Cùng Hana’s Lexis tìm hiểu quy trình tuyển dụng của các công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ

13855

Về Vlogger: Hana’s Lexis

Là cái tên nổi bật trong làng Vlogger, kênh YouTube của Hana’s Lexis đã thu hút tới hơn 520.000 lượt đăng ký theo dõi, bên cạnh trang blog facebook cũng hot không kém với hơn 130.000 lượt Thích và Theo Dõi. 

Không sở hữu gương mặt của các nàng hot girl, hay cuộc sống sang chảnh. Điều “mang” subscribers và followers đến Hana nằm ở những chia sẻ hết sức hài hước và thú vị về chủ đề học tiếng Anh, cùng những quan điểm rất chân thật của cô nàng. Tuy nhiên, ít ai biết ngoài trình tiếng Anh siêu đẳng với điểm IELTS tuyệt đối 9.0 của mình, Hana còn là 1 lập trình viên, và hiện chị đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.

Chia sẻ về quá trình phỏng vấn những công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ, Hana cho biết chị không mang tư tưởng phải đậu hay với mục đích kiếm việc làm, mà chỉ để thử sức cũng như tích lũy kinh nghiệm, trau dồi vốn kiến thức, từ đó biết mình yếu chỗ nào để luyện tập và học hỏi thêm.

Hành trình “apply dạo” và trải nghiệm quy trình độc đáo

Lần này chị muốn chia sẻ 1 chút về chủ đề “Kinh nghiệm phỏng vấn ở các công ty Mỹ” và cụ thể hơn là tại 1 công ty startup tại San Francisco là Mapbox và đáng chú ý hơn hết chính là Amazon. Amazon thì đã quá nổi tiếng, và là 1 trong những trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới, vậy còn Mapbox thì sao? Theo chia sẻ của Hana, họ là công ty tạo ra những ‘bản đồ’ mà bạn hay thấy trong những app khác, ví dụ như Google Maps chẳng hạn… hay là khi bạn mở các app không phải để chỉ đường ví dụ như Foody và có bản đồ những nơi ăn uống trong đó, thì Mapbox sẽ là nơi cung cấp các giải pháp bản đồ đó cho các công ty khác tùy theo nhu cầu của họ, quả là 1 startup thú vị phải không nào.

Hana’s Lexis cũng không ngại chia sẻ 1 chút về trải nghiệm phỏng vấn ở 1 công ty Mỹ như Mapbox, dù chỉ là 1 công ty startup, nhưng Mapbox cũng thuộc dạng khá là lớn. Đồng thời Hana cũng không quên khoe sự hào hứng của mình với văn hóa startup của họ, trụ sở của Mapbox chiếm nguyên 1 tầng (khá giống văn phòng của TopDev), sau đó trang hoàng lại thành nhiều phòng, ngoài phòng họp và làm việc sẽ là những phòng nghỉ ngơi, đọc sách giải trí cho các nhân viên.

Bằng cách ‘apply’ dạo trên mạng, Hana đã nhận được mail từ Mapbox có kèm link để làm bài test online, và ở đây họ còn không giới hạn thời gian làm bài như những nơi khác. Thay vì làm 1-2 bài như những nơi khác, trong vòng 60-90 phút cho 1-2 bài. Các ứng viên của Mapbox có thể làm 3 bài trong thời gian tận 6 tiếng. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho các ứng viên, miễn sao “bạn tự giác, không copy, paste là được.”

“Quan trọng lúc làm test online là mình phải tự trung thực, vì nếu không thì tới khi bạn lên onsite phỏng vấn trực tiếp bạn sẽ thành trò cười cho thiên hạ”

Tại vòng phỏng vấn tiếp theo, vì một số lý do thời tiết và khách quan, Hana tới trễ 20 phút, và bị âm điểm về ‘behavioral’. Vòng behavioral bao gồm những câu hỏi về tiểu sử bản thân, tình huống xử lý qua lại, mình là người như thế nào, nhưng với khoảng 5 phút còn lại để trả lời nên Hana chưa thực sự hoàn thành tốt vòng này. Tiếp theo 2 câu sau sẽ là về phần ‘technical’ và chung với 1 người trong team của Mapbox. Hana chia sẻ thêm quan điểm cá nhân:

“Ở Mỹ sẽ có 2 dạng phỏng vấn. Dạng thứ nhất là leetcode (1 trang web để thực hành giải thuật toán). Dạng thứ hai, khác với leetcode, nhà tuyển dụng sẽ ghép đôi (pairing) bạn với 1 người trong team, để cùng giải quyết các vấn đề thực tế để họ thấy được năng lực làm việc hàng ngày cùng team của bạn sẽ ra sao. Nhưng những nơi mà mình đi thì sẽ phỏng vấn theo kiểu giải toán, giải các bài tập coding như trên leetcode hay là HackerRank.”


HackerRank như là 1 dịch vụ, là 1 nơi mà bạn có thể lên làm bài tập, luyện về coding. Và nó còn có 1 dịch vụ là tạo ra những room để những người phỏng vấn và người được phỏng vấn đăng nhập vào 1 link để code. Theo Hana, cách này cũng khá là hay vì sẽ không cần phải viết code lên bảng, việc gõ trên HackerRank sẽ giúp bạn cảm thấy quen thuộc hơn. Và ở Mapbox mỗi lần phỏng vấn họ sẽ cho bạn 1 link để làm bài trên HR.

“Lúc làm bài quan trọng là phải ‘communicate’ với người ta, cho họ biết là mình đang suy nghĩ gì, hướng giải quyết của mình là như thế nào, đồng thời giải thích tại sao mình lại chọn cách này không chọn cách kia và về độ không gian và thời gian nó có lợi như thế nào.”

“Nói chung mục đích của việc phỏng vấn ở các công ty Mỹ, chủ yếu sẽ là ‘problem solving – giải quyết vấn đề’ và vừa phải ‘communication – giao tiếp’ nữa, phải ‘thinking out loud – nghĩ gì nói đó’, phải nói ra suy nghĩ của mình để họ hiểu được hướng giải quyết của mình, vì cho dù có giải đúng mà bạn không nói gì, thì họ cũng không tha thiết lắm mà còn có thể đánh giá bạn là người khó làm việc cùng”.

Hai bài technical làm tại Mapbox theo tác giả không khó lắm, một bài là về kiểu design: thiết kế một function để đáp ứng yêu cầu, bài còn lại tương tự như giải thuật toán. Theo Hana, về bài design chị nhận help & hint khá nhiều nên bản thân chị cũng không cảm thấy ổn lắm. Bài cuối thì khá dễ, chị cho rằng mức độ của câu này chỉ tầm ‘trên mức dễ và thấp hơn trung bình 1 chút’.


Sau đó Hana tham dự phỏng vấn tại Amazon.

Mục đích của mình khi đi phỏng vấn Amazon, đậu là 1 phần, do mình biết năng lực bản thân cũng chưa đủ tầm, nên mục đích lớn nhất của mình là ‘KHÔNG LÀM TRÒ HỀ CHO THIÊN HẠ – make a fool of myself – in front of the interviewers.”

Nếu các buổi phỏng vấn tại Mapbox là tự túc di chuyển, các công ty lớn như Amazon sẽ hỗ trợ vé máy bay, khách sạn để đón ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ mất thời gian nếu ứng viên thực sự không đạt yêu cầu trung bình, và Hana không muốn mình là một trong số đó. Tuy nhiên, Hana đã không để chuyện đó xảy ra, tuy không được offer nhưng cô cho hay là buổi phỏng vấn không khó như mình nghĩ.

“Bắt đầu phỏng vấn từ lúc 9h và sẽ liên tục tới 9h50, nghỉ 10 phút rồi 10h tới 10h50, nghỉ 10 phút … thì tới 1h chiều là sẽ hoàn tất, bao gồm cả ăn trưa.”

Hana chia sẻ chị khá thích kiểu phỏng vấn như thế vì sẽ tạo cảm giác thoải mái và tạo hiệu quả tốt hơn cho các ứng viên,. Chị còn chia sẻ 1 điểm khá thích thú về Amazon đó chính là họ còn cho phép mang cún cưng vào văn phòng, và lúc ngồi ở sảnh chờ phỏng vấn chị còn thấy rất nhiều chó cưng ở khắp nơi, đủ thể loại, ‘dễ thương kinh khủng’ – Hana chia sẻ 1 cách chân thật. 

Trong bài phỏng vấn đầu tiên, người phỏng vấn chị là một người Ấn Độ, từng làm ở Amazon Nhật Bản. Và ở Amazon lúc nào cũng sẽ theo dạng câu hỏi behavioral trước rồi mới tới câu hỏi kỹ thuật trong khoảng 50 phút. Phần behavioral là 20 phút và technical sẽ là 30 phút. Nên bạn sẽ nhận được khá nhiều câu hỏi về behavioral với 20 phút x 4 là 80 phút chỉ để nói về tiểu sử, thời gian làm việc, kinh nghiệm làm việc. Hay là kể về 1 lần mà bạn cãi nhau với sếp, tại sao lại cãi, và cách mình bảo vệ chính kiến của mình ra sao, cách mà 1 lần mình giải quyết 1 vấn đề phức tạp bằng 1 cách đơn giản v..v.. Hana chia sẻ rằng bên Amazon hỏi nhiều tới mức mà khi xong buổi phỏng vấn thử 3 thì chị còn không biết mình còn gì để nói không vì họ đã hỏi hết cả rồi.

Đặc biệt ở Amazon, họ còn có ‘14 guiding leadership principles‘, và họ rất tập trung trong việc phác họa những candidate – ứng viên như mình. Dựa vào kinh nghiệm quá khứ của mình để họ xem mình có phù hợp với các ‘guiding leader principles’ đó không, ví dụ: 

‘ownership’ tức là làm chủ những gì đang làm, 

phải có ‘backbone’ để bảo vệ chính kiến của mình, 

‘customer obsession’ – cuồng khách hàng, là cố gắng làm vừa lòng khách hàng

Đó là những principles của Amazon và mỗi nơi sẽ có 1 principle khác nhau, riêng Amazon thì các principle này khá quan trọng cho việc phỏng vấn, và đôi lúc sẽ là ‘make or break’ luôn, tức là cho dù bạn làm rất tốt về phần technical nhưng lại không phù hợp với các principles đó thì có thể họ cũng sẽ không ‘hire’ – thuê bạn. 

Về phần phỏng vấn principles – behavioral này thì Hana cũng cảm thấy rất biết ơn về những người bạn gửi lời động viên, khuyên nhủ tới chị, dù chưa hề quen biết nhau như thông qua kênh Youtube của mình, chị đã được nhiều sự giúp đỡ từ những người đã từng làm hay có người quen ở Amazon để chia sẻ kinh nghiệm. 

Quay lại vòng phỏng vấn đầu tiên, Hana cho rằng phần technical này chỉ thuộc mức dễ trên Leetcode thôi, và chỉ còn chia sẻ thêm Leetcode là nơi để làm bài tập giải đáp câu hỏi về phỏng vấn lập trình. Và chị cảm thấy khá ok với bài đầu của mình và anh Ấn Độ cũng là người đánh giá chị tốt nhất. 

Ở vòng 2, có hai người phỏng vấn: 1 manager và ‘shadow interviewer’, tức chỉ học hỏi kinh nghiệm. Câu hỏi lần này là về design 1 function. nhưng do không hiểu câu hỏi lắm nên Hana khá là struggle và không hiểu lắm về ‘clarify’, những cái yêu cầu của đề bài, và họ cố tình đặt câu hỏi không rõ ràng như vậy để xem bạn có hỏi những câu hỏi đắt giá hay không, có tìm ra được những cái mấy chốt vấn đề để mà giải quyết hay không. 

Do chưa chuẩn bị kĩ nên Hana cũng không đưa ra được các câu hỏi đắt giá hay vào những chỗ cần phải tập trung nên chị cho rằng đây là phần phỏng vấn tệ nhất của ngày hôm đó. Đối với Hana, lần phỏng vấn onsite thứ 2, sau lần đầu tại Mapbox, hoàn toàn khác hẳn. Mapbox casual, thoải mái hơn nên so với công ty lớn như Amazon chị cũng có hơi khớp 1 chút.

Vòng thứ 3, người manager chỉ hỏi toàn bộ về behavioral, và Hana chia sẻ là ‘nói hết vốn luôn’. Chị cũng cảm thấy lạ 1 chút vì nó không có câu hỏi ‘technical’. Nên trong 4 vòng thì chỉ có 3 vòng là có câu hỏi ‘technical’ thôi.

Vòng thứ 4, phần cuối cùng, thì phần technical này Hana cho là phần giống các câu hỏi Leetcode nhất, giải các thuật toán, cấu trúc dữ liệu,…. Nhưng Hana không quen với ‘whiteboard coding’ cho lắm, nên lần này vẫn phải nhận hint từ người phỏng vấn, dù nhận hint xong vẫn giải được nhưng hint nhiều quá cũng không tốt, vì mình sẽ không tự lập được và để người ta chỉ hướng.

Sau tất cả, Hana nhận được sự đánh giá là ‘borderline candidate’, tức là 1 ứng viên ‘mém’ được offer, nhưng do phần technical còn yếu nên đành hụt mất cơ hội này. Còn phần behavioral thì Hana khá là tự tin, và chị còn cảm thấy rất biết ơn Amazon vì nhờ học và trả lời rất nhiều về phần ‘behavioral’ nên chị sẽ không phải học thêm về nó nữa. Chị còn khá nhẹ nhõm vì mình đã đạt được mục đích của mình là không tự làm bẽ mặt bản thân mà còn được nhận là ‘borderline candidate’.

Chị còn chia sẻ thêm mình là candidate được các người phỏng vấn bàn tán nhiều nhất, nhưng vì là 1 công ty lớn nên họ sẽ không mạo hiểm, và nếu không chắc chắn họ sẽ không tuyển. Vì dù sao bạn vẫn có thể về luyện tập thêm, để 6 tháng – 1 năm sau có thể thử lại. 

“Điều mình thích ở công ty lớn đó là bạn được nhận hay không là do bản thân bạn thôi!” bạn sẽ chỉ đấu tranh với bản thân mình thôi chứ không cần phải đấu tranh với ai khác, và phụ thuộc vào thực lực của bạn. Cũng như những công ty như Amazon, Facebook, Google, Microsoft, Netflix, Apple thì chỉ cần 1-2 ngày sau là họ đã có kết quả phỏng vấn, dựa vào ‘performance’ của mình để quyết định tuyển bạn hay không.


Đối với các công ty quy mô nhỏ, nhiều người cùng ứng tuyển cho 1 vị trí nên cũng có nhiều yếu tố hên xui trong đó, mặc dù bạn làm tốt nhưng có người khác làm tốt hơn, hay dù họ không làm tốt bằng bạn nhưng lại phù hợp với văn hóa của team hơn, được manager thích hơn thì bạn cũng có thể rớt dễ dàng. 

Sau các buổi phỏng vấn này, Hana chia sẻ chị đã có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn ở công ty lớn, và làm cho chị tự tin hơn hẳn. Và chỉ cần luyện tập thêm, chị hoàn toàn có thể làm việc được ở những công ty lớn. Và theo resolution của mình, thì đây cũng chỉ là bắt đầu năm 2020, nên Hana cũng không cảm thấy buồn. Ngoài ra chị còn hào hứng chia sẻ với chúng ta là sắp tới Hana sẽ có 1 buổi phỏng vấn với 1 ông lớn trong lĩnh vực tech đó chính là Google.

Hãy cùng theo dõi kỳ tiếp theo khi Hana tham dự vòng tuyển dụng tại công ty công nghệ đáng mơ uớc nhất Google và cách chị chuẩn bị CV trước khi apply tại các công ty này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm Intern Developer tại TopDev