Những điều doanh nghiệp cần “lưu tâm” khi làm việc với Gen Z

12153

Thế hệ Z (1995 – 2012) là nhóm thế hệ ra đời trong thời kỳ ổn định của sự phát triển công nghệ kỹ thuật số trước khi nó bùng nổ và có những bước tiến đột phá như hiện nay. Các nhà tuyển dụng ngày nay có xu hướng tuyển chọn những ứng viên thuộc nhóm thế hệ này. 

Tuy có nhiều ý kiến trái chiều đã “nổ ra”, thế nhưng không thể phủ nhận được khả năng thích nghi, học hỏi và sáng tạo của thế hệ này. Cùng TopDev chỉ ra 3 điều cần biết khi lựa chọn đồng hành cùng Gen Z nhé!

1. Sự tôn trọng và công nhận về năng lực

Những áp lực mà Gen Z phải đối mặt không hề nhỏ khi nhiều người hoài nghi rằng kinh nghiệm và kỹ năng của họ đôi khi chưa đáp ứng kịp thời với xu hướng phát triển của nhiều mô hình doanh nghiệp

Gen Z

Tuy nhiên, nếu đặt cạnh giữa những người lớn – thế hệ Millennials (1980 – 1994) thì thế hệ Z (1995 – 2012) lại nổi bật lên những đặc điểm nổi trội như hình bên dưới, đặc biệt là chính là sự am hiểu về công nghệ.

Gen Z chính là thế hệ đầu tiên của người bản địa kỹ thuật số thực sự.” Và quả thật, công nghệ chính là điểm đặc biệt lớn nhất của Gen Z. Việc am hiểu về công nghệ tạo ra một lợi thế trong bối cảnh thời đại mới và thời đại kỹ thuật số cần nhiều thứ hơn bên cạnh năng lực chuyên môn. Điều này không có nghĩa là các thế hệ khác không có sự hứng thú với công nghệ hoặc có những kiến thức về công nghệ của riêng họ.

Chính vì Gen Z hội đầy đủ tố chất để có thể phát triển xa hơn trong nghề nghiệp. Do đó, họ được kỳ vọng kế thừa và phát triển việc kết hợp năng lực tư duy đổi mới với những am hiểu về công nghệ để tạo ra sự thay đổi lớn hơn. Các nhà lãnh đạo nhân sự đã tôn trọng và công nhận năng lực của họ. Đó là lý do tại sao, nhiều doanh nghiệp đã chọn thế hệ Z là nhóm nhân viên tiếp theo tham gia đồng hành vào bộ phận nhân sự của tổ chức mình.  

Việc tôn trọng và công nhận còn thể hiện qua việc tạo cơ hội cho các nhân viên Gen Z học hỏi, trau dồi những kỹ năng về công nghệ và vận dụng nó vào lĩnh vực nhân sự. Đó là cách thức hiệu quả giúp nguồn nhân lực hiện tại được đào tạo chuyên sâu, hướng đến một nguồn lực đa nhiệm. Đồng thời, do là nhóm thế hệ ra đời trong kỷ nguyên công nghệ số nên nhiều doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng tương tác mạnh mẽ của Gen Z với thế giới công nghệ thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, internet,…

2. Tạo ra tương tác thông qua sự phản hồi công việc

Gen Z là một thế hệ có ý thức xã hội cao với những mong muốn tham gia các chương trình xã hội thông qua nơi làm việc của họ. Nếu nắm bắt điều này, các nhà quản lý sẽ tạo ra sự tương tác tốt hơn với các nhân viên thế hệ Z. Điều này rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy phát triển các hoạt động. 

  5 lưu ý để viết đánh giá hiệu suất của bạn

Idalia Salsamendi, Giám đốc kinh doanh tại Chriselle Inc cho biết : “Những nhân viên thuộc Gen Z họ có một niềm tin rằng họ có thể là một phần của giải pháp nào đó khi thực hiện giải quyết một nhiệm vụ.”

Đồng thời, Gen Z còn tin tưởng vào việc xử lý các vấn đề và tự tìm giải pháp phù hợp sau đó, họ sẵn sàng trình bày với mọi người hơn là đưa ra câu trả lời đơn thuần, thiếu tính khả thi (hay nói cách khác là họ không phải kiểu người easier said than done). Vậy khi thấu hiểu điều này, các nhà quản lý cần cố gắng tạo ra một môi trường làm việc nhiều tương tác hơn bằng cách cho nhân viên bộc lộ những suy nghĩ của mình, hãy tiếp nhận những phản hồi của họ một cách chân thành nhất.

Vậy tại sao lại mở ra cho họ cơ hội trình bày sự phản hồi? Đơn giản, tính cách của thế hệ này chính là họ thích người quản lý của mình hành động giống như một huấn luyện viên (mentor/coach) hơn là ông chủ (boss). Và bản thân các nhà lãnh đạo nhân sự cần nhận biết đặc điểm này để làm việc với Gen Z hiệu quả hơn. Một điều quan trọng nữa là các nhà quản lý cần đặc ra các câu hỏi để khai thác góc nhìn của nhân viên, kích thích tư duy sáng tạo và trình bày quan điểm, đánh giá của mình về các vấn đề khác nhau. Khi đó, nhân viên được bộc lộ những gì mình có để tạo ra sự tương tác qua lại. Đó được xem là một biểu hiện cho việc tạo ra sự tương tác thông qua phản hồi.

Việc chấp nhận những phản hồi của nhân viên Gen Z chính là sự tôn trọng quyền lợi của họ trong công việc, đồng thời tạo ra sự liên kết bền vững hơn giữa sếp và nhân viên, giúp thiết lập một hệ thống nhân sự chặt chẽ.

3. Ưu tiên kết nối của con người và nắm bắt sự đa dạng

Mặc dù được biết đến như là một thế hệ nổi trội công nghệ, thế nhưng Gen Z lại có xu hướng đề cao các giá trị tương tác về trực diện (khả năng tương tác thông qua tiếp xúc) nhiều hơn. Vì đơn giản, với một thế hệ trẻ trung, năng động, sáng tạo và linh hoạt thì họ đề cao tính hiệu quả thông qua sự giao tiếp, tương tác trực tiếp. 

Gen Z thích làm đồng nghiệp hơn là thích sự phân tầng trong xã hội. Họ gần gũi và không phân biệt cấp trên hay cấp dưới. Họ cho rằng con người là nhân tố quan trọng làm nên nhiều điều và sức mạnh từ sự kết nối của con người thật sự không có giới hạn. Chính sự kết nối tốt giúp các mối quan hệ được nuôi dưỡng sâu sắc hơn, công việc sẽ trở nên suôn sẻ khi chúng ta có cùng một kiến thức nền (background knowledge).

  Phân tích con người - Chiến lược quan trọng trong ngành Nhân sự năm 2023

Gen Z

Gen Z cũng đang dẫn đầu trong việc bảo vệ sự đa dạng trong vấn đề hòa nhập. Gen Z kỳ vọng về giá trị đang dạng trong mọi tình huống. Với sự kỳ vọng đó, Gen Z thật sự tạo ra sự thay đổi lớn về khả năng phát triển, vận dụng linh hoạt và biến đổi dựa trên sự sáng tạo không ngừng của mình. Nhiều nhân viên họ có khả năng thích nghi rất tốt đồng thời biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, những thế mạnh cần phát huy và những gì cần phải hạn chế tiếp xúc.

Các nhà quản lý cần hiểu điều này để đề ra những phương án tiếp cận hiệu quả hơn thông qua quá trình làm việc với Gen Z. Đừng gò bó họ trong một khuôn mẫu nhất định nào cả. Có thế, họ mới thật sự thoải mái và thể hiện đúng con người mình trong công việc.

Lời kết

Mỗi nhân viên là một mảnh ghép góp phần tạo nên những giá trị lâu dài cũng như giúp phát triển công ty ngày một vững mạnh hơn dựa trên những nền tảng đầu tiên. Các nhà tuyển dụng đã thật sự biết quan tâm, lắng nghe và theo dõi nhiều mối quan hệ của các nhân viên. Một doanh nghiệp phát triển toàn diện là một doanh nghiệp biết cách thể hiện được năng lực về tầm nhìn thông qua việc đánh giá năng lực các ứng viên và cả tổ chức.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev