Trí tuệ cảm xúc là gì và áp dụng như thế nào trong ngành Nhân sự

36502

Liệu rằng các chuyên gia về quản trị nhân sự có nên sở hữu trí tuệ cảm xúc?

Đó là một câu hỏi nhiều thách thức trong môi trường làm việc ngày nay, đặc biệt là khi các nhân viên tiềm năng cho phép và sử dụng trí tuệ của cảm xúc như một phần không thể thiếu trong quá trình đưa ra quyết định của họ. 

Thực chất EI là gì?

Theo Mike Poskey, chủ tịch của ZERORISK HR, EI (Emotional Intelligence) hay còn gọi là trí tuệ cảm xúc là một tập hợp các năng lực cho phép con người thể hiện và tự nhận ra được những hành vi, tâm trạng, sự dao động của bản thân và biết cách kiểm soát chúng trong từng tình huống cụ thể.

Trí thông minh của cảm xúc còn được hiểu theo nghĩa đơn giản hơn tức là cách một cá nhân nào đó biết nhận ra những cảm xúc mình đang tồn tại bên trong mình, từ đó họ có thể điều khiển được tích cách, suy nghĩ và hành động của mình một cách hiệu quả. Và khi ngành Nhân sự phát triển, trí tuệ cảm xúc đã trở thành một chiến lược quan trọng trong việc quyết định liệu một ứng viên tiềm năng có đủ sự phù hợp với vai trò mà họ đang ứng tuyển hay không.

Tuy nhiên, giữa việc quyết tâm xây dựng văn hóa công ty và thực sự bắt tay vào việc để cải thiện chưa thực sự kết nối với nhau chặt chẽ. “Các công ty dường như rất thích bàn luận về tầm quan trọng của con người cũng như đặt họ làm trọng tâm, tuy nhiên lại thất bại trong việc đẩy mạnh EI giữa các lãnh đạo và tổ chức” giám đốc của HBR-AS cho biết. Nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc xem trọng EI để đạt được các lợi ích cho tổ chức – như nhân viên có tâm trạng tốt hơn, có động lực để làm việc có năng suất cao hơn.

Lợi ích của EI đối với ngành Nhân sự 

Trí thông minh cảm xúc có thể đóng một vai trò quan trọng trong công việc của các chuyên gia nhân sự, vì nó cung cấp cho họ cái nhìn sâu sắc về quá trình đào tạo và phát triển nhân sự. Ngoài ra, sự hiểu biết từ EI có thể giúp các nhà quản lý nhân sự xác định xu hướng hành vi của tổ chức/doanh nghiệp. Chính lợi ích thiết thực này giúp họ thuận lợi hơn trọng việc phát triển các chương trình thúc đẩy giao tiếp lành mạnh tại nơi làm việc.

EI tạo ra cho chính bạn cơ hội để khám phá cảm xúc và những tác động đa chiều mà bạn đang gặp phải. Đồng thời, EI còn giúp hình thành nên một môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ cho nhân viên và người quản lý nhân sự, từ đó thúc đẩy việc gia tăng hiệu suất công việc của toàn tổ chức.

Để có thể thấy rõ những lợi ích mà EI mang lại, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ 4 thuộc tính của EI:

  • Tự nhận thức và năng lực đồng cảm
  • Tự kiểm soát và thích ứng
  • Năng lực nhận thức xã hội
  • Quản lý các mối quan hệ 

Tự nhận thức và năng lực đồng cảm

Poskey đánh giá việc sự tự nhận thức là một năng lực đặc biệt vì nó giúp thúc đẩy khả năng tự phán đoán và xác định cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ, tự đánh giá chính xác mong muốn của cá nhân. Biểu hiện của năng lực này chính là việc tự thích ứng và sáng tạo đổi mới trong môi trường nhân sự khắc nghiệt. 

Năng lực đồng cảm khiến bạn có sự thấu hiểu, kết nối hơn tốt hơn với những cảm xúc của đồng nghiệp. Đó cũng là nền tảng giúp phát triển con người và thúc đẩy sự đa dạng trong lối tư duy về cảm xúc. tiêu đề tuyển dụng

Tự kiểm soát và thích ứng

Kiểm soát các xung động và cảm xúc của bạn là yếu tố rất quan trọng để đạt được thành công. Hiệu quả công việc của bạn sẽ được gia tăng nếu bạn biết cách quản lý cảm xúc của bản thân trong một khoảng thời gian.

Khả năng thích ứng cũng có thể tạo ra sự khác biệt cho các bạn trong việc quản trị nguồn nhân lực. Ví dụ nếu bạn là người quản lý nhân sự, hãy khuyến khích các nhân viên của mình dành đủ thời gian cần thiết để quản lý cảm xúc của bản thân. Cụ thể như khuyến khích họ nghỉ ngơi 15 phút để có thể nhận biết, kiểm soát và đánh giá lại những cảm xúc cá nhân một cách tốt hơn. Đó là cơ hội để họ hiểu bản thân hơn đồng thời tạo ra sự thích ứng, tính cân bằng cảm xúc trước những áp lực từ môi trường làm việc nhân sự.

Năng lực nhận thức xã hội

EI giúp bạn có thể dễ dàng tiếp nhận các tín hiệu xã hội của người khác, cảm thấy thoải mái trong một tập thể năng động. Từ đó, EI sẽ kích thích sự tương tác qua lại giữa bạn và đồng nghiệp, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Điều quan trọng là phải biết vai trò của bạn trong các môi trường làm việc khác nhau, hiểu cảm xúc của bạn và điều tiết nó để có thể hòa nhập một cách tốt nhất. 

Ví dụ, một chuyên gia nhân sự thành lập các hội thảo về các giải pháp thực tế có thể giúp người lao động phát triển nhận thức xã hội. Các nhân viên tham gia và hiểu được các tình huống hiện thực phổ biến có thể xảy ra, nắm bắt được cảm xúc của người lao động để có thể thoải mái giao tiếp, kết nối họ tốt hơn. 

Quản lý các mối quan hệ

Hầu hết các mối quan hệ đều có những mâu thuẫn và các nhà quản lý nguồn nhân lực có thể giúp nhân viên của mình khắc phục được điều này. Tổ chức các chương trình giao tiếp mở là cách tốt nhất để quản lý các mối quan hệ. Chính EI tạo ra cho bạn khả năng này chứ không một năng lực nào khác. 

Poskey cũng nhấn mạnh rằng trí thông minh cảm xúc là yếu tố giúp bạn chinh phục quá trình giao tiếp, thực hiện các công tác lãnh đạo, giải quyết xung đột và hợp tác lâu dài trong sự phát triển chung của ngành tuyển dụng nhân sự. Thông qua năng lực EI và lợi ích từ việc quản lý các mối quan hệ cũng giúp bạn xác định được những giá trị thật sự mà bạn đóng góp cho một tổ chức/doanh nghiệp.

Dù cho là năng lực xã hội hay năng lực cá nhân, thì đó đều là những năng lực xuất phát từ trí thông minh cảm xúc. Tùy vào kinh nghiệm hay tiềm năng sẵn có mà mỗi cá nhân sẽ có một giới hạn trí tuệ cảm xúc khác nhau. Song, mọi năng lực của EI đều có tính quyết định, chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình công tác nhân sự.

Nếu bạn đang tò mò liệu rằng mình có phải là người có trí tuệ cảm xúc cao, có khả năng duy trì tính ổn định về cảm xúc hay không, hãy làm một bài kiểm tra tính cách với công cụ trắc nghiệm tính cách của TopDev.

Lưu ý: Bài test dành cho Tất cả các lập trình viên/người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

  Các vị trí tuyển dụng ngành IT khiến nhà tuyển dụng đau đầu
  Những sai lầm phổ biến trong Tuyển dụng Nhân sự

Phát triển chiến lược nhân sự với EI

Với những lợi ích thiết thực từ trí thông minh cảm xúc, bạn nên áp dụng EI trong công tác thực hiện, sắp xếp và phát triển chiến lược nhân sự. Vậy phải làm thế nào để áp dụng EI trong việc phát triển chiến lược nhân sự?

Hãy ghi nhớ 3 bước sau đây:

Xây dựng văn hóa gắn kết từ trong ra ngoài

Đơn giản bạn hãy hình dung nền văn hóa gắn kết giống như một mạng lưới các mối quan hệ được liên kết chặt chẽ giữa con người và môi trường làm việc của họ, và tất nhiên có sự tương tác như một tổng thể mạch lạc. Khi nắm bắt được tổng thể, tức là bạn đã bước đầu xác định được giá trị văn hóa và định hướng phát triển.

Tập trung vào các nhà lãnh đạo

Mức độ EI của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tham gia và hiệu suất công việc từ nhân viên của của họ. Vì thế để phát triển chiến lược toàn diện, chúng ta nên tập trung vào các nhà lãnh đạo, sử dụng EI của bản thân để tạo sự kết nối. 

Lúc này, các năng lực EI cần được phát huy một cách tối đa như khả năng nắm bắt cảm xúc, hiểu được suy nghĩ và quản lý mối quan hệ xã hội. Đây là cơ hội tiếp cận, trao đổi để tạo ra cơ sở thông tin cần thiết giúp hoàn thiện chiến lược nhân sự tốt hơn.

Ưu tiên tạo ra sự kết nối cảm xúc

Kết hợp hai bước trên bạn sẽ xây dựng được một chiến lược nhân sự với giá trị văn hóa, định hướng và nguồn dữ liệu là thông tin từ các nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm.

Lưu ý rằng văn hóa gắn kết con người cần đặt lên hàng đầu vì nó là nền tảng quan trọng giúp phát triển chiến lược. Tạo ra sự kết nối rất quan trọng vì giúp thúc đẩy sự liên kết về cảm xúc của nhân viên và khách hàng, đồng thời ảnh hưởng đến mức độ tham gia và khả năng hình thành mối quan hệ mạnh mẽ giữa họ. 

Điểm hạn chế của EI – Trí thông minh cảm xúc

Một nghiên cứu mới từ Đại học Manchester Metropolitan và Trường Kinh doanh EMLyon ở Pháp cho biết: “Các nhà quản lý sở hữu năng lực trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao, nhiều khả năng không nhận được sự đánh giá tích cực và đạt hiệu quả trong công việc khi được so sánh với các nhân sự khác cùng cấp bậc.”

Cũng theo đó, Giáo sư Nikos Bozionelos của EMLyon, một trong những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra trí tuệ cảm xúc hoạt động “năng suất” đến một thời điểm nhất định và sau đó rơi vào trạng thái không hiệu quả, có thể phát sinh những tác động tiêu cực không mong muốn.

Đơn giản có thể giải thích như sau: Gia tăng sự thông minh về cảm xúc vượt quá mức giới hạn (Beyond limits) sẽ tạo ra tác động ngược. Khi một người lãnh đạo, cấp trên phụ trách quản lý nhân sự có quá nhiều trí thông minh cảm xúc sẽ dẫn đến sự khó kiểm soát về năng lực EI.

Chẳng hạn, do có quá nhiều EI liên quan đến sự đồng cảm, điều này vô tình khiến người quản lý nhân sự trở nên ngần ngại áp dụng các chính sách, biện pháp giải quyết về chuyên môn. Họ sợ sẽ tạo ra gánh nặng cho cấp dưới. Đây cũng chính là hạn chế khi một cá nhân bị chi phối quá nhiều về năng lực cảm tính, họ trở nên do dự, không quyết đoán trước những quyết định quan trọng. Vì thế, họ dần mất đi sự nhìn nhận chính xác về năng lực của mình trong mắt nhân viên.

Lời kết

Quay trở lại phần đầu của bài viết này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: Liệu rằng các chuyên gia về quản trị nhân sự có nên sở hữu trí tuệ cảm xúc?

Câu trả lời là . Và tất nhiên cũng có nhiều lý do quan trọng để các chuyên gia nhân sự nên thành thạo về trí thông minh cảm xúc. Thực tế cho thấy, xu hướng chung hiện tại ở các công ty nhân sự là các quản lý cấp cao thường lựa chọn người thông minh từ những trải nghiệm, thay vì lựa chọn người thông minh từ sách vở. Cách lựa chọn như thế không có nghĩa là trí thông minh học thuật là không quan trọng. Điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về bản thân, nhận biết và kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Có thế, bạn sẽ tìm thấy sự cân bằng giữa năng lực chuyên môn và năng lực trí tuệ cảm xúc, dung hòa nó để trở nên thành công hơn. 

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev