Tác giả: Jay LeBoeuf
Trách nhiệm của một Product Manager là gì?
1. Công việc chính với Product Manager là gì?
Với những người đang quan tâm đến vị trí này thì thắc mắc về công việc hàng ngày của Product Manager là gì là điều đương nhiên. Product Manager là người chịu trách nhiệm toàn bộ với quá trình làm việc và xử lý một sản phẩm. Họ sẽ là người hướng dẫn team của mình, xác định các vấn đề cần ưu tiên trước sau, xác định lộ trình làm việc với sản phẩm. Product Manager cũng là người theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình đó trong một bức tranh tổng thể nhất. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thật sự việc “giám sát” này không đơn thuần như theo dõi những thứ khác.
Sau khi thông qua chương trình Product Manager tuyển dụng của bất cứ công ty nào bạn cũng cần biết rằng, quá trình làm việc của Product Manager có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của sản phẩm và sự phát triển của cả công ty. Với những ứng viên đã ứng tuyển chương trình tuyển dụng PM chưa có kinh nghiệm, họ sẽ là người hiểu rất rõ vấn đề hiểu được cấu tạo sản phẩm sẽ giúp ích cho công việc của chúng ta như thế nào. Một sản phẩm tốt về cơ bản cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của người dùng nên Product Manager cần hiểu rõ mục đích tạo ra sản phẩm. Quá trình làm việc sẽ đi đến đâu và team cần phải làm gì để đạt được mục tiêu, Product Manager phải truyền đạt những vấn đề này với team như thế nào để mọi người hiểu rõ và làm theo cho hiệu quả.
2. 3 đối tượng trọng yếu trong công việc của Product Manager
Công việc hàng ngày của Product Manager sẽ xoay quanh 3 đối tượng sau: thứ nhất, công ty sẽ có khách hàng nên Product Manager phải hiểu được suy nghĩ và mong muốn của khách hàng. Thứ hai, họ phải tính toán về những vấn đề mà cần giải quyết vì họ đã có một team gồm các dev, tester và tất cả bên liên quan đang làm việc để build sản phẩm. Vấn đề thứ ba liên quan đến doanh nghiệp vì công ty hay bất cứ ai mà bạn làm việc cùng đều có những lợi ích nhất định, đó có thể là một định hướng chiến lược hoặc mục tiêu về doanh thu. Product Manager sẽ là người làm việc liên tục với cả ba đối tượng này và cố gắng cân bằng tốt nhất các mục tiêu mà họ đặt ra.
Product Owner sẽ đảm nhận những công việc gì?
Trước đây, Product Manager sẽ tạo một tài liệu gọi là yêu cầu thị trường. Kho thông tin khổng lồ này sẽ cho các PM biết về mục đích sử dụng của phần mềm và ai sẽ sử dụng những phần mềm này. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngày nay, hầu hết các công ty liên quan đến công nghệ, vai trò chính của Product Manager được chuyển sang một team gọi là Product Owner.
Nhiệm vụ của Product Owner
Bởi vì Product Owner có vai trò thật sự cụ thể trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm. Họ cũng chịu nhiều trách nhiệm khác nhau với sản phẩm mà công việc chính của họ là đảm bảo rằng team của mình biết họ cần phải làm gì tiếp theo để tạo nên sản phẩm. Team sẽ chia nhỏ các ý tưởng lớn thành những phần nhỏ và thực hiện dưới sự hỗ trợ lẫn nhau, nhờ đó họ sẽ biết được đâu là thứ tự ưu tiên cho các task mình đang làm.
Trong quá trình làm việc, Product Manager và Product Owner sẽ phải đảm bảo rằng các task còn tồn đọng phải được ưu tiên và họ sẽ làm việc với bộ phận marketing để lên phương án quảng cáo cho sản phẩm. Bên cạnh đó họ cũng cần đưa ra những feedback cho team development, kể cả nếu cần thiết, họ phải ra ngoài và test sản phẩm trực tiếp với khách hàng.
Xem thêm Những mẹo hay để trở thành một Product Manager giỏi nhất
Với những công ty lớn như KMS Technology thì chương trình KMS Technology tuyển dụng về cơ bản các công việc liên quan cũng sẽ được thực hiện như thế. Vậy nên nếu muốn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân, ngay từ bây giờ các bạn sinh viên nên tham khảo các chương trình KMS tuyển dụng Intern để ứng tuyển và có cơ hội làm việc tại môi trường chuyên nghiệp này.
Bài viết được transcript từ video gốc
Có thể bạn quan tâm:
- Một ngày làm việc của Google Product Manager
- Những mẹo hay để trở thành một Product Manager giỏi nhất
- Phỏng vấn Product Manager: Giới thiệu về bản thân sao cho ấn tượng?
Xem thêm việc làm tuyển dụng lập trình viên hấp dẫn tại TopDev