Trong phần 1, TopDev đã đề cập với các bạn về việc tự nhìn nhận giá trị bản thân và hiểu được mong muốn từ nhà tuyển dụng. Bài viết hôm nay sẽ có những phân tích sâu hơn về cách thức giải quyết thách thức từ nhà tuyển dụng: Mục tiêu phát triển nào bạn đặt ra vào năm 5 tới?
Mọi thách thức được đặt ra như nhằm mục đích khai thác mục tiêu phát triển của mỗi ứng viên. Bằng cách đưa ứng viên vào các tình thế áp lực trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn thấy được năng lực thật sự của họ.
Hãy lưu tâm và nắm bắt những điều sau đây nhé! Vì nó có thể giúp bạn trả lời được thách thức từ nhà tuyển dụng đấy.
Đâu là đích đến trong cuộc sống của bạn?
Tại sao phải trả lời câu hỏi này? Nếu đọc kỹ phần 1, bạn dễ nhận thấy đích đến trong cuộc sống có mối liên quan lớn đến các giá trị bạn đang sở hữu. Vấn đề nằm ở chỗ bạn có nhận ra được nó hay không?
Do vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi tại sao với những gì bạn đang theo đuổi. Bạn học tiếng anh hay một ngoại ngữ khác bên cạnh chuyên môn, vì sao vậy? Không phải bạn muốn tạo ra thế cân bằng trong cuộc chơi nghề nghiệp hay sao?
Bạn tham gia nhiều sự kiện, workshop về công nghệ, gặp gỡ các chuyên gia đầu ngành nhằm mục đích trau dồi thêm kiến thức bổ trợ cho quá trình làm việc sau này. Dù thứ bạn làm nhỏ nhặt hay to lớn, tất cả đều phải có một đích đến. Đó chính là nơi hoài bão của bạn được thực hiện.
24 tiếng trong 1 ngày vẫn cứ thế trôi qua. Liệu bạn đã từng dành cho bản thân một ít thời gian để ngẫm lại: Bạn mong muốn điều gì? Bạn làm gì để thực hiện nó? Bạn cần có thêm những gì để đủ bản lĩnh theo đuổi và thực hiện ước mơ?
Điều quan trọng là bạn cần nhận ra niềm vui với những thứ bạn theo đuổi. Hãy sống để trải nghiệm, đừng sống chỉ để tồn tại.
Hoạch định các mục tiêu phát triển cụ thể
Tại sao phải lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu?
Bạn khó chạm đến thành công nếu chỉ dựa vào các mục đích. Xác định được mục đích là điều tất nhiên phải thực hiện. Song, việc tìm ra các mục tiêu cụ thể lại rất quan trọng.
Việc hoạch định các mục tiêu giúp bạn tập trung hơn vào quá trình khai thác bản thân. Bạn sẽ biết mình cần làm gì để thiết lập các mục tiêu cụ thể. Từ các mục tiêu, bạn có những kế hoạch rõ ràng hơn tương ứng với từng nhiệm vụ.
Không những thế, bạn còn chủ động hơn trong việc tìm các yếu tố phù hợp với bản thân. Đồng thời, bạn biết cách phân bổ chúng hợp lý để thuận tiện trong việc tiếp thu những cái mới. Đó là nước đi thông minh để đảm bảo quá trình giải quyết nhiệm vụ không bị gián đoạn.
Chẳng hạn như bạn muốn trở thành một lập trình viên giỏi, bạn cần phải biết những kỹ năng nào cần rèn luyện. Tiếp thu các kiến thức nền tảng về ngôn ngữ lập trình là bước đi đầu tiên.
Bên cạnh đó, bạn đã sẵn sàng tâm lý để đối mặt với những áp lực trong ngành hay chưa? Hãy lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu vì nó là cơ sở quyết định mức độ thăng tiến của bạn trên hành trình nghề nghiệp.
Mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn
Đừng lo sợ, hãy đặt ra 3 mục tiêu cho bản thân gồm: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Tất nhiên, các mục tiêu phát triển đều phải liên quan đến sự nghiệp của bạn.
– Mục tiêu ngắn hạn là được bạn lên kế hoạch; triển khai thành các nhiệm vụ có mối liên hệ với nhau. Bạn cần đảm bảo hoàn thành chúng từ 1-2 năm hoăc 2-3 năm. Tùy vào khả năng mỗi người, nó có thể kéo dài hơn. Song, mọi thứ đều có giới hạn riêng và mục tiêu ngắn hạn cũng không ngoại lệ. Đừng để tình trạng trì trệ xảy ra. Đây là khoảng thời gian bạn nên tập trung vào những việc nhất thiết phải thực thi, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển.
– Đối với mục tiêu dài hạn, bạn cần tích lũy đủ vốn kinh nghiệm. Đồng thời, đợi đến một thời gian chín muồi để phát triển bản thân một cách toàn diện
Hãy quan tâm đến sự thăng tiến!
Những mục tiêu đã có, những kế hoạch thực hiện đã được hoàn thiện. Vậy làm thế nào để bạn đạt được những mục tiêu đó? Điểm mấu chốt chính nằm ở sự thăng tiến. Thăng tiến trong sự nghiệp chính là đích đến của nhiều người, dù ở bất cứ lĩnh vực nào. Và tất nhiên để đạt được sự thăng tiến, bạn cần trải qua từng giai đoạn và chạm đến từng nấc thang khác nhau trong sự nghiệp.
Xem thêm: Để thăng tiến, cần phải có chiến lược!
Chằng hạn như mô tả chặng đường phát triển của một ứng viên trong ngành nhân sự. Nếu may mắn trúng tuyển vào vị trí nhân viên tuyển dụng. Từ đây, họ cần đặt ra những nấc thang trên hành trình vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.
Hiên thực hóa sự thăng tiến bằng những “nấc thang nỗ lực”
Những nấc thang đầu tiên, bạn cần phải đảm nhận hoàn hảo các nhiệm vụ của một nhân viên tuyển dụng. Bạn có thể trải nghiệm các khóa học nâng cao chuyên môn. Điều này tạo ra cơ hội để bạn biết thêm nhiều kỹ năng như: quản lý, tổ chức, điều phối, hoạch định chiến lược nhân sự,…
Các vị trí trưởng phòng/chuyên viên nhân sự, giám đốc nhân sự, lãnh đạo nhân sự cấp cao,… đều là đích đến mà nhiều người ao ước. Và tất nhiên, mọi thứ đều được đánh đổi bằng sự nỗ lực.
Xem thêm: Những lý do làm kìm hãm sự thăng tiến của bạn
Thực tế cho thấy, nếu bạn không muốn thăng tiến thì môi trường sẽ thúc đẩy bạn. Chính môi trường làm việc với sức ép cạnh tranh lớn, tự bạn sẽ phải nỗ lực để thăng tiến. Kỹ năng là một thứ quan trọng đảm bảo về chất lượng chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, để đạt đến những mục tiêu cao hơn, cái bạn cần nhiều hơn thế. Bạn thật sự phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau như: giao tiếp, xây dựng – phát triển các mối quan hệ, lãnh đạo – quản lý con người,..
Hãy đi lên bằng sự cố gắng! Mỗi nấc thang là mỗi mục tiêu bạn cần vượt qua để chứng minh rằng sự thăng hoa trong sự nghiệp của bạn là đều có lý do.
Lời kết
Chính các giá trị bạn đang sở hữu sẽ giúp bạn nhận ra được đâu là thế mạnh bạn cần phải phát huy. Hãy vạch ra cho bản thân các kế hoạch cụ thể để chinh phục những mục tiêu. Khi hiểu được tầm quan trọng của việc nhận ra các giá trị, bạn sẽ biết cách phát huy tiềm năng mình một cách tốt nhất.
Thách thức: Mục tiêu nào bạn đặt ra vào 5 năm tới sẽ không còn là khó khăn đối với bạn nữa. Cách trả lời phù hợp nhất – thông minh nhất sẽ đến từ cách thức bạn thể hiện bản thân có những gì. Và quan trọng, TopDev hi vọng bạn phải thật sự sống đúng với những điều bản thân mình theo đuổi.
Có thể bạn quan tâm:
- Đồng hành và gắn bó với công ty, bao lâu là đủ?
- Khám phá phong cách hợp tác của bạn Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong quản lý nhân sự
- 4 cách thúc đẩy sự phát triển nhân viên tại công ty
Xem thêm việc làm ngành it hàng đầu tại TopDev