Dịch vụ Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS Landscape 2020

3457

Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020 trong nước ta còn khá trẻ. Tuy Việt Nam cũng là nước luôn cập nhật xu hướng công nghệ của thế giới nhưng xu hướng thị trường SaaS và thị trường Điện toán đám mây vẫn còn là một thị trường khá trẻ và chỉ mới nhận được sự đầu tư và chú ý trong 1 vài năm trở lại đây.

Hiện tại thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020 đã nhận được nhiều sự chú ý và ưu tiên phát triển hơn nhiều năm về trước, rất nhiều công ty công nghệ phát triển SaaS đã bắt đầu “trở mình” và đạt được nhiều sự quan tâm hơn. Nhờ các công ty công nghệ phát triển SaaS và đưa SaaS đến tay người dùng (các doanh nghiệp) nên thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020 không còn ảm đạm như vài năm trước mà đã bắt đầu nhộn nhịp hơn. 

Trong báo cáo thị trường IT Landscape 2020 cũng đã đưa ra 1 vài số liệu của sự tăng trưởng trong thị trường này. Để có thể hiểu rõ tình hình cùng các số liệu trong báo cáo, trước tiên chúng ta cần có kiến thức tổng quát về thị trường SaaS.

Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020

Tổng quát Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020

Khái niệm SaaS

SaaS được sáng tạo và phát triển theo mô hình Điện toán đám mây, SaaS là từ viết tắt của “Software as a Service”, nó là một trong những hệ thống dịch vụ thuộc về phần mềm. Có thể hiểu những công ty SaaS là những công ty cung cấp dịch vụ chứ không phải buôn bán bất cứ sản phẩm nào liên quan đến phần mềm.

Hiểu theo cách đơn giản hơn, thì nó nghĩa là các công ty SaaS tự tạo hoặc phát triển phần mềm được vận hành trên nền tảng web. Dựa trên nhu cầu của người dùng, Sau đó họ bán lại dịch vụ theo hình thức khách hàng phải nạp tiền mỗi tháng trên tài khoản của khách để duy trì trạng thái hoạt động.

Ví dụ: khách hàng có nhu cầu tìm kiếm, phân tích thông tin, thứ hạng của đối thủ, SaaSu đó rất nhiều các công ty phát triển nền tảng cung cấp đủ theo các nhu cầu trên trên web của họ, bạn có thể tìm kiếm, phân tích thông tin, thứ hạng của bất kỳ đối thủ bạn muốn chỉ với điều kiện là bạn truy cập vào trang web của họ, đăng nhập vào tài khoản đã được thanh toán là bạn đã có thẻ sử dụng được những dịch vụ của họ.

Trong giới Công nghệ, SaaS được đánh giá là phần nổi trội, tiên tiến hơn so với các phần mềm on-premise cũ ( các phần mềm được mua lại từ các công ty phát triển phần mềm)

Tình hình thực tế

Có lẽ bạn sẽ không nhận ra rằng bạn đã từng sử dụng qua mô hình dịch vụ SaaS, đơn giản là vì bạn không phân biệt được đó là SaaS hay chỉ là một trang web bình thường. TopDev sẽ giới thiệu đến bạn 1 vài trang web SaaS trong các ngành nghề khác nhau như: trang vexere.com (hệ thống đặt vé xe khách), 1office.vn (nền tảng quản trị doanh nghiệp), videocv.vn (giải pháp phỏng vấn thông qua video), Amazon (trang mua sắm trực tuyến, Google (trang tìm kiếm), Adobe Creative Cloud (nền tảng Điện toán đám mây)… và còn nhiều nền tảng khác cho nhiều ngành nghề, nhu cầu khác nữa.

Có thể nói, SaaS hiện tại được phát triển với quy mô khá rộng, SaaS đã và đang phát triển rất mạnh tại thị trường nước ngoài. Chí nói đơn giản như sự phổ biến của Amazon và Google, có thể nói trên toàn thế giới rất ít ai không biết đến 2 ông lớn này. Thị trường SaaS tại Việt Nam tuy cũng đã có sự phát triển vượt bậc nhưng vẫn cần cố gắng rất nhiều mới có thể theo kịp thị trường thế giới.

Trong một bảng dự đoán thị trường SaaS 2022, các chuyên gia của BCC Research cho rằng thị trường công nghệ SaaS sẽ được định giá lên đến 94,9 tỷ USD vào năm 2022 (trước đó SaaS có giá 44,4 tỷ USD trong năm 2017).

  SaaS rồi còn gì nữa?
  Thị trường SaaS Vietnam - "Viên kim cương thô" mới cần "dũa" tại thị trường Việt Nam

Có thể thấy, chỉ trong vòng 5 năm mà tốc độ tăng trưởng và giá trị của thị trường SaaS đã tăng hơn gấp đôi, có nghĩa là CAGR (tốc độ tăng trưởng/năm) của thị trường SaaS rơi vào khoảng 16,4%/năm, đây thật sự là một số liệu tăng trưởng rất tuyệt vời của ngành.

Một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn đến sự phát triển của SaaS có lẽ là do sự không giới hạn nhà cung cấp. Trong thị trường SaaS 2020, những ai có ý tưởng, tiềm năng, nguồn lực và tài nguyên điều có thể trở thành một công ty phần mềm dịch vụ SaaS.

Chính vì thế, SaaS có mặt trong rất nhiều ngành nghề là cho xu hướng của thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020 sẽ đánh mạnh vào việc ưu tiên tích hợp giữa các dịch vụ SaaS với nhau thay vì độc lập phát triển. Việc tích hợp các dịch vụ SaaS với nhau giúp chúng có thể vận hành mượt mà, trơn tru hơn, tạo ra hiệu quả tốt hơn khi hoạt động độc lập chỉ với 1 dịch vụ SaaS.

Cũng chính vì lẽ đó nên thông thường 1 công ty SaaS thường phát triển rất nhiều dịch vụ SaaS khác nhau, có chức năng sử dụng độc lập và bổ trợ cho nhau. Theo báo cáo thống kê của BCC Research cứ trung bình 1 doanh nghiệp sẽ sở hữu 16 phần mềm (năm 2017).

Xu hướng thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020 ở Việt Nam

Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020

Theo báo cáo thị trường IT Landscape 2020 cũng đã đưa ra 1 vài số liệu, mặc dù có những xu hướng sử dụng SaaS tại Việt Nam, song thị trường chưa thực sự hấp dẫn khi các công ty đất Việt còn khá cứng nhắc trong việc áp dụng thay đổi, chỉ 5-7% công ty đang ứng dụng SaaSaS. Tuy nhiên điều này cũng nói lên cơ hội cho các nhà cung cấp SaaS, họ cần đầu tư hơn về thời gian, về công sức và vốn trong quá trình giáo dục thị trường Việt Nam.

Nhìn qua bối cảnh hiện tại của các startup về B2B SaaS, phổ biến nhất là phần mềm quản lý bán lẻ và phần mềm chăm sóc khách hàng. Một số sản phẩm nổi bật khác thuộc các ngành HR, marketing, logistics, và cybersecurity. 

Về dự án remote.vn: Trao đổi về dự án hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch COVID-19 – Vietnam Remote Work, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Dịch Covid-19 lây lan là do tiếp xúc. Công nghệ số là không tiếp xúc.

Vì vậy, cơ hội lớn nhất lúc này là đẩy nhanh chuyển đổi số, là tạo ra các ứng dụng công nghệ số, là đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số.” 

Ưu điểm

Với những lợi ích mà SaaS đem lại bằng việc tối ưu hóa sử dụng Internet, có thể thấy thị trường SaaS đang trở nên có tầm ảnh hưởng đối với ngành công nghệ. Trong đó có thể nói đếm một số ưu điểm như:

Tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp

Ngoài việc hỗ trợ nghiệp vụ, thời gian, nhân sự cho doanh nghiệp mà SaaS còn hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho các phần mềm hỗ trợ. Khi sử dụng SaaS doanh nghiệp không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua các phần mềm.

Khi mua phần mềm, các doanh nghiệp sẽ phải thanh toán chi phí lắp đặt, đồng bộ hóa dữ liệu từ hệ thống với phần mềm, mua giấy phép sử dụng phần mềm…

Ví dụ, khi doanh nghiệp bạn muốn cài đặt phần mềm ERP, là phần mềm quản lý doanh nghiệp, bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 1-4 ngày cho việc cài đặt, tích hợp phần mềm lên hệ thống của doanh nghiệp bạn, ngoài ra bạn còn phải tốn chi phí mua và chi phí bảo trì, nâng cấp…tổng các chi phí cho phần mềm quản lý ERP rơi vào khoảng 42 ngàn USD.

Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2020

Trong khi đó nếu bạn sử dụng SaaS thì lại không như thế, cũng có cùng chung 1 chức năng nhưng người dùng chỉ cần đăng nhập trên nền tảng web là đã có thể sử dụng ngay mà không cần tốn thời gian cài đặt nhưng hiệu quả thì vẫn tốt

Đa số các mô hình chuẩn SaaS ngày nay đều có mục đích hướng người dùng đến 2 dạng: đó là dạng dùng thử (được tính theo lần hoặc ngày tùy công ty) hoàn toàn miễn phí, SaaSu thời gian dùng miễn phí bạn có thể nạp thêm tiền từng tháng để được sử dụng không giới hạn trong tháng và có thể unlock nhiều chức năng mở rộng hơn.

Dạng tiếp theo là dạng bán theo pack cho 1 hoặc nhiều tài khoản sử dụng chung trong 1 công ty, doanh nghiệp sử dụng có thể chọn gói mua theo tháng, quý hoặc năm tùy theo nhu cầu sử dụng có lâu dài hay không, vì thông thường để kích cầu doanh thu, các gói hạn mức 1 năm sẽ có giá và quyền lợi tốt hơn.

Các dịch vụ của SaaS còn có thể biến hóa dưới nhiều hình thức cung cấp các gói cơ bản, nâng cao và cao cấp để người dùng có thể lựa chọn. Khi bạn không còn nhu cầu sử dụng nữa bạn chỉ cần chọn ngưng sử dụng và ngưng thanh toán. 

Điều đặc biệt khi sử dụng SaaS là bạn có thể chủ động đăng ký sử dụng và quyết định ngừng sử dụng chỉ trong “một nốt nhạc” mà không phải mất quá nhiều thời gian, qua nhiều loại thủ tục rườm rà.

Ví dụ: Kênh xem phim Netflix là một kênh xem phim chất lượng cao được cả thế giới biết đến với nhiều bộ phim độc quyền do chính Netflix sản xuất. Trong 1 vài năm trở lại đây Netflix đang dần chiếm lĩnh thị phần người xem phim tại Việt Nam và việc “share acc” trong Netflix là một điều không còn xa lạ nữa.

Netflix cho phép người xem đóng tiền hằng tháng cho 1 tài khoản, nhưng trong 1 tài khoản lại có thể truy cập được cùng lúc 4 thiết bị điện tử để xem phim trên đó. Vậy có nghĩa là chỉ với 1 khoản tiền hằng tháng mà cùng lúc có thể đến 4 người sử dụng. Đó là một trong những hướng đi thông minh của Netflix.

  10 dự đoán hàng đầu của ngành IT trên toàn thế giới
  34 sản phẩm phần mềm Social Networking tốt nhất

Tối ưu hóa thời gian, nhân lực

Như đã nói ở trên, ngoài việc tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được cả thời gian và nhân lực khi sử dụng mô hình SaaS. Đối với mô hình cũ on-premise, các doanh nghiệp thông thường mất trung khoảng 6 tháng để có thể vừa lên kế hoặc vừa triển khai và vừa cài đặt hoàn chỉnh hệ thống on-premise (đôi khi phải tạm dừng 1 vài bộ phần để cài đặt, mượn nhân lực của công ty để hỗ trợ cài đặt). Còn với mô hình SaaS thì chỉ mất thời gian từ 1-2 ngày để tạo, thiết lập tài khoản sử dụng cho các nhân viên và training nhân viên sử dụng hệ thống.

Cập nhật hệ thống, các tính năng công nghệ mới trong SaaS nhanh chóng

Trong quá trình sử dụng các tính năng từ bất kỳ hệ thống on-premise truyền thống hay SaaS thì đôi khi sẽ xảy ra một chút trục trặc trong việc vận hành. Đối với các doanh nghiệp lâu đời còn sử dụng các hệ thống on-premise thì chắc hẳn doanh nghiệp đó phải cần “nuôi dưỡng” bộ phận IT riêng trong công ty để giải quyết những trường hợp đó, hoặc trong trường hợp muốn nâng cấp phần mềm, tính năng mới, sửa lỗi bugs… 

Ngược lại, đối với các doanh nghiệp sử dụng SaaS thì họ không cần phải tập trung và dành quá nhiều thời gian, nguồn vốn vào đó, vì đã có đội ngũ hỗ trợ từ các công ty cung cấp dịch vụ SaaS giúp họ làm điều này. 

Điểm lợi nhất của SaaS đó là, các doanh nghiệp SaaS sẽ luôn muốn dịch vụ phần mềm của mình là tốt nhất nên sẽ luôn nâng cấp, cập nhật bản mới liên tục với nhiều tính năng mở rộng hơn để có thể thu hút thêm người dùng, họ thường xuyên tối ưu các tính năng cũ và bổ sung thêm nhiều tính năng mới. 

Những doanh nghiệp sử dụng SaaS sẽ không cần phải mua hay cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào trên hệ thống nữa nhưng vẫn có thể sử dụng những tính năng mới đó  chỉ nhờ vào việc update bản cũ lên bản mới thông qua đường truyền Internet.

Chính vì sự thuận tiện tiết kiệm ấy mà phần lớn các doanh nghiệp sử dụng SaaS điều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mới startup.

Thuận tiện cho việc sử dụng, thao tác bất cứ nơi đâu

topdev

Khác với phần mềm on-premise, mỗi lần muốn sử dụng thì bạn phải thao tác trên đúng thiết bị đã được cài đặt trong hệ thống của công ty điển hình như máy tính để bàn tại công ty.

Hiện nay, các doanh nghiệp SaaS đều hỗ trợ người dùng truy cập bằng nhiều loại trình duyệt khác nhau như Google Chrome, Cốc Cốc, Firefox,… từ các thiết bị, hệ điều hành khác nhau như iOS, MacOS, Windows, Android

SaaS được phát triển dựa trên nền tảng sử dụng phần mềm trên web thông qua kết nối Internet. Khi bạn đăng ký sử dụng SaaS, các doanh nghiệp sẽ cấp cho tài khoản đăng ký của bạn (1 hoặc nhiều tài khoản tùy theo nhu cầu) quyền hạn để sử dụng, chính vì thế trong trường hợp người dùng muốn sử dụng SaaS thì chỉ cần bất kỳ thiết bị nào có chức năng online trên trình duyệt là sẽ sử dụng được SaaS. 

Có khả năng tích hợp, kết hợp với các phần mềm SaaS khác

Điểm mạnh tiếp theo của SaaS đó chính là SaaS cho phép các phần mềm trao đổi dữ liệu qua lại với nhau (trong cùng hoặc khác ứng dụng/ nhà cung cấp miễn là được cấp phép) và cho phép đồng nhất dữ liệu thông qua hệ thống API.

Với điểm mạnh này của SaaS doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới, nhận được những dự đoán từ nhiều ứng dụng, khía cạnh và giá trị khác nhau, làm tăng năng suất, hiệu quả công việc gia tăng.

Đối với phần mềm truyền thống, nó được tạo ra dựa trên nền tảng vận hành độc lập, không liên kết với bất kỳ ứng dụng nào khác. Chính vì thế nó thiếu đi sự linh động, tính kết nối, mở rộng từ đó cho ra năng suất, hiệu quả thấp hơn so với SaaS. Đút kết từ những điểm yếu của hệ thống cũ nên khi phát triển SaaS các nhà cung cấp cũng đã cố gắng đẩy mạnh, lấy chức năng tích hợp là điều kiện kiên quyết để phát triển.

Mở rộng/thu hẹp quy mô sử dụng đơn giản

Một trong những ưu điểm phải kể đến của cả Điện toán đám mây và SaaS là cả 2 đều có thể dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng lên gấp đôi, gấp 3 hoặc bất kể bao nhiêu bạn muốn, các tài khoản dùng để sử dụng SaaS cũng dễ dàng tạo mà không hề ảnh hưởng hay cắt ngang đến tiến trình hoạt động, cơ sở dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng…Điều này khá “hợp ý” với các doanh nghiệp không muốn mất quá nhiều thời gian vào việc chờ đợi hệ thống vận hành.

Nhược điểm

Trên thực tế, dù nền công nghệ trong và ngoài nước hiện nay phát triển rất mạnh, nhưng bất kỳ nền công nghệ nào cũng có điểm yếu của nó, thị trường mô hình SaaS cũng có những nhược điểm riêng của nó.

Tính bảo mật

Điểm yếu của SaaS là tính bảo mật kém hơn so với các phần mềm on-premise. Khi sử dụng SaaS thì máy chủ được đặt ở phía nhà cung cấp SaaS, các nhà cung cấp ấy sẽ lưu trữ và bảo toàn dữ liệu của các doanh nghiệp trên đám mây nên nhiều doanh nghiệp đã lo sợ dữ liệu của mình sẽ bị biến mất hoặc bị hack, rò rỉ thông tin của công ty. 

Việc SaaS không bảo mật tốt bằng SaaS cũng dễ hiểu vì các phần mềm on-premise được cài đặt và lưu trữ trên chính hệ thống của doanh nghiệp sử dụng, nếu có vấn đề rò rỉ thông tin thì phần lớn nguyên do đến từ chính phía doanh nghiệp đó.

Việc sử dụng phần mềm on-premise hay SaaS vẫn còn làm các doanh nghiệp nhức đầu nhưng khi thị trường Điện toán đám mây 2020 có sự phát triển vượt bậc, công nghệ 4.0 của Điện toán đám mây đã phần nào giải quyết được sự phân vân của các doanh nghiệp.

Với công nghệ mã hóa dữ liệu hiện đại cùng các điều khoản cam kết bảo mật đính kèm (Cam kết SLA) khi sử dụng đã phần nào làm giảm bớt rủi ro cho việc mất dữ liệu, rò rỉ thông tin… phần mềm SaaS đã ngày càng có chỗ đứng trong lòng các doanh nghiệp.

  Bạn đã sẵn sàng dấn thân thêm hàng trăm “version" của bản thân để thành công?
  Cùng Vincere lan tỏa đam mê, vững xây bệ phóng để vươn xa

Chỉ sử dụng được khi có Internet

tuyển dụng it

Vì là phần mềm được tạo trên nền tảng web nên người dùng muốn sử dụng SaaS phải truy cập vào web có kết nối mạng để có thể đăng nhập vào tài khoản có SaaS. Trong quá trình sử dụng, nếu đột nhiên đường truyền bị gián đoạn thì bạn cũng sẽ không sử dụng được nữa, bạn cũng sẽ không sử dụng đc SaaS trong trường hợp đang ở trên máy bay hoặc đang ở nơi không có mạng.

Đó cũng là một điểm yếu khi sử dụng SaaS đang được các nhà cung cấp cố gắng khắc phục tại thời điểm hiện tại bằng cách cung cấp thêm chức năng hỗ trợ cho việc sử dụng phần mềm SaaS dù đang ở ngoại tuyến.

Cập nhật tính năng nhiều 

Điểm mạnh của SaaS là thường xuyên cập nhật tính năng mới và miễn phí nhưng đó cũng chính là điểm yếu của SaaS. Chính vì quá thường xuyên nâng cấp nên đôi khi các nhân viên chỉ mới vừa làm quen với phần mềm thì đã được cập nhật bản mới và phải làm quen lại từ đầu. Đối với các công ty có tỷ lệ nhân viên cao tuổi chiếm phần lớn, khó khăn trong việc tiếp nhận công nghệ mới mỗi ngày thì nên cân nhắc khi sử dụng.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem thêm Top công việc IT tại TopDev!