Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tester Thành Công Được Áp Dụng Nhiều Nhất

5596

Tester là công việc liên quan đến kiểm thử các phần mềm. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp ngành tester có được chỗ đứng vững chắc của riêng mình. Nhiều người lựa chọn theo đuổi công việc tester nhờ mức lương hấp dẫn và công việc thú vị. Vậy làm thế nào để ứng tuyển thành công vị trí tester khi số lượng ứng viên vẫn đang ngày một nhiều lên? Tìm hiểu thêm kinh nghiệm phỏng vấn tester hay ho với bài viết này nhé.

kinh nghiệm phỏng vấn tester
Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tester Thành Công Được Áp Dụng Nhiều Nhất

Công việc tester là làm gì?

Tester được biết đến là công việc liên quan đến kiểm định và thử nghiệm chất lượng phần mềm. Các hoạt động của tester nhằm bảo đảm sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sẽ hoạt động suôn sẻ và không gây ra bất cứ lỗi hay kết quả không mong đợi nào. Một tester khi kiểm định phần mềm cần tìm ra những lỗi, lỗ hổng và các yêu cầu không đúng với thực tế để có cách khắc phục kịp thời cùng đội ngũ devs.

Đa phần các tester hiện nay có thể làm việc với những công cụ hỗ trợ việc test tự động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc kiểm tra thủ công bằng mắt cũng có thể được thực hiện để đảm bảo không có lỗi nào bị bỏ qua khi kiểm tra bằng máy. Một tester giỏi không chỉ đảm bảo thực hiện việc kiểm tra quy trình chất lượng sản phẩm, kiến thức chuyên môn mà còn có khả năng chỉnh sửa những lỗi sai mà mình phát hiện.

Những kinh nghiệm phỏng vấn tester hay ho mà các kiểm định viên phần mềm không nên bỏ qua

Để trở thành một tester chắc chắn ứng viên cần phải thông qua phỏng vấn của công ty. Một số câu hỏi phỏng vấn tester chất lượng và thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cho mình.

Xem thêm nhiều việc làm Tester lương cao trên TopDev

1. Tại sao lại quyết định lựa chọn nghề tester?

Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đặt ra nhằm mục đích xác định chính xác và cụ thể hơn định hướng của bản thân cũng như sự nghiêm túc của bạn khi lựa chọn theo đuổi công việc này. Tùy theo mong muốn và định hướng mà mỗi ứng viên mà bạn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp. Nhưng hãy nhớ nhà tuyển dụng là những người đã dày dặn kinh nghiệm và họ biết rõ đâu là sự thật, chính vì thế nên chia sẻ một cách thẳng thắn và thật lòng để có thể trò chuyện với người phỏng vấn một cách hiệu quả nhất.

2. Một test case tốt sẽ gồm những đặc điểm gì?

Một test case chuẩn và tốt sẽ thể hiện khá rõ kết quả mà một tester sẽ đạt được trong quá trình làm việc của mình. Một test case tốt thường bao gồm các yếu tố sau: tiêu đề (nêu rõ mục đích của việc thử nghiệm), mục đích (lý do của việc thực hiện test case), mô tả đặc điểm của vấn đề, đối tượng thử nghiệm (tính năng hay mô-đun được thử nghiệm), điều kiện tiên quyết cần được thỏa mãn trong quá trình thực hiện.

phỏng vấn tester
Một số câu hỏi dành cho các tester

Ứng viên có thể dựa vào các gợi ý trên cũng như cân nhắc quá trình làm việc thực tế của mình để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất với câu hỏi của nhà tuyển dụng.

3. Bạn hiểu thế nào về test case, use case?

Để định nghĩa thì test case là một dạng tài liệu sẽ cung cấp cho tester từng bước trong quá trình thực hiện, những gợi ý chi tiết về cách để kiểm tra được một ứng dụng. Trong một test case sẽ bao gồm hướng giải quyết, các mô tả, nhận xét, hành động cũng như kết quả, kể cả thành công và thất bại.

Trong khi đó, use case có thể hiểu một cách đơn giản là một tài liệu có thể giúp tester hiểu được hành động của người dùng. Bên cạnh đó use case cũng bao gồm một số phản ứng của hệ thống, sản phẩm khi được tìm thấy trong một chức năng cụ thể nào đó.

Xem thêm Các Phần Mềm Dành Cho Dân IT Mà Mọi Lập Trình Viên Nên Biết

4. Có những phương pháp thử nghiệm nào và các cấp độ của chúng?

Về cơ bản hiện nay có 3 phương pháp kiểm thử phần mềm được áp dụng nhiều nhất gồm:

  • Kiểm tra hộp đen: Cách kiểm tra này chủ yếu phát hiện các sai sót liên quan đến thông số kỹ thuật. Kiểm tra hộp đen không yêu cầu tester phải có kiến thức về các đường dẫn nội bộ, cấu trúc hoặc việc triển khai phần mềm đang được thử nghiệm.
  • Kiểm tra hộp trắng: Ngược lại với việc kiểm tra hộp đen, kiểm tra hộp trắng lại dựa các link nội bộ, cấu trúc code và triển khai phần mềm đang được thử nghiệm. Vậy nên kiểm tra hộp trắng cũng đòi hỏi kỹ năng lập trình chi tiết cao hơn.
  • Kiểm tra hộp xám: Với phương pháp kiểm tra này, tester sẽ không có nhiều kiến thức liên quan đến các hạn chế, các lỗi xảy ra bên trong chương trình.

Kiểm thử phần mềm nói chung, về cơ bản quy trình hoạt động sẽ diễn ra từ giai đoạn kiểm tra đơn vị đến khi các lỗi đã được sửa và chấp nhận. Trong đó gồm 4 bước chính:

  • Kiểm tra đơn vị
  • Thử nghiệm hội nhập
  • Thử nghiệm hệ thống
  • Kiểm tra chấp nhận

Để trở thành một tester, từ kỹ năng làm việc đến kiến thức chuyên môn đều là những yếu tố cần có. Hy vọng một số thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp cho các tester tương lai có thêm thông tin và sự tự tin cho những vòng phỏng vấn tới của mình. Đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác với những bài viết hấp dẫn cùng topdev.vn/blog

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm tuyển dụng việc làm IT hấp dẫn trên TopDev