Để thành công trong sự nghiệp, bạn cần nắm được những yếu tố cốt lõi mà nhà tuyển dụng muốn khai thác ở một ứng viên. Vậy bạn đã từng nghe về Tư duy cầu tiến (Growth Mindset) chưa? Đó được xem là bí quyết giúp bạn chinh phục những nhà tuyển dụng khó nhằn nhất. Cùng TopDev tìm hiểu về tư duy cầu tiến trong bài viết sau.
Tư duy cầu tiến là gì?
Tư duy cầu tiến – Growth Mindset được mô tả trên nền tảng về niềm tin của một cá nhân khi họ đủ nhận thức bản thân có thể học hỏi và cải thiện năng lực.
Sự tự nhận thức ấy được phản ánh qua những biểu hiện về sự nỗ lực và cách họ vượt qua những thất bại. Hoặc bao quát hơn, tư duy cầu tiến được bộc lộ thông qua thái độ của mỗi người. Tức là cách bạn đối đầu với thách thức ở những mức độ như thế nào.
Khác với những người có lối tư duy bảo thủ, người có tư duy cầu tiến luôn tiếp nhận những thất bại. Trong họ tràn đầy tinh thần học hỏi. Họ chấp nhận những sai lầm để nhận ra các bài học giá trị. Họ xem đó là từng nấc thang cao hơn, từng cơ hội lớn hơn để bản thân chinh phục và thử sức.
Đó là lý do tại sao họ luôn tự trau dồi, phát triển bản thân một cách nhanh chóng. Đơn giản, họ đón nhận thất bại bằng một niềm vui tích cực. Đồng thời, tự nhận ra những điểm yếu và sẵn sàng trải nghiệm cái mới.
Ghi điểm với nhà tuyển dụng với cách thiết lập tư duy cầu tiến hiệu quả
Ngoài chuyên môn, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy tố chất về tư duy cầu tiến. Thái độ chính là tiêu chí quyết định đến sự thành công của bạn.
“I can do it!” – Từ suy nghĩ đến hành động tích cực
Mọi hành động của bạn đều có quá trình. Tất nhiên, nó sẽ chi phối mạnh mẽ khi bạn nhận thức, suy nghĩ, thể hiện năng lượng trí tuệ cảm xúc về một vấn đề nào đó. Vì thế, nếu trở nên vô vọng trước những thách thức, đó là một điều đáng tiếc.
Đừng đánh mất đi cơ hội. Hãy giữ cho mình một tư duy cầu tiến. Cụ thể là thái độ thích nghi, lắng nghe và chấp nhận đối mặt với các thử thách. Hãy bình tĩnh, ngẫm lại những gì đã diễn ra để nhận ta đâu là lỗ hỏng. Từ đó, bạn biết được những giải pháp nào sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Bạn có biết rằng Walt Disney đã từng bị đuổi khỏi tòa soạn the Kansas City Star với lý do thiếu sáng tạo về mặt ý tưởng”. Do vậy, hãy luôn tâm niệm: “I can do it!”. – Tôi có thể làm được. Suy nghĩ ấy tạo ra một động lớn thúc đẩy bạn tiếp tục cố gắng. Thế nhưng, nếu bạn cứ duy trì những suy nghĩ bảo thủ, bạn sẽ mãi chậm chân tại chỗ, không thể có những bước tiến xa hơn.
Lập kế hoạch từng mục tiêu cụ thể
Những người cầu tiến họ không ngại thử thách. Chắc chắn, sẽ khó tránh khỏi những nỗi sợ khác nhau phát sinh từ công việc. Lượng công việc quá lớn tạo ra áp lực đối với họ. Và để không cảm thấy mất kiểm soát trong việc giải quyết công việc thì bạn nên lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.
Mỗi mục tiêu đề ra phải tương ứng với các đầu nhiệm vụ. Chúng cần được phân chia hợp lý theo trình tự logic. Từ đó, bạn dễ dàng xử lý công việc đồng thời đảm bảo việc thực hiện đang đi đúng quỹ đạo; tránh làm phát sinh những rủi ro.
Khi đạt hiệu quả, bạn sẽ có động lực để cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo. Kế hoạch nên được cập nhật theo ngày, tháng, quý để tiện cho việc theo dõi, đánh giá cả quá trình.
Trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày
Đây là điều quan trọng bạn cần lưu tâm để rèn luyện tư duy cầu tiến.
Những cá nhân Growth Mindset họ thường đặt ra chỉ tiêu bản thân phải tiến bộ hơn mỗi ngày. Dù chỉ là 1 hay 2% nhưng mọi sự thay đổi đều có giá trị. Họ nhận ra nhiều sự khác biệt nhỏ được nảy sinh từ những cố gắng.
Xem thêm: Sớm đòi hỏi nhưng thiếu nỗ lực, khuynh hướng làm việc của người trẻ?
Nỗ lực đôi khi không phải cái bạn muốn là có được. Có những người họ phải trải qua những khó khăn; có quá trình tự nhìn nhận để tạo động lực cho bản thân cố gắng. Thế nhưng, nếu muốn rèn luyện tư duy cầu tiến, bạn cần chủ động trong việc thực hiện các nỗ lực. Dù cho bạn nghĩ rằng bạn đang đạt được giới hạn của sự hoàn hảo, bạn vẫn phải cố gắng. Hãy là một phiên bản tốt hơn mỗi ngày; không ngừng học hỏi và nâng cao những trải nghiệm!
Đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế
Để rèn luyện tư duy cầu tiến, bạn phải góp nhặt nững kinh nghiệm từ những lần thất bại. Thất bại không đồng nghĩa với sự thua cuộc.
Bạn có thể học hỏi và trưởng thành, tiến bộ lên rất nhiều nếu ghi nhận những phản hồi. Và quá trình ngẫm lại những điểm thiếu sót của bản thân để quyết tâm thay đổi. Mỗi kinh nghiệm đều có giá trị riêng của nó. Và như đã nói từ trước, thái độ chính là sự phản ánh chân thật nhất của tư duy cầu tiến.
Với một thái độ tốt, bạn tự đánh giá lại bản thân đồng thời tiếp tục nỗ lực trau dồi. Ngược lại, với một thái độ không tích cực, thiếu sự cầu thị trong công việc, bạn nhất định sẽ không có một bước tiến lớn nào trong sự nghiệp phát triển của bản thân.
Nhà tuyển dụng họ đánh giá rất cao những ứng viên có thể chia sẻ về các trải nhiệm của bản thân. Không phải ai cũng có thể tự đánh giá và mô tả và chia sẻ những trải nghiệm ấy với người khác. Nếu bạn làm được điều đó, bạn là người sở hữu tư duy cầu tiến rồi, hãy cứ phát huy nhé!
Lời kết
Nếu xét về mặt phát triển cá nhân, Tư duy cầu tiến – Growth Mindest giúp kích thích lối tri nhận, phát triển tối đa năng lực trong tiềm năng giới hạn của bạn hoặc hơn thế. Hãy rèn luyện cho bản thân mình một tư duy cầu tiến. Nhớ rằng cầu tiến không có nghĩa là bất chấp mọi thỉ đoạn để đạt được mục đích. Một người thật sự hiểu về tư duy cầu tiến sẽ không bao giờ để mình lạc vào những phạm vị tiêu cực có thể diễn ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong quản lý nhân sự
- Kinh nghiệm sử dụng Linkedin hiệu quả
- Cách thiết lập và duy trì mối quan hệ (networking)
Xem thêm Top Jobs Developer trên TopDev