Data Analyst Là Gì? Chuẩn Bị Gì Cho Hành Trình Tự Học Data Analyst?

21011

Nếu bạn là người có đam mê với những con số và luôn muốn tìm hiểu ý nghĩa đằng sau các số liệu thì Data Analytics chính là ngành nghề dành cho bạn. Đây đang là ngành cực kỳ phát triển trong thời đại công nghệ số hiện tại. Hầu như ở tất cả mọi lĩnh vực đều có sự xuất hiện của Data Analyst. Vậy làm thế nào để có thể tự học Data Analyst cũng như có những cơ hội nghề nghiệp nào cho các Data Analyst tương lai? Tìm hiểu thêm cùng TopDev với bài viết dưới đây nhé!

tự học data analyst
Tự học Data Analyst cần chuẩn bị những gì?

Data Analyst là gì?

Data Analyst được biết đến là các Chuyên viên phân tích dữ liệu. Công việc chính của họ là tập trung thu thập, khai thác, chuyển đổi và xử lý bộ dữ liệu để tìm ra được vấn đề cốt lõi của nó. Từ đó có thể nắm được tình hình hoạt động cũng như tâm lý người tiêu dùng và đưa ra các đề xuất phát triển hợp lý cho các dự án của một công ty, tổ chức.

Nghe có vẻ ngắn gọn nhưng quy trình làm việc cũng như vai trò của một Data Analyst trong công ty là cực kỳ quan trọng. Theo đó, tùy vào từng công ty, từng ngành nghề cụ thể mà Data Analyst hoạt động, họ sẽ phải làm việc liên tục với báo cáo, thống kê, thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu. Làm thế nào để các số liệu ấy được tối ưu nhất và đạt được hiệu suất cao nhất cho công ty. Do đó, để tự học Data Analyst đạt được hiệu quả, bạn cần nắm qua về những kiến thức mình cần để tâm.

Một Data Analyst cần học gì?

Để trở thành một Data Analyst giỏi về chuyên môn, việc tự học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để việc tự học Data Analyst đạt hiệu quả? Bạn cần lên kế hoạch học tập cụ thể với thời gian biểu riêng cho từng kiến thức khác nhau. Một số môn học bạn cần trải qua như:

data analyst cần học gì
Một số môn học cho các Data Analyst

1. Kỹ năng thống kê áp dụng

Vì công việc của một Data Analyst sẽ gắn bó với việc thu thập và phân tích số liệu, do đó có kỹ năng thống kê sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn, xử lý được đầy đủ các thông tin mà không bị bỏ sót. Thêm vào đó, người có kỹ năng thống kê tốt cũng giúp người xem dễ hiểu được các vấn đề và số liệu mà Data Analyst đề cập đến trong báo cáo.

  Data Analyst là gì? Khám phá công việc của Data Analyst
  Data scientist vs data analyst: những khác biệt mà bạn cần biết

2. Các ngôn ngữ lập trình như Python, R, Matlab

Đây là các kiến thức mang tính chuyên môn cao. Nhìn chung, việc nắm bắt các ngôn ngữ lập trình R, Python, Matlab sẽ giúp các Chuyên viên phân tích dữ liệu có thể làm việc theo một quy trình khoa học dữ liệu. Các ngôn ngữ này đều có một kho thư viện lớn của bên thứ ba cho phép và cung cấp đầy đủ các chức năng cho việc phân tích dữ liệu.

3. Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL

SQL là một công cụ tập hợp các lệnh để tương tác với cơ sở dữ liệu. Với ngôn ngữ SQL, Data Analyst có thể dùng nó để lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong cơ sở dữ liệu có liên quan một cách dễ dàng. Hiện nay, SQL là ngôn ngữ chuẩn và được sử dụng ở hầu hết tất cả các cơ sở dữ liệu quan hệ.

Xem thêm Business Analyst Cần Học Gì Để Trở Thành Chuyên Gia Trong Ngành?

Ngoài ra, còn có một số kiến thức chuyên ngành khác mà các Data Analyst tương lai không nên bỏ qua như:

  • Tìm hiểu các công cụ thống kê như Minitab, Microsoft Excel
  • Hệ thống phân tích thống kê SAS
  • Khai phá dữ liệu (Data Mining)
  • Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
  • Xác suất (Probability)

Lộ trình phát triển nghề nghiệp của các Data Analyst

Bắt đầu với vị trí Data Analyst, nếu làm tốt và đủ đam mê với công việc, bạn có thể phát triển lên nhiều vị trí khác như:

  • Data Scientist DS (Chuyên gia khoa học dữ liệu)

Về cơ bản, đây là vị trí cao hơn và phát triển dựa trên vai trò của một Data Analyst. Các công việc bạn phải đảm nhiệm cũng sẽ liên quan đến việc thu thập các dữ liệu cần thiết và thiết kế thuật toán dựa trên số liệu đó, từ đó đưa ra các phương án phát triển phù hợp.

phát triển data analyst
Cơ hội nghề nghiệp của Data Analyst
  • Data Engineer DE

Với vai trò là một kỹ sư, bạn sẽ chuyên về xử lý dữ liệu thông qua việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để xử lý chúng thành các dữ liệu có thể dùng được ngay tại kho dữ liệu trung tâm. Đây là vị trí đòi hỏi chuyên môn khá cao về mặt kỹ thuật và công nghệ.

  • Chief Data Officer (CDO)

Đây là vị trí bạn đạt được như thành quả cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của mình với vai trò từ một Data Analyst. CDO sẽ nắm quyền quản lý toàn bộ các dữ liệu trong công ty cũng như phân bố hoạt động hợp lí để tiếp tục phát triển nguồn cơ sở dữ liệu của công ty.

Như nhiều vị trí khác liên quan đến kỹ thuật, chuyên viên phân tích dữ liệu cũng cần sự kiên trì và nhẫn nại trong suốt quá trình tự học Data Analyst. Nỗ lực bền bỉ sẽ được đền đáp xứng đáng. Hi vọng các thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong hành trình chinh phục ước mơ của mình. Đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác cùng TopDev/blog nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm công việc IT hấp dẫn trên TopDev