Tầm quan trọng của Product Management

1387

Trong thời đại Digital hiện nay, mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày cụm từ Product Management xuất hiện nhiều hơn.  Vậy khái niệm Product Management đến từ đâu và tầm quan trọng của Product Management gì?

Như Martin Eriksson đã mô tả trong The History and Evolution of Product Management, nghề Product Management ra đời bởi những nhân vật đến từ Procter & Gamble. Nếu muốn thực hiện những quyết định đúng đắn nhất dành cho khách hàng thì trước hết phải có một Product Manager (PM), được xem như vị “khách hàng nội bộ” đại diện cho tiếng nói của khách hàng.

Mặc dù ban đầu quản lý sản phẩm được coi là một phần của bộ phận Marketing và gần đây là một chức năng của bộ phận Engineering, nhưng bây giờ thì không. Khái niệm Product Management đã được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các phòng ban trong công ty. Trớ trêu thay, tính chất độc lập của Product Management liên quan nhiều đến các điểm giao thoa quan trọng trong các hoạt động kinh doanh.

Tuyển dụng Product Manager lương cao

Quản lý sản phẩm là gì?

Với mục đích của bài viết này, chúng tôi đang nói về bối cảnh phát triển phần mềm, nơi 1 product là 1 ứng dụng (web hay di động), 1 dịch vụ trực tuyến, hoặc 1 trang web mà người dùng tương tác. Người quản lý sản phẩm tập trung vào phát triển phần mềm có thể chịu trách nhiệm cho toàn bộ hệ thống hoặc một phần của hệ thống.

Để hiểu được quản lý sản phẩm là gì, chúng ta nên hỏi theo chiều ngược lại: Cái gì không phải là Product Management? Product Management là 1 chức năng kinh doanh tập trung vào thu được giá trị tối đa từ các sản phẩm trên thị trường và hơn thế nữa, đó là cả 1 chiến lược, cả 1 chiến thuật. Bên cạnh đó, trong thế giới phần mềm, Product Management còn là 1 chức năng công nghệ (technology function). Bạn phải hiểu được cách phân phối sản phẩm và các kỹ năng cần có để tương tác với dev một cách hệ thống.

Product Management cũng thể hiện vai trò riêng trong trải nghiệm người dùng (UX), vì các sản phẩm kỹ thuật số mà người tiêu dùng tương tác chỉ có thể được cải thiện thông qua phản hồi và thử nghiệm của người dùng. UX vàcông dụng của 1 sản phẩm có sự liên kết chặt chẽ với nhu cầu thiết kế và phân phối của sản phẩm đó.

Tầm quan trọng của Product Management

Product Management là chức năng quan trọng trong 1 tổ chức, đảm bảo các công việc ưu tiên theo mục tiêu của công ty. Đây là một trong những lý do khiến vị trí PM (product manager) đóng vai trò không thể thiếu trong startups và doanh nghiệp.

Khi cần thiết, những đặc tính mới của sản phẩm cần được xác định 1 cách phù hợp và ưu tiên hơn nên vai trò của PM lúc này là tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm luận phù hợp với lộ trình phát triển sản phẩm. Chức năng quan trọng nhất của Product Management đó là đưa ra những quyết định phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng lẫn mục tiêu của công ty.

Trên thực tế, khi ngày càng có nhiều công ty chú trọng đến sự đổi mới, vai trò của Product Management đã trở thành một yếu tố then chốt trong sự thành công của các tổ chức đó. Dưới đây là một số bí quyết để các PM mang đến những sản phẩm thành công trong các công ty thiên về đổi mới.

Xác định nhu cầu thị trường mục tiêu

Dù là sản phẩm hay dịch vụ nào đi nữa, nếu bạn lập trình các tính năng hoặc chức năng sai thì cũng dẫn đến thất bại. Theo nghiên cứu từ CB Insights, 42% số lượng startups không hiểu nhu cầu thị trường.

Lúc này, Product Manager cần có những kĩ năng cần thiết để xác định nhu cầu của người dùng. Cũng theo CB Insights, các công ty cho phép PM dành thời gian để phỏng vấn tìm hiểu thị hiếu khách hàng sẽcung cấp các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng nhanh hơn so với những công ty khác.

Tập trung vào Chiến lược kinh doanh cốt lõi

Mọi sản phẩm hoặc dịch vụ thành công cần tập trung vào chiến lược cốt lõi và các PM có trách nhiệm theo dõi chiến lược kinh doanh bằng cách cung cấp những tư liệu cần thiết ở cấp độ điều hành. 

PM không chỉ đầu tư thời gian vào thị trường mà còn đảm bảo sản phẩm phù hợp với hoạt động kinh doanh chính, đảm bảo những gì mà team đang lập trình có đặc điểm và mục đích sử dụng định vị sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

Vị vua Lean Product Development

Hầu hết các tổ chức chỉ đầu tư thời gian và tiền bạc mà không theo dõi tác động của quá trình lập trình sẽ không thể thấy được bức tranh lớn. Sự cải tiến đòi hỏi tinh thần tập trung và khả năng bảo tồn các nguồn lực – đây cũng chính là những gì Lean Product Developement mang lại (Lean Product Development là phương pháp phát triển sản phẩm khuyến khích việc đưa ra sản phẩm nhanh, chu trình cải thiện ngắn và liên tục, để có thể tìm hiểu và bắt nhịp thị trường nhanh chóng)

Những PM có kiến thức về các nguyên lý lean sẽ phân phối nhân lực vừa đủ để đạt được lợi nhuận như mong muốn. Họ cũng tái sử dụng kiến ​​thức theo những cách hiệu quả hơn để giảm thiểu thời gian thông qua vòng đời phát triển sản phẩm.

Tuyển dụng Product Manager lương cao

Mindset về Product Management

Các tổ chức yêu cầu mindset tổ chức sản phẩm(product organization mindset) là những tổ chức hướng về các hoạt động giao tiếp cởi mở và minh bạch, thường trao quyền hạn cho PM để họ tiến hành các hoạt động phỏng vấn người dùng và nghiên cứu sản phẩm.

Hơn nữa, một công ty có mindset sản phẩm tốt sẽ giúp cho chức năng quản lý sản phẩm được hình thành sớm hơn trong thời gian khởi nghiệp, thông qua đó sẽ đảm bảo các nguồn lực Product Management phù hợp với tương quan phát triển của công ty trong thời gian dài

Một số chuyên gia cho rằng Product Management chỉ nên thực hiện ở cấp điều hành, như chuyên gia Saeed Khan đã chia sẻ trong bài viết Pragmatic Marketing rằng: “Nếu 1 nhân viên làm việc tốt giúp công ty tránh được những sai lầm lớn thì với cấp độ điều hành, một chuyên gia kinh nghiệm có thể lều lái công ty đi từ thành công này đến thành công khác”.

Kết luận

Các PM có vai trò quan trọng trong môi trường làm việc hiện nay nhờ khả năng quản lý vòng đời sản phẩm, thu thập các ý tưởng từ cấp độ điều hành, lên chiến lược và quản lý quy trình đưa sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm là huyết mạch của công ty nên luôn đòi hỏi phải đổi mới liên tục thì mới cạnh tranh được.

Bằng cách định vị Product Management như 1 chức năng chiến lược về khả năng ra quyết định ở cập độ điều hành, bạn sẽ hình thành được tư duy xác định xu hướng, tập trung vào thị trường và cân bằng doanh số bán hàng hôm nay với nguồn lực đầu tư cho ngày mai.

Nguồn: Techtalk.vn via onitsaxis