5 lưu ý để viết đánh giá hiệu suất của bạn

15594

Trong xu thế phát triển chung của ngành nhân sự, nhiều nhà quản lý rất xem trọng yếu tố con người và vì thế họ trao quyền cho các nhân viên về việc tự đánh giá và viết bản đánh giá về hiệu suất làm việc của mình. 

Đây là cơ hội để nhân viên tự phản ánh và phân tích lại những điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì, tự đánh giá không chỉ quan trọng đối với sự phát triển mà nó còn cung cấp một cơ hội để phản hồi cho các nhà quản lý về những gì cần thúc đẩy, khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn trong việc viết bản tự đánh giá.

  5 điều NÊN và KHÔNG NÊN khi review tăng lương mà lập trình viên nào cũng nên biết!
  Dù là nhân viên hay ông chủ, bạn cũng cần phải nắm 4 nguyên tắc này để nâng cao chất lượng công việc

1. Tự hào mô tả những thành tựu

hiệu suất

Một mục tiêu chính của việc tự đánh giá là làm nổi bật những thành tựu và nhớ lại các mốc quan trọng trong sự phát triển chuyên nghiệp của bạn. Một bản tự đánh giá tốt nên chỉ ra các dự án và nhiệm vụ cụ thể nhằm làm nổi bật công việc tốt nhất của bạn. Khi mô tả những thành tựu đó, nhân viên nên nhấn mạnh tác động của những kết quả đối với toàn bộ doanh nghiệp của mình. Nếu những chia sẻ càng chi tiết và sâu sắc, nhà quản lý sẽ có thể nhận thấy được nhiệt huyết của bạn dành cho công việc đồng thời họ cũng nắm bắt được bạn đã đóng góp những giá trị nào cho công ty.

Bạn nên cố gắng kết nối hành động của mình với các mục tiêu của người quản lý. Điều này khiến các nhà quản lý đánh giá cao năng lực của bạn vì bạn đã được hiểu vai trò của mình trong bối cảnh phát triển của công ty.

2. Hãy trung thực!

Tự đánh giá không đơn giản là cứ tập trung vào những thành tích tốt. 

Hãy thành thật chia sẻ những thiếu sót của bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bạn chia sẻ không phải tự chê trách mình mà là đang tự nhìn nhận lại và rồi tự tạo sự cam kết với bản thân mình sẽ nỗ lực hơn để thay đổi, khắc phục những hạn chế đó. hiệu suất

Nhận ra sai sót riêng giúp bạn có nhiều trải nghiệm hơn trong công việc của mình khi mỗi lần vấp ngã đều cho bạn những bài học giá trị và khiến bạn mạnh mẽ hơn. Điều này cũng có tác động lớn đến khả năng học hỏi và phát triển của bạn sau này. Trung thực trong việc tự phê phán bản thân là một yếu tố giúp các nhà quản lý khoanh vùng và tuyển chọn những nhân viên tiềm năng trong tổ chức/ doanh nghiệp.

3. Hãy chuyên nghiệp trong việc tự đánh giá

Đơn giản thì điều này có nghĩa là không nên đánh giá sếp về những kỹ năng lãnh đạo của họ hoặc chỉ trích, phê phán đồng nghiệp vì làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn khi có cơ hội công tác chung một team. 

hiệu suất

Ngoài ra, các nhân viên không nên bày tỏ quan điểm theo cách quá chủ quan về một người quản lý hoặc đồng nghiệp mà bạn thật sự thích. Và cho dù bạn đang truyền tải một phản hồi tích cực hay tiêu cực thì việc duy trì sự chuyên nghiệp là điều đáng phải lưu tâm.

Bạn nên tự đánh giá bản thân giống như một tác phẩm nghệ thuật được xây dựng theo thời gian. Bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều với kết quả mình đạt được nếu bạn biết cách truyền tải nó một cách chuyên nghiệp với nhà quản lý và các cộng sự. Hãy cẩn trọng trong việc tự đánh giá bản thân mình khi nói (thông qua phát ngôn) và khi viết (thông qua từng con chữ).

4. Không ngừng phấn đấu để phát triển

Một điều quan trọng trong quá trình tự đánh giá là không bao giờ trì trệ. Điều đó đồng nghĩa bạn cần phải luôn trong tâm thế sẵn sàng thích nghi với cái mới, không ngừng học hỏi và phát triển mình. Hãy dành một chút thời gian để liệt kê các mục tiêu của bạn cao hơn cho năm tới trong quá trình tự đánh giá của bạn. Tất nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo rằng những dự định mà bạn sẽ phấn đấu đạt được tiếp theo phải có tính khả thi.

hiệu suất

“Chúng ta nên áp dụng tư duy tăng trưởng trong quá trình phát triển sự nghiệp bản thân. Hãy hiểu rằng tiềm năng con người là không giới hạn và tùy thuộc vào từng khả năng, mức độ phù hợp với môi trường sống và làm việc, bạn có thể đặt ra những mục tiêu phấn đấu xa hơn. Đừng quá khuôn khổ để rồi trở nên lạc lõng trong việc dậm chân tại chỗ. Hãy phá bỏ rào cản về sự cố gắng của hiện tại và không ngừng hoàn thiện, chinh phục mục lớn hơn là cách bạn cho nhà quản lý thấy, bạn thật sự tài giỏi.”

Chia sẻ từ David Hassell – một doanh nhân thành đạt đồng thời cũng là CEO của 15Five. 

5. Theo dõi thành tích của bản thân

hiệu suất

Khi đến lúc thảo luận về những thành tựu của bạn trong việc tự đánh giá, việc bạn cung cấp dữ liệu cứng để cho thấy những gì bạn đã làm trong suốt quá trình thực hiện công việc là điều rất quan trọng. Điều này cho thấy bạn thật sự quan tâm đến hiệu suất công việc vì đã theo dõi mức độ hoạt động của của chúng.

Những số liệu cụ thể, chính xác mà bạn thống kê và phân tích được từ việc theo dõi diễn tiến công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,.. sẽ là minh chứng đáng tin cậy để nhà quản lý đánh giá cao sự nỗ lực của bạn. Không những thế, việc theo dõi số liệu còn giúp bạn nhận ra những những sai sót từ đó, bạn có thể đánh giá và đưa ra những góp ý, đề xuất về cách tổ chức, sắp xếp công việc, phương án và nguồn lực thực hiện,…

“Các nhân viên họ nên dành ra 10 phút mỗi ngày để theo dõi, ghi nhận những thay đổi về khả năng hoạt động thông qua các số liệu đạt được để tự đánh giá và phản hồi mỗi ngày. Theo đó, nguồn dữ liệu sẽ tăng lên gấp nhiều lần sau một tháng, một quý hay một năm. Lúc này, họ có thể đưa ra những đánh giá chuyên sâu hơn về tính hiệu quả của công việc thậm chí là cơ chế vận hành và quy mô hoạt động của cả tổ chức.”

ChMike Mannon , Chủ tịch của WD Communications chia sẻ.

Đánh giá hiệu suất định kỳ là một nhiệm vụ quan trọng để các nhà quản lý và nhân viên xem xét những gì đã diễn ra trong quá trình vận hành công việc và thảo luận về những kỳ vọng tiến về phía trước. Một đánh giá có ý nghĩa như một cơ hội để thiết lập mục tiêu của cá nhân và tập thể. Hãy ghi nhớ những lời khuyên trên để có thể tự tin hơn trong việc tự đánh giá hiệu suất làm việc của chính mình.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm it cho Developer trên TopDev