Thế nào là nghệ thuật giao việc của nhà quản lý?

9211

Nhà quản lý hay sếp là một “đàn anh” có vai trò quan trọng đối với việc định hướng lộ trình sự nghiệp cho một nhân viên. Sếp không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà còn phải có nghệ thuật giao việc hiệu quả. Điều này tạo điều kiện để nhân viên có thể phát triển toàn diện năng lực một cách tốt nhất. Vậy đâu là những yếu tố tạo ra nghệ thuật giao việc của một nhà quản lý. Cùng TopDev phân tích trong bài viết sau đây.

Những sai lầm trong cách giao việc của sếp

giao việc

Như tiêu đề đã nói, giao việc không phải là một vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi một nhà quản lý/sếp phải thật sự hiểu rõ về nhân viên của mình. Do chưa nắm bắt chính xác, nhiều sai sót có thể xảy ra. Ví dụ như việc phân bố và quản lý công việc cho nhân viên. Điều này vô tình càng đẩy khoảng cách giữa sếp và nhân viên đi xa hơn. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của tổ chức nói chung và cá nhân mỗi nhân viên nói riêng.

Vậy nguyên nhân là do đâu?

Nhà quản lý ôm đồm quá nhiều công việc

Không khó để hiểu tại sao nhiều người sếp lại làm như vậy. Đơn giản vì họ cho rằng mình đủ khả năng để tự giải quyết được các công việc một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tốt hiệu quả công việc. Hoặc vẫn tồn tại nhiều lý do khác về sự cạnh tranh. Do vậy, sếp sẵn lòng chấp nhận thực hiện những nhiệm vụ dù nó có áp lực. Họ chưa muốn ủy quyền việc xử lý các đầu việc cho nhân viên. Đó cũng là lý do họ chưa thật sự là một người sếp tốt được. Họ thiếu đi sự nhìn nhận bao quát để có thể giao trách nhiệm cho đúng người – đúng việc.

Xem thêm: Chọn sếp tốt hay công ty tốt? – Đâu là nước đi đúng đắn?

Giao việc cho những “gương mặt thân quen”

Trường hợp này, sếp chỉ tập trung giao việc cho những nhân viên có quá nhiều kinh nghiệm. Thực tế, đây là một nước đi thông minh để đảm bảo rằng chất lượng công việc vẫn được duy trì tốt và không bị quá tải.

Thế nhưng, liệu rằng đó có phải là một chiến lược hoàn hảo hay không? Tất nhiên là không, dù đó là nhân viên quá dày dặn kinh nghiệm hay một nhân viên mới thì việc tạo ra những cơ hội trải nghiệm là điều cần thiết thực hiện.

Nhân viên mới họ không thiếu năng lực, cái họ thiếu chính là sự trải nghiệm. Nếu sếp không tạo điều kiện cho họ cọ xát thì làm sao họ có thể phát huy hết tài năng của mình. Đôi khi phải chấp nhận những rủi ro để tạo ra những bước ngoặt lớn hơn trong sự nghiệp. 

Nhà quản lý giao việc không đúng người, đúng việc

giao việc

Mỗi nhân viên đều sở hữu những đặc trưng riêng. Có thể họ khéo léo, tinh tế. Có những người lại quyết đoán. Và tất nhiên, cũng có những cá nhân thật sự nổi trội về mọi mặt. Không những thế. Nhà quản lý hay sếp là những thuyền trưởng. Họ có vai trò dẫn dắt, chỉ đạo tổ chức cho các các nhân viên tiềm năng của mình đi đúng hướng. Sự thận trọng trong quyết định chọn người của nhà quản lý thật sự rất quan trọng. 

Việc chọn sai người thực hiện công việc sẽ tạo ra những lỗ hổng lớn. Giao việc không đúng khả năng của nhân viên, giao tiếp một cách mơ hồ, chưa thống nhất,.. tất cả sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị chân chính của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi nhà quản lý hãy luôn sáng suốt khi giao việc nhé! 

Kế hoạch giao việc hiệu quả cho nhân viên

Cụ thể, việc lập kế hoạch giao việc hiệu quả sẽ giúp hạn chế được những rủi ro. Nhà quản lý cần phải có một kế hoạch phù hợp nhất. Đi từ việc xác định các yếu tố về mục tiêu, đối tượng, kế hoạch thực hiện cho đến việc theo dõi, đánh giá kết quả đạt được:

  • Xác định đúng trọng tâm vấn đề (tức mục tiêu công việc): Ví dụ lượng traffic của doanh nghiệp trong tháng gần nhất cần đạt được là 950,000 lượt xem. Chúng ta cần xác định phải thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu đó trong một tháng.
  • Tổ chức phân công: Nhà quản lý cần xem xét tiến trình và sắp xếp các công việc theo mức độ quan trọng  – khẩn cấp khác. Điều này tạo ra một hướng đi logic và đảm bảo tối ưu hiệu quả thực hiện. 
  • Chọn đối tượng phụ ứng: Đây là thời điểm thích hợp để nhà tuyển dụng tìm kiếm những đối tượng phù hợp về khả năng và trình độ.
  • Thiết lập kế hoạch: Tập trung triển khai các bước gồm các nhiệm vụ chi tiết và tiến hành thực hiện công việc
  • Theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện: Kiểm tra và thúc đẩy các nhân viên. Phản hồi, báo cáo để tìm ra những bất cập và điều chỉnh kịp thời. Đánh giá hiệu quả công việc và rút ra những kinh nghiệm.

Xem thêm: 4 cách thúc đẩy sự phát triển nhân viên tại công ty

Từ những lý do đó, ta nhận thấy các nhà quản lý như những người nghệ sĩ và việc chọn đúng người – đúng việc  là cả một nghệ thuật.

Nghệ thuật giao việc của nhà quản lý

John Quincy Adams, một nhà chính khách nổi tiếng đã từng chia sẻ:

“Nếu hành động của bạn thôi thúc người khác ước mơ nhiều hơn, học tập nhiều hơn, hành động nhiều hơn, và trở nên tốt đẹp hơn, bạn chính là một nhà lãnh đạo thật sự”

Giao việc không chỉ đơn giản là sự chuyển giao lại quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên. Đối với họ, đó còn là sự tin tưởng từ tổ chức. Họ sẽ cảm nhận được sự động viên và được đóng góp tạo ra các giá trị chung cho doanh nghiệp. Đó là một hành động nên được thực hiện.

Hãy là một “đàn anh” đúng nghĩa

giao việc

Mỗi nhà quản lý, lãnh đạo nhân sự hay sếp đều là những người đã từng trải nghiệm. Vì thế, bạn phải thể hiện mình là đàn anh đúng nghĩa. Hãy làm gương cho nhân viên của mình từ những hành động dù là nhỏ nhất. 

Muốn nhân viên của mình đi đúng hướng, bạn nên có những mô tả cụ thể về các mục tiêu cần đạt được. Bên cạnh đól bạn cần phải là một hình mẫu xứng đáng để nhân viên học tập. Hãy là phiên bản tốt hơn ngày hôm qua vì đối với nhân viên. Vì tất nhiên, không gì hiệu quả hơn bằng hình mẫu trực tiếp.

Dấn thân và đồng hành cùng nhân viên

Đừng tạo ra khoảng cách quá xa giữa bạn và nhân viên. “Chỉ trỏ”, “ra lệnh” dường như không thể khiến một tập thể tốt hơn. Mỗi nhà quản lý hãy đơn giản chia sẻ và cùng nhân viên trải nghiệm công việc. 

Họ cần thấy được sự nhiệt thành của nhà lãnh đạo, sếp,.. để có cho mình mong muốn được dấn thân. Chính điều này cũng quyết định đến khả năng đồng hành của một nhân viên. Vì vậy, hãy cố gắng tạo nên cảm giác đồng hành với nhân viên. Nhà lãnh đạo có thể ứng dụng lý thuyết tháp nhu cầu Maslow để hiểu thêm về những mong muốn của nhân viên mình. Nếu thấu hiểu nhân viên và tạo được sợi dây kết nối thì bạn là nhà lãnh đạo tài tình.

Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong quản lý nhân sự

Lưu tâm về sự chi tiết

Là một người quản lý, một người sếp, bạn không nên chỉ giao việc cho xong. Nhân viên luôn có những thắc mắc cần bạn giải đáp. Nhân viên luôn mong muốn nhận được lời khuyên bạn. Nếu là một nhà quản lý giỏi, bạn nên giải thích vấn để để giúp họ có trải nghiệm tốt nhất với công việc. 

Cung cấp những thông tin giúp nhân viên nắm rõ chi tiết vấn đề. Nó còn giúp giảm thiểu những rào cản phát sinh. Từ đó, họ thực hiện công việc theo đúng với định hướng đề ra. Cũng từ đó mà đảm bảo được hiệu suất công việc một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu nhân viên gặp những vấn đề khó khăn, nhà quản lý cần giúp đỡ họ. Nhà quản lý có thể chỉ ra những điều thú vị trong nhiệm vụ/công việc mà nhân viên đang đảm nhận. Đó là cách kích thích động lực làm việc của họ; hạn chế đi tình trạng chán nản có thể xảy ra.

Lời kết

Giao việc cho nhân viên là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở tính thần thấu hiểu. Nhà quản lý không chỉ quan tạm đến năng lực, trình độ mà còn kể đến sự phụ ứng. Giao việc còn có ý nghĩa quan trọng về mức độ đồng hành tại một công ty. Vì vậy, hãy là một nhà quản lý tải năng. Cho họ thấy rằng bạn luôn dõi theo họ, tạo những điều kiện tốt nhất để phát để phát huy toàn bộ năng lực. 


Tuyển Dụng Nhân Tài IT Cùng TopDev
Đăng ký nhận ưu đãi & tư vấn về các giải pháp Tuyển dụng IT & Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng ngay!
Hotline: 028.6273.3496 – Email: contact@topdev.vn
Dịch vụ: https://topdev.vn/page/products