Để thăng tiến, cần phải có chiến lược!

10776

Một lộ trình thăng tiến rõ ràng cho sự nghiệp luôn được các nhân viên quan tâm. Đây là lý do quyết định đến sự đồng hành lâu dài của một nhân viên.

Tuy vậy, bạn cũng cần có chiến lược để tỏa sáng theo cách riêng của mình. Môi trường nhân sự chính là sân khấu và là nơi để bạn tạo lập những giá trị nhằm hướng đến thành công. Cùng TopDev khám phá đâu là những chiến lược thăng tiến hiệu quả nhất nhé!

Bộc lộ mong muốn thăng tiến của bản thân

Luôn nỗ lực và không ngại thể hiện 

thăng tiến

Nhiều người đánh đồng việc những khao khát về sự thăng tiến với việc tự ảo tưởng về tương lai là một. Điều này thật sự chưa chính xác. Thật ra, khó có thể trách họ nếu họ nghĩ như vậy. Đơn giản, việc bộc lộ những khao khát chỉ đơn giản là sự thể hiện, bày tỏ những mong muốn cá nhân với công việc. Và tất nhiên, điều đó phải đảm bảo tính khả thi.

Bạn sẽ khó tránh việc tiếp xúc với quá nhiều người có cái tôi quá lớn. Họ suy xét và luôn đưa ra những ý kiến bảo thủ; hãy mặc kệ mọi thứ và chấp nhận vì nó. Nhiệm vụ bạn cần làm là luôn nỗ lực, phát huy hết khả năng để cho họ thấy rằng tôi không nói suông mà những gì tôi nói đều được hiện thực hóa thông qua hành động. 

Tăng giá trị bản thân bằng sự tương tác

Những ánh mắt dèm pha hiện hữu xung quanh bạn vì họ đã sẽ xem bạn là đối thủ cạnh tranh, có thể đe dọa vị trí của họ bất cứ lúc nào. Bạn đừng quá lo lắng mà hãy mở lòng chia sẻ các thông tin. Ghi nhớ điều này vì nó cũng được xem là một tuýp nhỏ cho sự thăng tiến. Tương tác chân thật để tạo được lòng tin và thiện cảm với mọi người rất khó (tất nhiên ngoại trừ những trường hợp hai mặt, lối sống cuốn theo chiều gió).

Quan trọng nhất là hãy cởi mở, hòa đồng và cộng tác gần gũi với các thành viên nhóm của bạn. Loại bỏ những hoài nghi và làm việc, hỗ trợ nhau dựa trên tinh thần trách nhiệm, sự thấu hiểu là bí quyết giúp bạn đang tạo ra một môi trường tốt để phát huy khả năng thể hiện những khao khát về sự thăng tiến.

Chủ động để được phát triển

Giai đoạn đầu khi được giao việc và đảm bảo thực hiện thành công, bạn nên chủ động đưa ra những chia sẻ với sếp của mình. 

Tự tin chia sẻ và chờ phản hồi

Hơn thế nữa, mỗi cuộc gặp mặt và chia sẻ đều là cơ hội, bạn nên trân trọng chúng. Hãy tự tin chia sẻ và chờ phản hồi. Hãy là một nhân viên chủ động trong tư duy lẫn những phát ngôn. Bạn có thể tự nhận xét về năng lực của bản thân sau một quá trình trải nghiệm nhiệm vụ, liệt kê ra những thay đổi tích cực của bản thân đồng thời, ghi nhận lại những thiếu sót cần phải cải thiện. Tất cả đều phải chân thật nhé! Tự tin bày tỏ trong khuôn phép không có gì là xấu hổ cả. Đó là cách để bạn tự tạo ra cơ hội cho bản thân. Nếu nhận thấy mình đủ năng lực, hãy chủ động đề xuất các dự án có quy mô chuyên sâu, đa dạng hơn. 

thăng tiến

Điều này cần được thực hiện theo diễn tiến. Bạn có thể thảo luận với cấp trên/người quản lý của mình về tiến độ công việc. Thời gian có thể từ 2-3 tháng một lần. Chính những buổi trao đổi, bạn sẽ đánh giá được mức độ kỳ vọng của cấp trên dành cho mình; năng lực bản thân đang ở mức nào và những mong tiếp theo bạn muốn đạt được.

Nguyên tắc nào sẽ là “chiến lược” hiệu quả để phát triển sự thăng tiến?

Có một nguyên tắc được nhiều người ghi nhớ và lấy đó làm kim chỉ nam cho mình chính là nguyên tắc Peter, được đặt tên theo vị Tiến sĩ Laurence J. Peter.

Nguyên tắc này là một lý thuyết sâu sắc về việc quản trị năng lực. Một nhân viên sẽ được thăng chức liên tục khi được xem xét phù hợp với các tiêu chí. Tuy nhiên, sự thăng tiến ấy tiếp tục diễn ra và sẽ dừng lại khi nhân viên ấy chưa kịp đáp ứng những nhu cầu thay đổi.

“Chiến lược” quan trọng – Quản trị bản thân

Nguyên tắc này đã tạo ra động lực rất lớn cho các nhân viên. Vì nó giúp họ nhận thức được việc bản thân phải cố gắng mỗi ngày. Điều này không đồng nghĩa bạn như một con thiêu thân mãi lao đầu vào mớ công việc với deadline dày đặc. Ý nghĩa của nguyên tắc này là bạn cần phải quản trị thời gian. Hay nói một cách chuyên gia hơn là quản trị bản thân. Nguyên tắc định hướng con người hiểu và biết cách điều tiết khối lượng công việc sao cho hiệu quả.

“Bạn phải trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày”. Nó không có nghĩa là đặt ra áp lực và suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ. Đơn giản, khi bạn thực hiện tốt công việc hằng ngày, trải nghiệm hiệu quả, theo dõi; có những đánh giá cụ thể, chi tiết; đưa ra những phản hồi tích cực, thì đó đã là tốt hơn rồi.

Hiệu quả của nguyên tắc Peter còn giúp bạn thúc đẩy sự cố gắng, tự rèn luyện bản thân. Từ đó, giúp bạn khai thác ra những tiềm năng mới. Nguyên tắc hướng bạn đến việc trở thành một nhân viên toàn năng, vượt ra khỏi những khuôn khổ cũ. Chính vì vậy mà nó ý nghĩa lớn đối với chiến lược phát triển lâu dài về sự thăng tiến. Để đảm bảo cho sự thăng tiến, bạn cần nhiều kỹ năng, kiến thức của một nhân viên. Hãy thể hiện sự cố gắng để chứng mình rằng bạn là một nhân viên cần được quan tâm và phát triển.

Lời kết:

Sự thăng tiến luôn là mong muốn của nhiều nhân viên. Đôi lúc tự hỏi: “Có thể êm đềm, cớ sao phải lăn xả trong cuộc chiến “sống còn”? Thế nhưng, thực tế hco thấy, những gì nhìn nhận về sự thăng tiến là có sơ sở. Chỉ là nó có giới hạn nhất định mà thôi. Bỏ qua thời gian, vật chất, các mối quan hệ, bạn vẫn phải có thực lực. Vì vậy, nếu biết nỗ lực và hiểu được hiện trạng thực tại, bạn hoàn toàn có thể chạm đến sự thăng tiến. Hãy phát huy những năng lực và tư duy chiến lược, bạn chắc chắn sẽ thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top vị trí tuyển dụng cntt trên TopDev