Những sai lầm phổ biến trong Tuyển dụng Nhân sự

13593

Tuyển dụng nhân sự là một công việc quan trọng đối với bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Thế nhưng, hiện nay có nhiều công ty đang phải đau đầu vì số lượng đơn ứng tuyển nộp về ngày càng khan hiếm, công tác nhân sự cũng chưa thật sự được định hướng rõ ràng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chính là những sai lầm mà các công ty thường xuyên mắc phải trong công tác tuyển dụng của mình.

Cùng TopDev Blog tìm hiểu những sai lầm phổ biến nhất trong công tác tuyển dụng nhân sự thông qua bài viết sau đây.

1. Thu hẹp phạm vi tuyển dụng và đòi hỏi quá nhiều kỹ năng

Một trong những sai lầm lớn nhất của nhà tuyển dụng chính là việc họ khoanh vùng những ứng viên theo các tiêu chí như: tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, giới tính, gia cảnh,… 

Thế nên, khi nhận được một yêu cầu tuyển dụng từ cấp trên với quá nhiều kỹ năng, người tuyển dụng cần xem xét và đặt câu hỏi với họ liệu mức độ khả thi trong việc tìm kiếm ứng viên là bao nhiêu, từ đó quyết định giảm các kỹ năng không cần thiết.

2. Chưa nắm rõ mục đích, quy trình và quy tắc tuyển dụng

Nhiều ứng viên khi phỏng vấn chưa thật sự hiểu về trách nhiệm, công việc mà vị trí ứng tuyển yêu cầu. Nguyên nhân một phần chính là do người tuyển dụng chưa nắm rõ những mục đích và quy tắc tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng là một thứ quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến thời gian của các ứng viên. Việc không giải thích quy trình một cách rõ ràng sẽ khiến các ứng viên cảm thấy mệt mỏi và họ sẽ có những cảm nhận, đánh giá không mấy tích cực đối với công ty của bạn.

Nhà tuyển dụng nên nắm rõ mục đích và quy trình tuyển dụng để giúp ứng viên kịp thời giải đáp các thắc mắc. Bằng cách cung cấp một mô tả rõ ràng, chính xác về công việc, bạn có thể thu hẹp và tìm thấy nhóm ứng viên tiềm năng, làm quá trình tuyển dụng dễ dàng hơn.

3. Tuyển chọn ứng viên có kinh nghiệm từ các công ty đối thủ

Đây cũng được xem là một cách tuyển chọn nhân sự của các công ty, tập đoàn lớn. Họ nghĩ rằng những ứng viên có nhiều kinh nghiệm, sẽ có thể “nhập cuộc” nhanh với quy trình, mô hình và tiến độ phát triển của công ty, nên không phải đào tạo thêm.

Tuy vậy, nếu đánh giá một cách kỹ lưỡng trên nhiều góc độ, chúng ta sẽ nhận thấy nhiều bất cập có thể phát sinh:

  • Người có nhiều kinh nghiệm sẽ yêu cầu lương cao. Vì quá hiểu về vị trí và những vấn đề về chuyên môn sẽ thực hiện trong công việc nên họ rất tự tin, đôi lúc hơi quá trong vấn đề deal lương;
  • Đòi hỏi những vị trí, cấp bậc cao hơn vì đó là nhu cầu chính đáng để giúp phát triển sự nghiệp;
  • Khi ứng viên quá giỏi về một lĩnh vực nào đó thì mong muốn của họ là tìm kiếm những cơ hội phát triển thêm. Nên khi nhận được nhu cầu tuyển dụng từ cấp trên, bạn nên đặt câu hỏi vị trí này trong 6 tháng hay 1 năm nữa sẽ làm gì tiếp theo? Hãy mạnh dạn đề nghị thảo luận thay đổi yêu tuyển dụng nếu cấp trên không chia sẻ được về định hướng phát triển cụ thể
  • Tuyển người từ công ty đối thủ có thể là tạo cơ hội cho đối thủ “cài người” vào nhân sự của công ty, những hậu quả sau đó sẽ rất nghiêm trọng.

Tham khảo các công ty có JOB hot cho bạn:

4. Bỏ quên yếu tố “Văn hóa doanh nghiệp”

Khi được phỏng vấn, chắc chắn những ứng viên có thực tài sẽ quan tâm rất nhiều đến nét đặc trưng, độc đáo của công ty chủ quản. Vì vậy nếu muốn thu hút được họ thì nhà tuyển dụng không thể quên việc phải giới thiệu những nổi bật trong văn hóa công ty đến các ứng viên bao gồm lợi ích, mức lương, quyền lợi đặc biệt và tính linh hoạt. 

Đây là bước đi thông minh giúp tuyển dụng được những con người thực sự có tài năng, tâm huyết. Thông qua việc được cung cấp các ưu đãi, ứng viên sẽ có cái nhìn đầy thiện cảm đối với doanh nghiệp đồng thời cảm nhận được sự tôn trọng của doanh nghiệp với những mưu cầu, quan tâm của ứng viên đối với môi trường làm việc. tiêu đề tuyển dụng

Ngoài những sai lầm kể trên, việc một vị trí tuyển dụng bị chậm hoặc không hiệu quả thì có thể bắt nguồn từ nhiều phía: Chính sách phúc lợi, mức độ danh tiếng của công ty, sức ảnh hưởng của người lãnh đạo,… Dù cho nguyên nhân là gì, điều quan trọng là nên nhận biết và có kế hoạch phối hợp, điều chỉnh trong công tác tuyển dụng nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev