Phỏng vấn được xem là “vòng loại trừ” nhằm đánh giá các ứng viên. Tất nhiên, nhà tuyển dụng sẽ luôn đặt ra những “cái bẫy” trong cuộc phỏng vấn. Ngoài hình thức phỏng vấn tình huống (Case Interview) thì phỏng vấn hành vi (Behavioral- Based Interview) được các nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm. Vậy đâu là những điều đáng lưu ý xoay quanh loại hình phỏng vấn này? Qua bài viết sau, TopDev sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

Phỏng vấn hành vi là gì?

Phỏng vấn hành vi (Behavioral-Based Interview), hay còn được gọi là Phỏng vấn năng lực (Competency-Based Interview); là một phương pháp phỏng vấn dựa trên kỹ thuật đặt câu hỏi STAR (Situation, Task, Action, and Result).

phỏng vấn hành vi

Lấy cơ sở các khía cạnh phân tích về tình huống có thể xảy ra, nhà tuyển dụng khai thác và đánh giá ứng viên dựa trên quá trình tự tri nhận về các trải nghiệm cá nhân. Các phản ứng, hành vi, cảm xúc đều sẽ được ứng viên thể hiện một cách rõ nhất. 

  STAR - Bí quyết chinh phục mọi mục tiêu phỏng vấn
  Những câu trả lời cấm kỵ khi đi phỏng vấn

Một số mẫu câu hỏi phỏng vấn hành vi quen thuộc từ nhà tuyển dụng

– Bạn đã từng nói về các vi phạm của bản thân với cấp trên hay tổ chức của mình hay chưa? Bạn thực hiện điều đó như thế nào? Phản ứng của người trong cuộc ra sao?

–  của bạn khá hoàn hảo, hãy nói về những điều bạn chưa trình bày trong CV. 

– Bài học nào đối với bạn là có ý nghĩa nhất thông qua các trải nghiệm/

– Hãy mô tả lại quá trình bạn làm việc với một đồng nghiệp/khách hàng khó tính. Bạn đã có cách thức tổ chức thế nào để đảm bảo hiệu quả công việc?

– Những vai trò nào bạn đã từng đảm nhận.

– Bạn nghĩ khả năng teamwork và tư duy độc lập có thật sự cần thiết không? Hãy chia sẻ về nó 

Phỏng vấn hành vi – Đặt câu hỏi thế nào là hiệu quả?

Tính hiệu quả được thể hiện qua việc khai thác toàn diện năng lực của một ứng viên. Nhà tuyển dụng cần đặt ra các câu hỏi nhằm tạo cơ hội cho ứng viên bộc lộ hết khả năng tương tác của mình. 

Xem thêm: Top những câu hỏi phỏng vấn “ngược” nhà tuyển dụng 

phỏng vấn hành vi

 

Hãy đảm bảo rằng các ứng viên có đủ thời gian để suy nghĩ. Bởi lẽ, các các câu hỏi phỏng vấn hành vi là thách thức không hề dễ dàng. Đừng hối thúc ứng viên! Điều đó có thể tạo ra tác dụng ngược và khiến cho sự đánh giá bị chênh lệch.

3 nguyên tắc cần lưu ý

Một số ứng viên có thể còn bỡ ngỡ với việc phỏng vấn hành vi. Vì vậy, điều nhà tuyển dụng cần quan tâm là linh động đặt ra các cơ hội để ứng viên thỏa sức mô tả về bản thân mình. Đây làm một cách gián tiếp nhằm trao cơ hội đồng thời mong muốn ứng viên có một sự chuẩn bị tốt nhất.

Đối với ứng viên là sinh viên mới ra trường hoặc có ít kinh nghiệm, nhà tuyển dụng nên đề cao sự khuyến khích. Hãy cho họ cơ hội trình bày các trải nghiệm cá nhân dù nó  là một môi trường chưa chuyên nghiệp.

Chú ý đến các ví dụ mà ứng viên lựa chọn. Cách họ khái quát, dẫn dắt sẽ làm bộc lộ khả năng nhận định, phân tích vấn đề một cách rõ ràng nhất.

Đánh giá câu trả lời của ứng viên – Bài toán của sự chủ động 

Trả lời “đúng tiêu chuẩn” 

Nếu ứng viên có cách trả lời quá đúng theo khuôn mẫu mà nhà tuyển dụng định hình trước, đó cho thấy ứng viên đang cố gắng làm hài lòng nhà tuyển dụng. Đủ nhưng chưa hấp dẫn? Dấu ấn cá nhân chưa nổi bật. Và thật đáng tiếc, nhà tuyển dụng không tìm kiếm sự nhàm chán. Tuy nhiên, một số trường hợp, các bạn vẫn có thể có được những vé vớt nếu thể hiện tốt hơn ở những khía cạnh khác. 

Xem thêm: Tips lời khuyên giúp nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên hiệu quả

phỏng vấn hành vi

Nhà tuyển dụng muốn thấy cái riêng của bạn. Đừng để các thông tin quá đại trà về bí kíp phỏng vấn kiểm soát sự thể hiện của bạn.  

Trả lời quá chung chung 

Thay vì đi khai thác các góc nhìn từ trải nghiệm đã có sẵn, ứng viên lại giả định các trải nghiệm. Đây là cách thức phản hồi phỏng vấn cho thấy ứng viên đang thiếu tự tin.

Điểm khác biệt lớn giữa câu hỏi phỏng vấn hành vicâu hỏi tình huống là để xem cách thức ứng viên thực sự đã làm. Chứ không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tạo lập ra các trải nghiệm giả định quá lý tưởng.

Vì thế, dù trải nghiệm của bạn chưa chuyên nghiệp, bạn cũng cần phải tường thuật một cách chân thật. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá đa chiều, chứ không chỉ ở một khía cạnh.  

Không hề có câu trả lời

Đây là trường hợp mà nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá nhất. Ứng viên nếu không trả lời được bất cứ câu hỏi hành vi nào chứng tỏ ứng viên chưa đủ năng lực để đảm nhân công việc.

phỏng vấn hành vi

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ vẫn xem xét khi ứng viên là người có thái độ tốt. Nhưng xét về năng lực, họ còn thiếu sót về mặt nền tảng. Nhà tuyển dụng cần tập trung vào kết quả. Và vì thế, sự linh động trong các quyết định là yếu tố cần thiết. Khó có thể chắc chắn được một ứng viên quá giỏi về năng lực sẽ làm việc tốt và ngược lại. Nhà tuyển dụng hãy dựa vào kết quả để thiết lập chỉ tiêu lựa chọn ứng viên phù hợp nhất.

Tạo CV Online mới nhất

Lời kết

Phỏng vấn hành vi có ý nghĩa rất quan trọng. Và bạn hoàn toàn có thể vận dung kỹ năng STAR để chinh phục cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Lưu ý rằng, dù cho thách thức phỏng vấn có là gì đi chăng nữa, bạn vẫn phải cố gắng trả lời. Hãy bình tĩnh và sáng suốt trong từng lời chia sẻ, nhận định về các trải nghiệm quá khứ. TopDev hy vọng đã có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị xoay quanh phỏng vấn hành vi (Behavioral-Based Interview)


Tuyển Dụng Nhân Tài IT Cùng TopDev
Đăng ký nhận ưu đãi & tư vấn về các giải pháp Tuyển dụng IT & Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng ngay!
Hotline: 028.6273.3496 – Email: contact@topdev.vn
Dịch vụ: https://topdev.vn/page/products

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm IT trên TopDev