Tìm hiểu ngành an ninh mạng: Mức lương và cơ hội nghề nghiệp

2918

Đi cùng với sự phát triển thần tốc của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, việc bảo mật thông tin trước các tội phạm công nghệ cao luôn là vấn đề nhức nhối hiện nay. Không khó để bắt gặp các nguồn tin về việc dữ liệu đánh cắp, kể cả là với những công ty có quy mô và thâm niên hoạt động lâu năm. Đó là lý do nhân lực trong ngành an ninh mạng đang ngày càng được săn đón và có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Vậy ngành an ninh mạng hiện nay đang phát triển ra sao, cần học gì để làm việc trong ngành này và mức lương hiện của ngành như thế nào? Cùng TopDev tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây.

ngành an ninh mạng
Ngành An ninh mạng và những điều cần biết

1. Ngành an ninh mạng là gì?

Ngành an ninh mạng hay còn gọi là Cybersecurity được biết đến là công việc hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công đến cổng thông tin mạng và máy tính nhằm mục đích trộm cắp các thông tin mang tính bảo mật. Để làm được việc này, các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng sẽ chịu trách nhiệm chính để tạo ra “hàng rào bảo vệ” để ngăn chặn việc tấn công ở các bên trong và bên ngoài hệ thống.

An ninh mạng được đánh giá là ngành nghề hấp dẫn hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo chia sẻ của anh Trần Minh Quảng với TopDev TV, vì ngành Cybersecurity là ngành mới nên khi làm việc bạn sẽ có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu và phát triển kỹ năng chuyên môn cho bản thân rất tốt.

Bên cạnh đó, cơ hội việc làm đầy hấp dẫn cùng là động lực để bạn theo đuổi ngành an ninh mạng. Tại Việt Nam, Cybersecurity được đánh giá là một lĩnh vực đang phát triển mạnh và có đội ngũ nhân lực là những chuyên gia hàng đầu, nhờ đó, bạn có cơ hội tiếp xúc và cọ sát với những người giỏi nhiều hơn.

2. Ngành an ninh mạng cần học gì để làm tốt công việc?

2.1. Ngành an ninh mạng thi đầu vào khối nào?

Ngành an ninh mạng hiện nay được tuyển sinh với các khối thi gồm:

  • Khối A: Toán – Lí – Hóa
  • Khối A1: Toán – Lí – Anh
  • Khối D: Toán – Văn – Anh
  • Khối D90: Toán – Anh – KHTN

Điểm chuẩn của ngành an toàn thông tin nói riêng và công nghệ thông tin nói chung hiện nay đang nằm ở mức khá cao. Trong vòng 2 năm trở lại đây, ngành an toàn thông tin của các trường top đầu điểm chuẩn đều trên 20 điểm. Do những cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn mà nhu cầu nộp hồ sơ vào các ngành này đều tăng cao qua mỗi năm.

Xem thêm Cybersecurity: Khám phá những sự thật bất ngờ về ngành an ninh mạng tại Việt Nam

2.2. Ngành an ninh mạng đào tạo những gì?

Trọng tâm kiến thức và đào tạo chuyên môn trong các trường tập trung vào vấn đề bảo vệ dữ liệu cũng như cách phản ứng với các trường hợp tấn công mạng. Một số kiến thức nền tảng sinh viên có thể học như:

  • Quản trị mạng
  • Quản trị thông tin
  • Quản trị hệ thống
  • Mạng lưới thông tin
  • Phân tích dữ liệu
  • Mật mã học đại cương
  • Phòng thủ không gian mạng
  • Hệ thống công nghệ thông tin
  • Nguyên tắc thiết kế bảo mật

Tuy nhiên, phương hướng đào tạo có thể khác nhau giữa các trường. Một số trường tập trung chủ yếu vào lập trình, trong khi các trường khác có thể chuyên sâu vào nghiên cứu pháp y kỹ thuật số (digital forensics) hoặc chính sách an ninh mạng.

Chương trình giảng dạy là yếu tố rất quan trọng khi lựa chọn một chương trình đào tạo an ninh mạng. Giáo án thường bao gồm cả lý thuyết và thực hành, như lập trình máy tính và các kỹ năng thực tế, điều này rất hữu ích cho sự nghiệp sau này của học viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Xem thêm các chương trình tuyển dụng Security Engineer trên TopDev

3. Cơ hội việc làm của ngành An ninh mạng

Cơ hội việc làm của ngành An ninh mạng

Làm việc từ xa, Internet of Things (IoT), và sự chuyển dịch ngày càng nhiều khía cạnh của cuộc sống vào không gian kỹ thuật số (cũng như siêu dữ liệu) đã làm gia tăng sự phức tạp của các cuộc tấn công mạng. Điều này tạo ra những thách thức lớn đối với sự an toàn thông tin. Các chuyên gia an ninh mạng hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán và ngăn chặn các cuộc tấn công như hack và DDOS. Đồng thời, họ cũng áp dụng các phương pháp tiếp cận tâm lý để đối phó với các kỹ thuật xã hội sử dụng công nghệ thấp hơn. Sự kết hợp của các kỹ năng này làm cho các chuyên gia an ninh mạng trở thành những ứng viên hấp dẫn và phù hợp với lực lượng lao động trong tương lai.

Ngành An ninh mạng đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và phát triển bền vững. Các tổ chức hiện đang tìm kiếm những chuyên gia có kỹ năng và kiến thức sâu rộng về bảo mật mạng, phòng chống tấn công mạng, phân tích rủi ro và quản lý an ninh thông tin.

Theo thống kê từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện có khoảng 50.000 người làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin, trong khi nhu cầu nhân lực dự kiến sẽ cần đến khoảng 700.000 người. Điều này cho thấy tiềm năng nghề nghiệp rộng lớn và triển vọng phát triển lâu dài cho những ai theo đuổi ngành An ninh mạng.

4. Mức lương của ngành An ninh mạng

Theo số liệu trong Báo cáo thị trường IT Việt Nam 2023 do TopDev thực hiện, ngành an ninh mạng (Cybersecurity Specialist) hiện đang có mức lương khá cao trong thị trường các việc làm liên quan đến công nghệ thông tin. Mức lương có thể lên đến 3.566 USD với các ứng viên cao cấp. Trong khi đó mức lương của các ứng viên ở cấp độ Basic là 2.072 USD.

Xem thêm Ngành Bảo Mật Thông Tin Và Những Cơ Hội Việc Làm Đầy Hấp Dẫn

Một điều tất yếu đi đôi với mức lương nổi bật hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường đó là yêu cầu về chất lượng nhân sự đối với ngành an ninh và bảo mật thông tin cũng cao hơn hẳn. Các chuyên viên nhân sự đến từ những công ty hàng đầu luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển được các ứng viên có năng lực cho những vị trí này.

5. Một số trường chuyên đào tạo ngành An ninh mạng

Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực an ninh mạng. Dưới đây là một số trường đại học với chương trình đào tạo chất lượng về an ninh mạng:

Học viện Kỹ thuật Mật mã

Học viện Kỹ thuật Mật mã

Đây là một trường chuyên về đào tạo an toàn thông tin và kỹ thuật mật mã, có kinh nghiệm gần 20 năm về đào tạo ngành An toàn thông tin. Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên nghiệp về các kỹ năng trong lĩnh vực an toàn thông tin, bao gồm việc phân tích và giải mã các thông tin mã hóa, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, thiết kế và triển khai các hệ thống an toàn thông tin,…

Điểm chuẩn ngành An toàn thông tin năm 2023 tại cơ sở Hà Nội là 25.60 và cơ sở TP. Hồ Chí Minh là 25.00.

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngành An toàn không gian số (Chương trình tiên tiến) là ngành học được thiết kế bởi các giáo sư hàng đầu trong nước và quốc tế. Chương trình được dạy 100% bằng tiếng Anh, với hệ thống các bài thí nghiệm và thực hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Sinh viên năm cuối sẽ được hướng dẫn bởi các chuyên gia là cựu sinh viên của trường CNTT&TT đang làm việc tại các công ty tập đoàn lớn như IBM, Bkav, Thales,…

Điểm trúng tuyển của ngành vào năm 2023 là 28.05 điểm với 2 tổ hợp môn xét tuyển là A00 và A01.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Trường Đại học Công nghệ Thông tin

Ngành An toàn thông tin tại trường Đại học Công nghệ Thông tin được xây dựng theo định hướng chuyên sâu, theo mô hình đào tạo phương Tây, thực hành nhiều giúp sinh viên có kỹ năng tốt và kiến thức chuyên môn cao sau khi tốt nghiệp. Khi học tại trường, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng tương đương với một số chứng chỉ quốc tế như CCNP Security, RHCSS, CCNA,…

Điểm chuẩn xét tuyển của ngành An toàn thông tin năm 2023 là 26.3 điểm với 4 tổ hợp môn A00, A01, D01, D07. Trường áp dụng 3 hình thức tuyển sinh là Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, Xét tuyển dựa điểm thi, Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế uy tín.

Tổng kết

Ngành An ninh mạng sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai nhờ vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết để bảo mật dữ liệu, thông tin. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được phần nào thắc mắc liên quan đến ngành An ninh và bảo mật thông tin mạng. Đón xem nhiều bài viết hấp dẫn khác tại TopDev.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev