Những bất đồng về quan điểm, hiệu quả làm việc là chuyện không quá xa lạ với chúng ta. Tuy chúng có thể khiến môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, và gây ra sự khó chịu cho tất cả các bên nhưng không thể phủ nhận chính những mâu thuẫn cũng góp phần mang lại hiệu suất làm việc cao hơn.
Đôi khi một chút bất đồng có thể thúc đẩy sự đột phá, tăng động lực và ngược lại vẫn có nhiều trường hợp tạo ra rào cản lớn trong các mối quan hệ. Thông qua bài viết sau đây, TopDev sẽ chia sẻ với bạn những cách thức phù hợp để giải quyết bất đồng về ý kiến nơi công sở.
Cùng điểm qua 3 chiến lược giải quyết bất đồng nơi công sở nhé!
Nhìn nhận vấn đề trên cùng góc độ
Sự đồng điệu luôn luôn quan trọng
Chúng ta đều nhận ra được nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn xuất phát từ chính cách nhìn nhận của mỗi người về vấn đề rất khác nhau. Đồng thời, cái tôi cá nhân cũng là yếu tố chi phối cách bạn thể hiện quan điểm, truyền tải thông điệp của mình đến mọi người. Nếu đủ lý trí để nhận ra, hãy thử ngẫm lại mọi thứ. Chúng ta là một đội, có cơ hội đồng hành trải nghiệm cùng nhau để thực hiện các mục tiêu chung. Bạn và các đồng nghiệp có thể bất đồng nhưng đó là tranh luận, không phải “sàn đấu ngôn ngữ” để thể hiện mình quá nhiều. Hãy nhìn nhận trên cùng một góc độ để nhận thấy sự tương đồng, cùng tìm ra sự thống nhất chung về các cách thức tổ chức để thực hiện công việc hiệu quả nhất.
Một lưu ý nữa là, việc cộng tác cùng những người đồng đội cần được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Thay vì chăm chăm phản bác ý kiến của đồng nghiệp, bạn hãy thử đặt niềm tin vào giải pháp của họ hoặc đơn giản, hãy trình bày những điểm mạnh – điểm hạn chế từ ý quan điểm của đồng nghiệp.
Nếu ý kiến đó có thiếu sót, bạn có thể đóng góp một chút ít về chuyên môn để làm rõ tính khả thi của vấn đề. Đó là cách xử lý khôn khéo giúp hạn chế được những bất hòa phát sinh mà không gây nên bất kỳ sự xúc phạm nào cho đồng nghiệp của bạn. Ngoài ra, điểm cộng hoàn hảo trong việc tạo ra sự tương tác hài hòa giữa bạn và đồng nghiệp chính là sử dụng cách nói “cách nói” thay vì”tôi. Phát ngôn ấy thể hiện rằng bạn đang thật sự quan tâm đến giải pháp tích cực của họ đồng thời bộc lộ mình là một người nhìn nhận các vấn đề trên lợi ích chung của doanh nghiệp.
Bạn không cần lúc nào cũng đúng!
Khi đã vào cuộc giải quyết mâu thuẫn, cuộc khẩu chiến có thể diễn biến khá phức tạp khi bạn và đồng nghiệp đều cố tỏ ra là mình đúng và thể hiện quan điểm cá nhân thay vì lắng nghe, xác định mức độ và giải quyết vấn đề.
Khá dễ hiểu vì sao bạn lại muốn thắng trong cuộc tranh luận, nhưng nếu quá đề cao việc mình phải luôn đúng, bạn đã hoàn toàn quên mất ý nghĩa của những bất đồng này.
Những cuộc tranh luận là để tìm ra cách giải quyết tối ưu, không phải cuộc chiến của người thắng – kẻ thua. Bất đồng là cơ hội để hai bên bày tỏ quan điểm. Để được lắng nghe, và được học hỏi. Nếu cứ chăm chăm vào giành phần thắng, chúng ta đang ngăn cản mình gặt hái những giá trị tích cực từ cuộc thảo luận. Vì thế, trước cuộc thảo luận, bạn hãy đảm bảo những điều sau đây
- Tính trung thực: Cam kết rằng bạn và đôi phương đều có chung mong muốn tìm ra được cái cốt lõi của vấn đề thông qua những sự thật đã diễn ra.
- Loại bỏ những hiềm khích cá nhân: Chấp nhận thảo luận để giải quyết những bất đồng tức là bạn đã đặt lợi ích công việc lên hàng đầu. Vì thế, việc gạt bỏ đi những hiềm khích, thành kiến cá nhân về nhau là điều hết sức quan trọng.
- Cởi mở và lắng nghe lẫn nhau: Đây là giai đoạn các nên mở lòng, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến lẫn nhau,cùng thảo luận để đi đến sự thống nhất chung. Đừng quá thể hiện rằng mình luôn đúng trong mọi trường hợp
Hãy để mọi người giúp bạn
Việc tương tác trong các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là trong ngành nhân sự, nhiều người có xu hướng không cho rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ là một ý kiến hay. Họ có phần đánh đồng đó là sự yếu đuối và chủ yếu họ đi theo hướng tự bản thân gầy dựng mọi thứ từ A đến Z. Và đôi khi, việc bạn nghĩ rằng mình đang tạo gánh nặng hay khiến người khác cảm thấy bực bội sẽ vô tình làm bạn trở nên thiếu tự tin, từ đó bạn chỉ biết thụ động tiếp thu các quan điểm, mất đi những chính kiến cá nhân về tư duy phán đoán, đánh giá các giải pháp vấn đề. Hãy nhớ rằng việc bạn để mọi người giúp bạn là bạn đang tạo cơ hội cho họ bày tỏ suy nghĩ. Đây được xem là một thủ thuật, khác với việc bạn đánh đi mất quyền lợi được nêu nhận xét về các giải pháp của đồng nghiệp.
Nhờ giúp đỡ cũng là một cách thể hiện bạn tin tưởng vào chuyên môn và khả năng của đồng nghiệp trong việc đưa ra những giải pháp thật sự hiệu quả. Một bí quyết dành cho bạn là thay vì mở đầu cuộc thảo luận bằng giọng điệu tranh cãi, bạn hãy thể hiện mong muốn được giúp đỡ từ đồng nghiệp. Đây là cách ứng xử thông minh và đồng thời cũng thể hiện bạn đang tôn trọng và đề cao thiện chí xây dựng mối quan hệ ý nghĩa với các đồng nghiệp của mình.
Lời kết
Có nhiều cách thức để giải quyết bất đồng nơi công sở. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng, hoàn cảnh và mức độ của mâu thuẫn đó mà bạn cần có cách thức xử lý phù hợp. TopDev mong rằng với bài viết này, các bạn đã có những chia sẻ bổ ích có thể vận dụng vào thực tiễn giúp bạn sớm giải quyết mọi nút thắt trong doanh nghiệp của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Giải pháp cho những ai đối mặt với căng thẳng nơi làm việc
- 5 lưu ý để viết đánh giá hiệu suất của bạn
- Rời bỏ công việc tại các doanh nghiệp nhỏ – Nguyên nhân và giải pháp
Xem thêm IT Jobs for Developer trên TopDev