Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Hữu Cương
1. Hệ điều hành Android là gì?
Android là một hệ điều hành di dộng phổ biến nhất. Nó được chạy trên các thiết bị di động như smart phone, tablet… (điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh)
Android là một mã nguồn mở, phát triển trên nền tảng Linux.
Hiện tại, Android được sở hữu và phát triển bởi Google.
Tìm việc làm android lương cao trong tháng
2. Các phiên bản Android
Android phát triển rất nhanh, tới nay đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa và nâng cấp với các phiên bản sau:
- Android 1.5 Cupcake
- Android 1.6 Donut
- Android 2.1 Eclair
- Android 2.2 Froyo
- Android 2.3 Gingerbread
- Android 3.2 Honeycomb – Phiên bản Android đầu tiên được thiết kế cho máy tính bảng.
- Android 4.0 Ice Cream Sandwich
- Android 4.1 Jelly Bean
- Android 4.2 Jelly Bean
- Android 4.3 Jelly Bean
- Android 4.4 KitKat
- Android 5.0 Lollipop
- Android 6.0 Marshmallow
- Android 7.0 Nougat
- Oreo(8.0),
- Pie(9.0)
Điều đặc biệt trong tên của các phiên bản Android đều gắn kèm với một loại đồ ăn, bánh kẹo.
3. Kiến trúc hệ điều hành android
Android gồm 5 phần chính sau được chứa trong 4 lớp:
- Nhân Linux: Đây là nhân nền tảng mà hệ điều hành Android dựa vào nó để phát triển.
- Thư viện: Chứa tất cả các mã cái mà cung cấp cấp những tính năng chính của hệ điều hành Android.
- Android runtime: Là tầng cùng với lớp thư viện Android runtime cung cấp một tập các thư viện cốt lỗi để cho phép các lập trình viên phát triển viết ứng dụng bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java.
- Android framework: Là phần thể hiện các khả năng khác nhau của Android(kết nối, thông báo, truy xuất dữ liệu) cho nhà phát triển ứng dụng.
- Application: Tầng ứng dụng là tầng bạn có thể tìm thấy chuyển các thiết bị Android như Contact, trình duyệt…
Bài viết gốc được đăng tải tại codecute.com
Có thể bạn quan tâm:
- Build một ứng dụng Chat cho Android & iOS bằng Contus Fly như thế nào?
- Cách làm một ứng dụng Chat cho Android & iOS bằng Contus Fly như thế nào?
- Tại sao chẳng ai quan tâm đến các Push Notifications trên Android & lời giải kĩ thuật đằng sau
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev