Facebook làm được. Tại sao chúng ta lại không?

1454

Tôi không đồng tình với những người không chuyên về lĩnh vực khoa học, công nghệ khi họ cho rằng, chuyện gì mà người khác làm được thì bản thân mình cũng làm được, như Facebook chẳng hạn. Nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại phi thực tế. Tại sao vậy?

Họ sở hữu dữ liệu

Như tôi đã thảo luận trong bài viết gần đây nhất về APIs, các công ty lớn như Facebook sở hữu toàn bộ các dữ liệu độc quyền. API mà họ có cho phép bạn truy cập một số thông tin, nhưng đó chỉ là những thông tin công ty muốn bạn truy cập. Biểu đồ bạn bè của Facebook rất có giá trị đối với công ty của họ, nhưng họ chỉ tiết lộ một phần thông qua API.

Ví dụ: Facebook cho phép bạn có được danh sách bạn bè của người dùng nếu họ cũng là người dùng của bạn. Bạn không thể truy cập vào những người chưa từng sử dụng ứng dụng. Ví dụ Spotify sẽ hiển thị âm nhạc mà bạn bè bạn đang nghe, nhưng Spotify không biết thông tin gì về những người không phải là bạn của bạn. Điều này ngăn cản bạn thực hiện một số tính năng mà chỉ riêng Facebook mới làm được.

Họ sở hữu các Platform

Nếu sản phẩm của bạn hoạt động trong environment của một công ty khác, chẳng hạn như hệ điều hành Android của Google, iWatch của Apple hoặc Alexa của Amazon, thì bạn chỉ có thể làm những gì công ty đó cho phép làm.

Gần đây tôi đã xây dựng một ứng dụng Alexa để tìm hiểu về nền tảng mới của Amazon. Tôi nhận ra Alexa ràng buộc các developer khá chặt chẽ, chúng tôi không được quyền truy cập nhiều tính năng mạnh mẽ mà Alexa sử dụng cho các built-in skills. Ví dụ: người dùng phải gọi ứng dụng bằng cách nói, “Alexa, yêu cầu [tên ứng dụng] …” thay vì chỉ nói về những gì bạn muốn. Tôi có thể hỏi “Alexa, thời tiết hôm nay như thế nào?” Bởi vì thời tiết là điều mà Amazon đã xây dựng trong các platform mà họ sở hữu, nhưng nếu tôi đang xây dựng một ứng dụng tương tự, người dùng sẽ phải gọi nó bằng cách nói “Alexa, hỏi ứng dụng Awesomest Weather của Adam thời tiết hôm nay như thế nào?”

Một số công ty lại lựa chọn các giải pháp sáng tạo. Snapchat không sở hữu iOS hoặc Android và app developers từ những nền tảng này không thể ngăn cản người dùng chụp màn hình. Có vẻ như đây là một vấn đề cơ bản với một ứng dung nổi tiếng sở hữu các bài posts mang tính tạm thời. Thay vào đó, Snapchat đã sử dụng khả năng nhận biết tình huống khi người dùng chụp ảnh màn hình, từ đó xây dựng cơ chế cảnh báo người dùng nhằm hạn chế thao tác chụp ảnh màn hình này.

Họ có hàng ngàn kỹ sư

Giả như bỏ qua các yếu tố kĩ thuật, thì đội ngũ chỉ có 3 kỹ sư của bạn cũng không thể cạnh tranh được với các ông lớn như Facebook. Các team nhỏ tuy hoạt động linh hoạt nhưng đối với một số thử thách kỹ thuật có quy mô lớn như Google Maps, bạn thực sự cần sở hữu một đội ngũ đủ để hoàn thành các dự án tầm cỡ. 

Họ có nhiều tiền

Nguồn tài nguyên máy tính (computing resources) đang dần rẻ hơn, và các dịch vụ lưu trữ đám mây như AWS hỗ trợ việc thuê các thiết bị phần cứng 1 cách dễ dàng. Tuy nhiên, một số tasks – đặc biệt là các tác vụ xử lý dữ liệu lớn – sẽ tiêu tốn của các công ty nhỏ khá nhiều tiền. Trong những trường hợp này, kỹ sư của bạn phải có khả năng tinh giảm những con số với chi phí ước lượng cụ thể, để bạn đưa ra được những quyết định tiếp theo.

Họ sở hữu bằng sáng chế

Tôi chưa gặp nhiều vấn đề về bằng sáng chế trong công việc của mình, nhưng có một số trường hợp, các kỹ sư nhưng không được phép thực hiện vài thao tác kĩ thuật vì lý do sáng chế. Bằng sáng chế phần mềm là một chủ đề nhạy cảm, khi nhiều chuyên gia phần mềm nhận định rằng chúng được trao cấp một cách quá tùy tiện. Thậm chí nhiều công ty lớn, kể cả những công ty sản xuất vũ khí cũng được cấp bằng sáng chế, và một số đã hứa sẽ chỉ sử dụng bằng sáng chế để dự phòng. Vì một số bằng sáng chế có quy định rất lỏng lẻo, rất nhiều công ty đang vi phạm các bằng sáng chế mà họ thậm chí không biết. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên nghiên cứu xem liệu ứng dụng của mình có bị ảnh hưởng một chút nào đó từ các công ty lớn sở hữu bằng sáng chế có liên quan hay không.

Nguồn: topdev via hackernoon.com