Tips viết CV – Hồ sơ xin việc tiếng Anh đạt chuẩn

14891

Chuẩn hóa văn phong theo hướng quốc tế luôn là vấn đề mà nhiều người Việt mắc phải khi viết CV. Vì thế, việc nắm bắt chính xác những yếu tố cần thiết để viết một CV – Hồ sơ xin việc tiếng Anh là điều cần thiết. Nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, một chiếc CV tiếng Anh chuẩn về nội dung, đúng về cách thức sẽ là lợi thế lớn cho bạn trong “cuộc chơi” nghề nghiệp.

Đảm bảo nội dung CV có bố cục rõ ràng và khoa học

3s đầu tiên được đánh giá là rất quan trọng. Vì đó là cơ sở để nhà tuyển dụng xem xét và sàng lọc CV của bạn. Liệu CV của bạn sẽ có một tổng thể hoàn chỉnh hay sơ sài? Hãy đảm bảo rằng CV của bạn bao gồm đầy đủ các mục trọng tâm trước khi đi sâu khai thác nội dung từng phần

Một CV xin việc thường phải đảm bảo ít nhất các thông tin sau đây.

Thông tin cá nhân (Personal details)

Mục đầu tiên bao gồm những nội dung nhỏ như sau:

  • Hình ảnh cá nhân/ Picture
  • Họ và tên/ Full name
  • Ngày tháng năm sinh/ Date of birth
  • Địa chỉ/ Address
  • Số điện thoại/ Phone number
  • Email

>>> Xem thêm: CV xin việc gồm những gì?

Ghi nhớ:

– Khi viết CV tiếng Anh, bạn cần phải có ảnh đại diện (nên lựa chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, miêu tả thần thái tốt nhất của bạn).

– Ngoài ra, bạn tạo ra ấn tượng bằng cách thêm phần mô tả ngắn về bản thân. Đó có thể là phương châm sống – làm việc hay một câu châm ngôn mà bạn tâm đắc. 

– Đặc biệt, bạn hãy đặt tên Email thật chuyên nghiệp. Tránh sử dụng những email thiếu nghiêm túc như boydeptrai@gmail.com, conagdethuong@gmail.com,…

Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)

Mục này được xem là điểm nhấn thu hút nhà tuyển dụng. Hãy trình bày những nội dung để nhấn mạnh về đặc điểm tính cách, các giá trị chứng tỏ bạn là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí ứng tuyển.

CV

Ghi nhớ: Hãy nhớ chia mục tiêu nghề nghiệp thành hai mục nhỏ rõ ràng gồm:

  • Mục tiêu dài hạn
  • Mục tiêu ngắn hạn

CV

Trình độ học vấn (Education and qualifications)

Mục này cần bạn trình bày những nội dung như bằng cấp, tên trường học, chuyên ngành học và thời gian bắt đầu học/tốt nghiệp (chính thức hoặc dự kiến). 

Ghi nhớ: Những thông tin về trình độ học vấn nên được triển khai một cách ngắn gọn và rõ ràng. 

Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

Nếu trong trường hợp, bạn nhảy việc nhiều lần. Hãy thông minh trong việc lựa chọn và liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển hiện tại.

Tiếp đó là sắp xếp chúng theo một trình tự logic. Để tạo điểm nhấn, đừng quên sử dụng các từ khóa phản ánh tính hiệu quả cao như: developing, planning, organizing, creating…

Ngoài ra, nếu bạn nghĩ rằng các kinh nghiệm chạy bàn, dạy thêm,.. là những trải nghiệm thừa thãi. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Ở đây, chúng ta không so sánh những trải nghiệm. Mọi kinh nghiệm đều có giá trị riêng của nó. Tùy vào vị trí ứng tuyển, bạn hãy xem xét để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Biết đâu một vài kỹ năng về giao tiếp, truyền đạt, chăm sóc khách hàng,… lại là thứ nhà tuyển dụng họ đang mong đợi.       

Ghi nhớ: Hãy cố gắng thể hiện những kỹ năng có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển để gia tăng cơ hội. 

Sở thích và thành tích hoạt động ngoại khóa (Interests and achievements)

hồ sơ xin việc tiếng Anh

Đừng đưa vào những sở thích quá trẻ con và tẻ nhạt vào CV. Thay vào đó, bạn hãy giới thiệu về các sở thích rèn luyện về chuyên môn, hoạt động ngoại khóa phát triển kỹ năng mềm,…, 

Ghi nhớ:

  • Nội dung cần ngắn gọn và rõ ràng khi liệt kê các sở thích khác nhau.
  • Tránh dùng những sở thích đại trà, giảm hiệu ứng tương tác với nhà tuyển dụng: watching TV, reading, stamp collecting,…

Kỹ năng (Skills)

Đây là mục để bản thể hiện ra những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ của bạn.

Ghi nhớ: Đừng bao giờ thể hiện những kỹ năng bạn không có. Dù có cố tình hay không, dưới con mắt chuyên môn, bạn sẽ trở thành kẻ bại trận trong phút chốc.

Người tham khảo/người giới thiệu (References)

Mục này không nhất thiết phải có. Nhưng đối với các vị trí nhiều kinh nghiệm, thông tin người giới thiệu có ý nghĩa quan trọng. Bạn có thể thêm thông tin của sếp cũ, thấy cô giảng viên hay những người bạn đã từng công tác.

Ghi nhớ: Bạn nên nhận được sự đồng ý từ người giới thiệu trước khi đưa thông tin của họ vào CV của mình.

Một số lưu ý quan trọng giúp CV đạt chuẩn

Ưu tiên sử dụng động từ ở dạng Danh động từ/V-ing (Gerund)

Để đảm bảo tính chuyên nghiệp của CV, bạn nên thống nhất cách sử dụng danh động từ ngay từ đầu.

Theo quy chuẩn chung của thể thức trình bày văn bản khoa học tiếng anh, có 3 loại động từ được linh động sử dụng nhất: động từ nguyên mẫu, động từ ở quá khứ và danh động từ/V-ing. Tuy nhiên, cách dùng V-ing (Gerund) được sử dụng nhiều nhất và nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. 

Tăng hiệu quả ứng tuyển bằng cách tạo CV Online hiệu quả trên TopDev

V-ing (Gerund) giúp bố cục nội dung CV được truyền tải một cách sang trọng. Đồng thời, Gerund cũng giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh và chính xác các thông tin.

Không sử dụng câu văn quá dài

Nhà tuyển dụng sẽ rất ngao ngán khi thưởng thức những đoạn văn bản quá dài dòng. Thay vì mất thời gian dông dài, bạn hãy tối ưu từ ngữ cùng cách diễn giải cô đọng. Đúng trọng tâm mà vẫn có sức hút, không lan man với những ngữ pháp hay câu từ quá phức tạp. 

CV

Chú ý về cách thức đặt tiêu đề

Bạn không cần phải quá khuôn mẫu theo lối đại trà. Hãy loại bỏ sự nhàm chán bằng cách đặt dòng chữ họ và tên của bạn vào vị trí trung tâm, phía trên CV.

Thiện cảm ban đầu rất quan trọng. Bạn không cần làm lố, cũng không cần quá cách điệu. Đơn giản là bạn chị tạo ấn tượng bằng cách đặt tiêu đề. Một chút điều chỉnh có thể tạo ra sự khác biệt, giảm thiểu đi sự đơn điệu vốn có. Biết đâu, nhà tuyển dụng sẽ nhớ ra bạn là ai vì cách đặt tiêu đề khác những ứng viên còn lại. Đó là một tín hiệu tốt.

Bổ sung thêm Cover Letter để hoàn thiện hồ sơ xin việc

Bên cạnh có một CV – Hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, bạn nên bổ sung thêm một lá thư xin việc – Cover Letter.

Lưu ý, Cover Letter cũng đảm bảo tính ngắn gọn và súc tích. Không nên kể lể quá nhiều trong thư xin việc.

Xem thêm: Cover Letter là gì? Cách viết một Cover Letter chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, cách xưng hô thông qua lời chào ban đầu cũng được xem là một phần quan trọng. Đối với nhà tuyển dụng mà bạn đã biết rõ tên và giới tính, hãy dùng “Dear + Ms/Mr + Tên”. Nếu không biết thì bạn cũng tránh cách dùng quá chung chung như “Dear + Tên công ty”. Hãy cân nhắc đến một vài cụm từ khác phù hợp hơn, chẳng hạn “Dear + HR Department/ HR team”. Đó là tính chuyên nghiệp cần có khi bạn bắt đầu cuộc trò hội thoại thông qua con chữ và sự cảm nhận.

Thông minh trong việc chọn từ vựng

Bạn nên ưu tiên những từ vựng thể hiện sự khẳng định và có tính phổ quát. Sau đây để tạo nên một CV hấp dẫn. Dưới đây là top 15 từ vựng bạn nên thêm vào CV của mình.

  • Achieve (đạt được)
  • Improve (cải thiện/tiến bộ)
  • Train/Mentor (đào tạo/cố vấn)
  • Manage (thành công trong việc gì đó)
  • Create (sáng tạo)
  • Resolved (quyết tâm)
  • Volunteer (tình nguyện)
  • Influence (ảnh hưởng)
  • Increase/Decrease (tăng/giảm)
  • Idea (ý kiến, ý tưởng)
  • Negotiate (đàm phán, thương lượng)
  • Launch (ra mắt, khởi đầu)
  • Revenue/Profits (doanh thu/lợi nhuận)
  • Under budget (tiết kiệm, chi tiêu trong mức cho phép)
  • Win (chiến thắng)

Hạn chế những từ ngữ sáo rỗng

Một loạt những tính từ dưới đây được bắt gặp nhiều trong CV tiếng Anh. Thế nhưng, chúng lại không được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì vậy, bạn nên cân nhắc về việc sử dụng chúng nhé! 

  • Hard worker: Làm việc chăm chỉ
  • Dynamic: Năng động
  • Detail-oriented: Chú ý đến từng chi tiết nhỏ
  • Self-motivated: Tự tạo động lực cho bản thân
  • Motivated: Có khả năng thúc đẩy người khác làm việc
  • Meticulous: Tỉ mỉ
  • Well-organized: Khả năng tổ chức tốt
  •  Innovative/ Creative: Sáng tạo, đột phá

Gợi ý Template CV tiếng Anh

Mẫu 01

Tải ngay tại đây

Mẫu 02

Tải ngay tại đây

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top vị trí tuyển dụng it trên TopDev