Lương lập trình viên có thể đạt 100 triệu/tháng: Tin được không?

5252

Bài viết được sự cho phép của blogchiasekienthuc.com

Chào các bạn, đối với anh em làm trong giới lập trình thì mình tin chắc một điều là đã có không ít lần anh em nghe kể về những người có mức lương khủng.

Ở đây mình đang nói đến những người làm thuần về kỹ thuật, chứ không nói đến các vị trí cấp quản lý cao hơn. Vì nếu đã lên các vị trí cấp quản lý thì kiểu gì lương cũng cao rồi !

Và tất nhiên, còn một điều nữa là mình chỉ chia sẻ về ngành IT thôi, các ngành khác có thể sẽ có mức thu nhập cao hơn hoặc thấp hơn, cái này nếu thích thì các bạn tự tìm hiểu thêm nhé

  4 mẹo deal lương như ý với vị trí Product Manager
  5 điều NÊN và KHÔNG NÊN khi review tăng lương mà lập trình viên nào cũng nên biết!

#1. Đặc thù công việc?

Mình biết là mỗi ngành nghề thì đều có những đặc thù riêng và đặc thù đó quyết định ít nhiều tính chất của công việc.

luong-cua-lap-trinh-vien (2)

Đối với ngành IT, mà cụ thể hơn là các lập trình viên thì đặc thù công việc chính là sự tư duy. Tư duy trong giải quyết vấn đề, tư duy trong xây dựng phát triển sản phẩm…

Chính vì công việc đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều, mặc dù không nặng về chân tay nhưng nhiều khi anh em lập trình viên chúng ta sẽ cảm thấy cực kỳ stress và áp lực, mình tin là ai trong ngành này cũng vậy cả thôi !

Không phải ai cũng có thể chịu được áp lực của ngành lập trình này trong nhiều năm liền, chứ chưa muốn nói là làm được việc hay không.

Và chính vì đặc thù đó mà để đào tạo hoặc tuyển được một lập trình viên “cứng”, có thể làm ĐƯỢC VIỆC thì thực sự không phải là dễ.

Khái niệm OT (Overtime) gần như cũng được xuất phát từ các công ty công nghệ, khi mà khối lượng công việc quá nhiều nếu không làm thêm giờ thì không thể xong được.

Với đặc thù công việc áp lực là như vậy, thử hỏi nếu mức lương không tương xứng thì liệu có ai chấp nhận đánh đổi để làm hay không?

Đây là sự thật và là minh chứng rõ nhất cho câu nói làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Không có chuyện làm thì lười mà vẫn có ăn đâu nhé các bạn.

Trải nghiệm công cụ tính lương gross to net chuẩn tại TopDev

#2. Những áp lực mà họ phải chịu?

luong-cua-lap-trinh-vien (5)

Nói về áp lực của anh em lập trình viên thì mình đã từng có một bài viết riêng về chủ đề này rồi, các bạn có thể tham khảo lại bài viết này để biết thêm về những áp lực đó: Những áp lực khi HỌC và LÀM IT [Lập Trình Viên]

Vậy áp lực thì liên quan gì đến việc lương cao hay thấp? Cá nhân mình thấy thì hầu như những công việc với mức thu nhập ổn thì đều áp lực cả.

Làm IT cũng tùy dự án, tùy công ty mà áp lực công việc là cao hay thấp. Nhưng có một điều chắc chắn là nếu bạn làm IT mà chịu được áp lực thì khi đó, mức lương của bạn không thể thấp được.

Tại sao mình lại có sự so sánh như vậy, bởi thực tế nhiều người chịu được áp lực nhưng lương đâu có cao đâu?

Nói đến đây thì mình lại phải tiếp tục chia nó ra làm 2 đối tượng, đó là: Người chịu được áp lực và người phải chịu áp lực.

Người chịu được áp lực là người biết biến áp lực công việc thành động lực, biết biến khó khăn thành cơ hội để tự nâng cao giá trị bản thân.

Ngược lại, người phải chịu áp lực là những người làm các công việc bản thân không mấy yêu thích nhưng vẫn phải làm. Họ quen với áp lực và đôi khi “thờ ơ” hoặc “miễn nhiễm” với áp lực. Dù công việc đó có vội đến đâu họ vẫn thảnh thơi làm.

Và tất nhiên, là một lập trình viên, nếu người nào chịu được áp lực tốt thì người đó ắt sẽ có mức lương tương xứng với trí tuệ và công sức mà họ bỏ ra.

#3. Xu hướng

luong-cua-lap-trinh-vien (1)

Nếu các bạn để ý thì trong những năm trở lại đây, do sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các ngành học liên quan đến kỹ thuật, công nghệ cao đang rất được quan tâm.

Song song với đó là số lượng các công việc liên quan đến các lĩnh vực này cũng tăng lên rất nhiều và đòi hỏi một đội ngũ nhân lực đủ tiêu chuẩn để đáp ứng được công việc.

Chúng ta có thể liên hệ một chút sang thị trường hàng hóa. Nếu nói một cách thẳng thắn thì sức lao động cũng là một dạng hàng hóa.

Mà đã là hàng hóa thì chắc chắn phải buôn bán được và nếu loại hàng hóa đó càng quý hiếm, càng khó để có được thì nó càng đắt.

Đến đây chắc các bạn có thể hình dung được là tại sao lương của lập trình viên thường cao hơn một số ngành khác rồi đúng không.

Đặc biệt là các bạn sinh viên có khả năng kỹ thuật tốt thì việc đạt mức lương 20-25 triệu/tháng là hoàn toàn có thể, chứ chưa muốn nói là có nhiều bạn giỏi đặc biệt thì con số này còn cao hơn rất nhiều lần.

Có thể lương của lập trình viên nói riêng và của các bạn làm về công nghệ nói chung cao hơn mặt bằng chung một phần cũng phần do ảnh hưởng của xu hướng thị trường việc làm.

#4. Nhu cầu từ thị trường

luong-cua-lap-trinh-vien (3)

Thị trường mà mình muốn nói đến ở đây là thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động với hàm lượng chất xám cao.

Mà đại diện tiêu biểu ở đây là những người làm trong giới lập trình, là các lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên viên hệ thống…

Chúng ta đều biết rằng, quy luật cung cầu của thị trường đó là: Nếu cung mà nhỏ hơn cầu thì giá trị mặt hàng sẽ bị tăng lên, hay nói cách khác là hàng hóa đó sẽ tăng giá.

Nói vậy để chúng ta hiểu rằng, nhu cầu thị trường về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ đang tăng lên rất nhanh.

Trong khi các nguồn cung chất lượng thì lại rất ít và hầu như không đủ tiêu chuẩn. Rất nhiều trường đại học mở ra các ngành, chuyên ngành đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghệ nhưng nhìn chung chất lượng không thực sự tốt.

Chính vì vậy, các lập trình viên nói riêng hay các kỹ sư làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung mà có kinh nghiệm, kiến thức thì thực sự mức lương của họ là rất đáng mơ ước nếu ở Việt Nam. Và đó cũng là lý do mà nhiều người nói rằng thừa thầy thiếu thợ là như vậy !

#5. Chất lượng nhân sự

Chất lượng nhân sự đã được mình nhắc đến trong ý bên trên khi nói về nhu cầu thị trường. Vậy chất lượng nhân sự ảnh hưởng gì tới thu nhập của một người làm công nghệ, mà đại diện ở đây là các lập trình viên (dev)?

luong-cua-lap-trinh-vien (4)

Thực tế thì Việt Nam xuất phát điểm là một quốc gia hàng đầu về Outsourcing, tức là một quốc gia chuyên đi “gia công phần mềm” cho các khách hàng từ nước ngoài (đặc biệt là thị trường Nhật).

Chúng ta sẽ không đánh giá việc gia công phần mềm là nên hay không nên, tốt hay không tốt khi muốn thúc đẩy sự phát triển về công nghệ của nước nhà.

Nhưng có một sự thật mà chúng ta phải thừa nhận, đó là hiện nay hầu hết các bạn sinh viên được đào tạo dù là cấp đại học hay cao đẳng thì các bạn vẫn mang cái tư duy đi làm thuê nhiều hơn là làm chủ.

Mà khi chấp nhận làm thuê thì chúng ta sẽ tự động hạ thấp chất lượng của mình xuống, không muốn cải thiện và không có ý chí thăng tiến mạnh mẽ.

Và chính cái tư duy đó sinh ra hệ lụy đó là chất lượng nhân sự không cao một cách đồng đều. Nếu các bạn để ý, nhiều bạn sinh viên mới ra trường làm lập trình viên nhưng chỉ được khoảng 4-6 triệu.

Có thể nói chất lượng nhân sự trong lĩnh vực công nghệ là một trong những lĩnh vực có chất lượng không đồng đều nhất tại Việt Nam.

Có những người rất giỏi với mức lương cực “khủng”, nhưng cũng có những người mức lương chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt cơ bản là hết.

#6. Kết luận

Kết thúc bài viết này mình muốn khẳng định là nếu bạn là một lập trình viên bình thường, đặc biệt là lại chỉ làm việc ở Việt Nam thì rất khó mà đạt được mức lương 100 triệu/tháng.

Nhưng ngược lại, nếu bạn có khả năng kỹ thuật tốt, là người giỏi chịu được áp lực và ham học hỏi thì mình tin chắc một điều là các bạn cũng có cơ hội với mức lương 100 triệu/tháng. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé.

CTV: Nguyễn Đức Cảnh Bài viết gốc tại blogchiasekienthuc.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev