Project Manager là gì? Công việc của Project Manager

24108

Project Manager là gì? Có vai trò như thế nào trong một dự án? Bài viết dưới đây TopDev sẽ giới thiệu cho bạn rõ hơn về khái niệm PM là gì?

Định nghĩa của Project Manager

Project Manager được hiểu nôm na như là một người có sức ảnh hưởng đến dự án, công việc của họ xoay quanh việc sắp xếp kế hoạch, deadline, ngân sách, trang thiết bị, tài liệu, nhân lực của dự án… từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.

Họ cũng là người chịu trách nhiệm toàn phần cho dự án, đảm bảo mọi người đang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, theo dõi, báo cáo và update tiến trình và làm việc chủ yếu với các Leader Project.

tuyển dụng it
Project Manager là gì

Project Manager là người luôn là người có thể cân bằng mọi thứ nhưng họ không phải là người truyền động lực, theo dõi giúp đỡ sát sao từng thành viên như Leader Project hay Scrum Master nhưng lại có chung mục tiêu là hoàn thành tốt dự án được đề ra từ trước. Trong một số công ty, doanh nghiệp nhỏ 2 vị trí này hầu như được gộp lại làm 1 để tiết kiệm nhân lực.

  Khám phá sức hút Ekino – điểm dừng chân đáng mơ ước của các Technical Project Manager
  Mẫu bảng mô tả công việc Project Manager

Vai trò và nhiệm vụ của Project Manager

Vai trò

Project Manager đóng vai trò chủ trì trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát tiến trình cho đến khi kết thúc các dự án. Vai trò chính của Project Manager là người có thể phân chia công việc hợp lý, cụ thể đến từng cá nhân, nhóm để có thể hoàn thành tốt được dự án đã đề ra theo đúng yêu cầu, tiến độ, đảm bảo các bước tiến hành luôn thuận lợi. Vai trò của người quản lý dự án có thể kết thúc khi đã hoàn thành dự án được giao.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của Project Manager bao gồm quản lý tổng thể nhưng họ hiếm khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực sự tạo ra kết quả cuối cùng của sản phẩm. Project Manager cũng giám sát mọi dự án liên quan, các công cụ và kỹ thuật của dự án để đảm bảo dự án hoạt động tốt. 

Ngoài ra, các Project Manager có trách nhiệm tuyển dụng và xây dựng lên các nhóm dự án, đồng thời đưa ra các dự báo về rủi ro và sự không chắc chắn của dự án.

Bên cạnh đó trách nhiệm của Project Manager là hiện thực hóa các yêu cầu, kế hoạch mà cấp trên đã đề ra bằng cách đưa ra các phương án quản lý thời gian, phân chia công việc, nguồn lực, ngân sách hợp lý, cụ thể.

Project Manager là gì
Project Manager là gì

Họ phải quản lý các mối quan hệ và hiểu biết tính cách, trình độ của các thành viên trong team là một phần quan trọng của việc trở thành một Project Manager giỏi. Vì các team phải làm việc, lập kế hoạch và giao tiếp tốt với nhau nên mức độ thân thiết, hợp tác và mối quan hệ của các thành viên trong nhóm là rất quan trọng. 

Sự xung đột và bất đồng về quan điểm đôi khi là một phần của quá trình sáng tạo, tuy nhiên người Project Manager phải chắc chắn rằng dù có bao nhiêu xung đột xảy ra thì những điều này không được ảnh hưởng làm trễ deadline hay ảnh hưởng/phá hủy dự án.

Project Manager phải đảm bảo các thành viên trong nhóm cảm thấy được coi trọng, công nhận và khen ngợi công việc cấp trên, đồng thời duy trì môi trường làm việc chất lượng cho tất cả các thành viên trong nhóm sẽ là nền tảng rất tốt giúp tăng năng suất, hoàn thành tốt dự án.

Xem thêm nhiều việc làm Project Manager hấp dẫn, lương cao tại TopDev

Yếu tố để trở thành một Project Manager giỏi

Để trở thành một Project Manager giỏi thì cần có sự hiểu biết về việc:

  • Lập kế hoạch dự án từ khi hình thành đến khi thực hiện
  • Lên sơ đồ timeline
  • Thực hiện từng giai đoạn
  • Phân bổ và quản lý ngân sách
  • Giao tiếp
  • Khắc phục sự cố

Để trở thành một Project Manager giỏi thì cần phải có kỹ năng:

Khả năng lãnh đạo

Về bản chất Project Manager chính là trưởng nhóm của dự án đó, họ chịu trách nhiệm hoạch định hướng đi và tầm nhìn cho team và đảm bảo mọi người đều đang đi đúng hướng để đưa dự án vượt qua từng giai đoạn.

Tổ chức/hoạch định:

Project Manager là gì
Project Manager là gì

Một Project Manager giỏi phải có kỹ năng lập kế hoạch, các bản kế hoạch được lập ra dựa trên những mục tiêu lớn đến những mục tiêu nhỏ để có thể dễ dàng đạt thành công trong dự án. Các Project Manager phải vạch ra các bước cần thiết để thực hiện và tạo một kế hoạch cụ thể hơn để hoàn thành dự án.

Project Manager sẽ phải xác định phạm vi, quy mô của dự án sau đó lên kế hoạch phân phối các nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án. Việc lập kế hoạch dự kiến về thời gian và ngân sách để hoàn thành dự án cũng rất quan trọng.

Giao tiếp

Đi đôi với khả năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp xuất sắc là yếu tố quyết định thành công của bất kỳ nhà quản lý dự án nào. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các phòng ban, các bên liên quan đều được cập nhật về những diễn biến mới nhất của dự án, đảm bảo họ hiểu mọi thay đổi và nắm được tiến độ dự án. 

Bạn sẽ phải trình bày kế hoạch, thuyết phục cấp trên cung cấp đủ tài nguyên để bạn có thể hoàn thành công việc. Bên cạnh đó bạn còn phải giao tiếp, triển khai kế hoạch với các thành viên trong team, chính vì thế khả năng giao tiếp tốt sẽ là lợi thế mạnh của một Project Manager.

Quản lý rủi ro

Không phải lúc nào dự án của bạn cũng diễn ra suôn sẻ mà không gặp trở ngại nào, sẽ có lúc bạn sẽ gặp vấn đề với vô vàng các lý do khách quan làm trễ nãi dự án hoặc tệ hơn là hoàn thành dự án với kết quả tệ. 

Các dự án hiếm khi thành công ngay mà không có ít nhất một lần trục trặc hoặc thay đổi kế hoạch. Đó là lý do tại sao, bạn cũng cần phải là một nhà quản lý rủi ro bậc thầy khi ở vị trí Project Manager. 

Project Manager phải có tư duy, tầm nhìn, có khả năng dự đoán những gì có thể xảy ra và lên phương án B, C, D để cứu chữa kế hoạch, nên xây dựng tính linh hoạt trong kế hoạch dự án của bạn để tính đến những thay đổi bất ngờ. 

  Bí kíp để trở thành một Product Manager giỏi
  Persol - Quy mô tầm cỡ và cơ hội rộng mở chào đón Technical Project Manager
Project Manager là gì
Project Manager là gì

Sự khác biệt giữa Project Manager và Scrum Master là gì?

Sự tương đồng:

Điểm chung của cả Project Manager và Scrum Master là đều tập trung vào mục đích chính đó là hỗ trợ giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và cách tối ưu hóa các tiến trình sao cho đạt được kết quả tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể hoàn thành công việc hiệu quả.

Vì đảm nhận nhiệm vụ giống nhau, điều chịu trách nhiệm hỗ trợ team của họ hoàn thành tốt công việc nên thường các dự án chỉ cần có Project Manager hoặc Scrum Master chứ không cần sự hiện diện của cả hai.

Sự khác biệt:

Dù có chung vai trò là chịu trách nhiệm hỗ trợ team của họ hoàn thành tốt công việc nhưng các Project Manager quản lý dưới góc nhìn của người quản lý còn Scrum Master thì quản lý dưới góc nhìn của một thành viên trong team.

Project Manager giúp quản lý tiến trình, nguồn lực, phạm vi dự án, tất tần tật về hoạt động của một dự án để đáp ứng các yêu cầu được đề ra. Trong khi, Scrum Master đảm nhận vai trò “khiêm tốn” hơn, các Scrum Master chỉ cần điều phối công việc, kết nối, đảm bảo cho các thành viên của nhóm scrum có thể hoàn thành tốt Sprint.

Chứng chỉ của Project Manager

Trở thành nhà quản lý dự án được chứng nhận có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và công việc được trả lương cao hơn. Chứng chỉ PMP do Viện Quản Lý Dự Án Hoa Kỳ (Project Management Institute – PMI) cấp là một trong những chứng chỉ mà các Project Manager đều mong muốn đạt được.

Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ PMP rất nhiều vì đây là chứng chỉ được công nhận toàn cầu chính vì thế người có PMP sẽ có cơ hội thăng tiến cao, cơ hội ra nước ngoài làm việc, mức lương cao hơn khoảng 50% so với mức lương của các Project Manager không có chứng chỉ.

Có nhiều dự án quốc tế có yêu cầu bắt buộc các thành viên tham gia có chứng chỉ PMP, chính vì thế những người sở hữu chứng chỉ này sẽ có nhiều lợi thế hơn trong ngành.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev