời gian để thích ứng với công việc mới. Chính điều này giúp bạn đánh giá được mức độ phù hợp với công việc. Sau một khoảng thời gian thử sức và học hỏi, bạn sẽ dễ dàng thương lượng về một mức lương mong muốn hơn.
Deal lương khi bạn chưa từng có trải nghiệm phỏng vấn
Đây được xem là trường hợp khá thách thức. Vì bạn là một ứng viên mới ra trường, chưa từng đi phỏng vấn. Kiến thức về lương bổng và sự chuẩn bị còn hạn chế.
Nếu nhà tuyển dụng không đề cập về lương bổng, bạn đừng nhắc đến nó. Trừ khi bạn rất tự tin về khả năng của mình. Nếu cho rằng bản thân đủ trải nghiệm, bạn có thể thỏa thuận ngay với nhà tuyển dụng.
Tuy vậy, bạn vẫn nên kiểm soát tốt mong muốn của mình. Nếu bạn là diện first job- first interview, mọi chuyện còn quá xa lạ. Điều quan trọng nhất lúc này là sự thấu hiểu về thị trường nhà tuyển dụng và những mong muốn của mình.
Khoảng cách giữa trường đại học và thị trường làm việc nó thật sự quá lớn. Và vấn đề nằm ở chỗ, bạn chưa hiểu được nhà tuyển dụng họ cần gì. Đó là rào cản khiến bạn mãi loay hoay, không biết thể hiện mình như thế nào? Có tốt hay chưa? Vì vậy nếu bạn vội vàng deal lương khi còn quá non nớt, đó là một nước đi sai lầm. Bạn nên nhớ, chưa đến lúc để bạn kỳ kèo nhà tuyển dụng về lương bổng.
>>> Xem thêm: Tips lời khuyên giúp nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên hiệu quả
Thời điểm tuyệt vời nhất đối với một bạn trẻ vừa ra trường để thảo luận về vấn đề lương bổng cũng là từ 3-6 tháng thử việc. Lúc này bạn sẽ có độ chín nhất định. Khoảng thời gian ấy đủ để bạn hiểu được những mong đợi từ doanh nghiệp. Đồng thời, thể hiện được năng lực của mình và sự cam kết về tính trách nhiệm.
Deal lương khi thách thức đạt đến giới hạn
Giới hạn chính là cách mà nhà tuyển dụng đặt ra để thử thách tính chân thật của bạn.
Họ cố hỏi bạn về mức lương với hai giả thuyết như sau:
Một là, bạn quá phô trương về bản thân. Hay đó là cách bạn đang phóng đại về khả năng của chính mình. Thực tế, năng lực của bạn không như thế. Nhà tuyển dụng đủ sự dày dặn để nhìn để nhìn thấu được cái bạn sở hữu. Họ cố tình hỏi vì đã đến lúc khép lại cuộc hội thoại thiếu chân thật này.
Hai là, bạn là ứng viên họ đánh giá cao. Có thể bạn có những tố chất và kỹ năng thích hợp cho vị trí của họ. Bạn có thể không giỏi nhưng bạn có những điểm đặc biệt. Họ hỏi bạn về lương để xem xét cách bạn đối mặt với nó như thế nào. Cách bạn trả lời và dám vượt qua thách thức sẽ thể hiện rõ bạn là ai. Đó là những gì họ cần thay vì một ứng viên chỉ mãi nói về những điều hay ho.
Bạn cần phải tự tìm hiểu và có sự chuẩn bị tốt nhất trước buổi phỏng vấn. Không một công thức deal lương nào hiệu quả bằng những trải nghiệm cá nhân. Những kỹ năng giao tiếp, điều tiết cảm xúc, các kiến thức về lương bổng,…sẽ giúp bạn hoàn thiện năng lực. Qua đó, bạn sẽ đủ sức dẫn dắt và thể hiện mình một cách trọn vẹn trong suốt buổi interview. Nếu nắm bắt được mục đích bản thân, hiểu rõ mong đợi của nhà tuyển dụng, bạn sẽ tự khắc có những phản hồi khôn ngoan.
Lời kết
Mức lương chính là cái phản ánh trực tiếp sự cống hiến và giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp. Hãy là người thật sự bản lĩnh, nghiêm túc và tâm huyết tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp. Có như thế, chắc chắn rằng những đãi ngộ về mức lương sẽ không làm bạn phải thất vọng. Một lần nữa, đừng quên những trải nghiệm thực tế và rèn luyện các kiến thức để mình có đủ năng lực deal lương với nhà tuyển dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng quan mức lương lập trình viên Việt Nam 2023
- Recruitment Challenge: “Em có xứng đáng với lương ấy không?”
- Làm thế nào để cải thiện hiệu quả trong giao tiếp?
Xem thêm Top các vị trí tuyển dụng ngành it hot nhất trên TopDev