SaaS rồi còn gì nữa?

1722

Đó là vào một bữa sáng bình thường như mọi người tại San Francisco, Louis cảm thấy thật tự tin khi bước vào quán ăn ưa thích của mình để mua một cốc cafe. Anh dạo bước đi đến công ty của mình, ánh mặt trời rạng rỡ như đang chào đón anh. Tất cả bắt đầu từ căn hộ nhỏ bé của Louis, nơi anh và đồng nghiệp bỏ ra tới 3 tháng code để tạo ra Saas, và giúp cho công ty có nguồn thu nhập khủng lên tới $10M hàng năm.

Chỉ vài ngày sau đó (diễn ra vào tháng 2, 2016), giá cổ phiếu của SaaS giảm tới hơn 30%. Khiến cho một số công ty công nghệ như Tableau bị giảm giá trị tới hơn một nửa. Một phần nguyên nhân là do Linkedin liên kết với Microsoft. Buổi sáng thứ hai tiếp theo không còn ấm áp nữa, Louis phải che người với chiếc áo khoác của anh khi cơn gió lạnh như băng cứa vào người anh. Đó cũng là lúc Cloud 3.0 được tung ra.

SaaS đang dần chết đi

Cloud vốn luôn thân thiện đối với các doanh nhân, đặc biệt là sau khi Salesforce được khai sinh. Một môi trường vô cùng màu mỡ cho các công ty bởi dịch vụ tốt, set up dễ dàng, quản lí lại cực đơn giản. Sản phẩm làm ra được cải thiện nhanh chóng và làm hài lòng khách hàng.

Tuy nhiên như Gil Dibner đã nói – sự thành công của SaaS lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự tàn lụi của chính nó:

Bởi tính sẵn có và áp dụng hàng loạt từ cloud-based (SaaS) technology  khiến cho việc tạo ra các software system cao cấp trở nên quá dễ dàng, nhanh chóng và rẻ đến mức khiến cho giá trị của chúng bị mất đi. Chính do việc software tràn lan đã khiến cho giá trị thu được từ software biến mất. Nói cách khác, khả năng viết và deploy code không còn là một giá trị cốt lõi nữa.

Jerry Chen, đến từ Greylock, cũng cho rằng các công ty công nghệ truyền thống đang bị biến mất nhanh chóng:

Trong thời đại của cloud và open source, việc kiếm tiền từ bán các sản phẩm software cao cấp có sử dụng cloud làm kênh phân phối trở nên khó khăn hơn bởi sự hiện diện của open source. Các công ty chỉ biết tập trung vào phát triển sản phẩm mà không quan tâm đến vấn đề của người dùng sẽ rất khó mà thành công được.  

Chính Louis và các doanh nhân khác đã không thấy được 2 vấn đề rất lớn đối với cách kinh doanh mới của họ: Chi phí cho Stacking Switching

Stacking

Các đế chế phần mềm trong quá khứ như Oracle, SAP, etc – có con đường phát triển rất dễ dàng: turn-key M&A. Họ mua những công ty phần mềm đang lên, cắt bớt quỹ tiền cho việc phát triển sản phẩm và sử dụng đội ngũ sale của mình để đẩy mạnh việc phân phối. Thế là chỉ trong một đêm, công ty với giá trị $10M sẽ tăng chóng mặt lên $50M hoặc $100M.

Thế nhưng giờ đây, với SaaS,software vẫn luôn được cải thiện, phát triển và quản lí bởi product và engineering teams. Giá trị của hợp đồng (tính theo tháng) sẽ bị giảm so với chi phí tìm kiếm khách hàng. Như vậy để có lời thì phải đầu tư rất nhiều, và chỉ có khách hàng lâu năm, hài lòng với sản phẩm mới sẵn sàng bỏ tiền ra mua.

Như vậy với SaaS, team phải nhỏ để tiền lãi được nhiều hoặc qui mô đủ lớn để có thể tạo ra tiền lời. Mọi thứ còn lại sẽ chỉ khiến cho bạn bị lỗ vốn.

Như vậy việc Stacking doanh thu không còn đơn giản như xưa nữa.

Switching

Các công ty SaaS sẽ luôn có khách hàng mới tìm đến, họ đều rất dễ tính, không phải tốn công sức để mồi chài thu hút. Tuy nhiên điều đó cũng đúng với các đối thủ của SaaS. Không những thế, nhiều công ty còn muốn việc khách hàng thay đổi lựa chọn dễ dàng hơn để họ có thể thu hút được nhiều người dùng tìm năng. Tuy nhiên điều đó càng khiến user thiếu đi sự trung thành đối với sản phẩm.

Peter cảm thấy vô cùng chán nản bởi các khách hàng không hề muốn sử dụng software của công ty bởi nó quá rắc rối và tốn công khi phải thay đổi một software. Do đó, Peter và team của mình đã tạo ra một phần mềm làm cầu nối để giúp cho việc switch sử dụng SaaS. Và khi developer được chạm vào nó, việc kết nối trao đổi ngay lập tức đạt tới một level hoàn toàn mới.

Sự thành công của SaaS lại chính là thứ đã giết chết nó bởi thời gian và chi phí bỏ ra để phát triển một software đã bị giảm đi rất nhiều. Khiến cho nhiều công ty như bị lạc vào vùng đất cằn cỗi, không đủ lớn để có thấy tạo ra lợi nhuận, cũng không có khả năng phát triển bởi quá nhiều đối thủ đến từ đủ các nhóm như cao cấp, trung cấp và bình dân.

Khi Google tung ra tool trợ giúp tạo ra ứng dụng, giúp cho việc thay thế và phát triển ứng dụng không còn là điều lạ lẫm nữa, chúng ta đều biết nó sẽ khiến bộ mặt của IT thay đổi hoàn toàn.

Bước vào thời đại của Cloud 3.0

Phiên bản tiếp theo của Cloud software sẽ châm ngòi nổ cho các nhà cung cấp đưa ra các offer mới. Tuy nhiên nó sẽ không còn giống như cũ – mà thay vào đó là các team phát triển nhỏ kèm theo các software đi kèm với nhiều dịch vụ kỹ lưỡng.

Sự khác biệt của các công ty dùng Cloud 3.0:

  • Kết nối từ mọi nơi: Chỉ với một click, bạn đã có thể kết nối với tất cả các platforms với những nguồn dữ liệu liên quan cũng như các tool vô cùng mạnh mẽ.
  • Open platform: APIs được phát triển hoàn thiện với đa dạng các function, kèm theo khả năng lưu trữ core data.
  • Programmatic: Không còn lo lắng về interfaces, dashboards hoặc logins

Giá trị cao (core value):

  • I: Best-in-Class – Lead Scoring
  • II: Connectivity Platform  – Segment, mParticle, Zapier
  • III: Solution Ecosystem – Cung cấp giải pháp cho các developer

Có lẽ sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi Salesforce —  công ty sáng lập ra “The Cloud”, sẽ trở thành kiểu mẫu cho các  công ty thế hệ tiếp theo bởi:

  • Nó là một lược đồ chuẩn cho CRM data
  • Dễ dàng tích hợp với hàng trăm giải pháp
  • Mối quan hệ với hàng nghìn nhà thầu chuyên gia trong phát triển software.

Tin rằng sự tiến hóa của ngành IT sẽ càng mạnh mẽ hơn khi mối quan hệ giữa các developer và nhà đầu tư ngày càng khăn khít hơn. Hãy tưởng tượng xem, hàng triệu công ty được trợ giúp bởi các nhà thầu và chuyên gia hàng đầu về giải pháp.

Các khách hàng của Louis bắt đầu muốn từ bỏ sản phẩm của công ty bởi mức giá không còn phù hợp. Đây cũng đánh dấu thời đại lụi tàn của SaaS khi số lượng các công ty phát triển ngày càng ít đi. Giờ đã xa rồi cái thời đại bỏ tiền đầu tư một cách mù quáng mà thay đó là sự phát triển giữa mối quan hệ các công ty và nhà đầu tư.

Vì thế các CEO hãy luôn tự hỏi bản thân về sản phẩm của mình. Nó đặc biệt ở điểm nào? Liệu có thích hợp với thị trường không? Làm cách nào để ngăn chặn việc copy sản phẩm của mình và bị bán ra với giá chỉ bằng 1/10 của thị trường? Có thể bạn và Louis  cũng đang trăn trở câu hỏi tương tự…..

Nguồn: blog.topdev.vn via hackernoon