Dịch vụ thị trường Fintech – Công nghệ Tài chính Landscape 2020

5927

Thị trường fintech tuy là một thị trường còn mới mẻ và non nớt ở thị trường Việt Nam nhưng sức ảnh hưởng của thị trường này khá lớn. Thậm chí nó còn làm thay đổi cả hành vi người dùng trong ngành Tài chính.

Theo báo cáo Thị trường Fintech Landscape nhận định rằng dịch vụ thanh toán trực tiếp lại nằm ngoài danh sách chịu ảnh hưởng của Covid-19. Vào cuối năm 2016 từ con số 40 công ty nay đã tăng gần bốn lần lên 140 ở thời điểm hiện tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau (Trong đó, 32 đơn vị trung gian thanh toán được NHNN cấp phép đủ điều kiện kinh doanh).

Theo ý kiến các chuyên gia ngân hàng, để phát triển mạnh Fintech thì rất cần vốn đầu tư, từ công nghệ, thị trường cho đến nhân lực và cả người dùng, vì dù cho có bước phát triển mạnh mẽ, song Fintech vẫn là lĩnh vực mới ở Việt Nam và còn rất non trẻ nếu so sánh với mức độ phát triển trên thế giới.

Khái niệm Fintech là gì?

Financial Technology có nghĩa là Công nghệ Tài chính, gọi tắt là Fintech được hiểu nôm na là sử dụng công nghệ trong tất cả các hoạt động thuộc về dịch vụ tài chính thì được gọi là Fintech.

  10 bí kíp để startup và FinTech startup thành công đột phá
  CHINH PHỤC ĐƯỜNG ĐUA CÔNG NGHỆ CÙNG MOMO - ỨNG DỤNG FINTECH SỐ 1 VIỆT NAM

Cụm từ Fintech còn được sử dụng phổ biến chung cho các công ty sử dụng các công nghệ tiên tiến làm chủ đạo cho mục đích kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động đầu tư, các hoạt động ngân hàng… bằng công nghệ internet, điện thoại thông minh, các phần mềm mã nguồn nói chung hoặc thậm chí là công nghệ đám mây…

thị trường fintech 2020

Xem thêm báo cáo về Thị trường Fintech Landscape 2020

Theo khía cạnh cắt nghĩa đầy đủ hơn, Fintech được tờ Huffington Post của Mỹ định nghĩa là một ngành nghề mới, đó là ngành công nghiệp tài chính đem áp dụng công nghệ tiên tiến để có thể tăng năng suất, nâng cao hiệu quả công việc trong lĩnh vực hoạt động tài chính. Nó ứng dụng công nghệ mạng internet vào các công quy trình, sản phẩm, ứng dụng, mô hình kinh doanh, và chỉ hoạt động được khi có sự can thiệp của công nghệ.

Chức năng của Fintech

Ngành Fintech có 2 chức năng chính phù hợp cho 2 nhóm đối tượng sử dụng, đó là các công ty chuyên về phục vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và công ty hỗ trợ hoạt động công nghệ cho các định chế tài chính chủ chốt (back-office).

Nhóm đối tượng Công ty phục vụ người tiêu dùng:

Nhóm này sẽ cung cấp người dùng các ứng dụng, app mobile, sản phẩm thuộc về kỹ thuật số, công nghệ để cải thiện phương thức quản lý tiền bạc, tài chính cho người dùng, ngoài ra còn có thể cải thiện các trường hợp cá nhân khách hàng vay mượn, tài trợ vốn cho các startup nhỏ và vừa.

Nhóm đối tượng Công ty hỗ trợ hoạt động công nghệ:

Nhóm này là nhóm các công ty chuyên về “hậu cần” back-office, chuyên hỗ trợ tất tần tật các hoạt động công nghệ trong Fintech. Không chỉ thể, nhóm này còn hỗ trợ cho các định chế tài chính trong ngành Fintech.

Bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào có phát sinh giao dịch về cho vay, nhận tiền, cho thuê tiền mua tài sản/tài chính, chuyển tiền, phát hành các phương thức thanh toán , bảo lãnh, cam kết tài chính, các công việc liên quan thị trường tiền tệ, chứng khoán, ngoại hối….. đều được gọi chung 1 cái tên là ‘định chế tài chính’. Ví dụ như ngân hàng là một định chế tài chính phổ biến.

Có thể hiểu, Fintech bao gồm những dịch vụ cơ bản về tiền tệ như thanh toán tiền, cho vay, chuyển tiền, gửi tiền thì nó còn có vai trò to lớn hơn, cao cả hơn đó chính là:

  • Crowd-Funding – Gọi vốn cộng đồng
  • Peer to peer lending – Cho vay đồng cấp
  • Personal Finance – Tư vấn tài chính cá nhân
  • Insur-Tech – Công nghệ bảo hiểm
  • Crypto Blockchain – Tiền tệ số hóa
  • Data Management – Quản lý dữ liệu

Tầm ảnh hưởng của ngành Fintech theo báo cáo của Landscape

Fintech có một ảnh hưởng khá mạnh đến ngành tài chính, có thể nói, ngành này mạnh đến mức đủ khả năng tái định hình lại ngành tài chính hiện tại. Nó tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng thành phần chi tiết của ngành tài chính.

thị trường fintech 2020

Ở các công ty P2P (Peer to Peer Lending – kết nối người đi vay và người cho vay thông qua Internet) – các công ty cho vay hiện nay hoạt động khá hiệu quả nhờ vào Fintech. Fintech không những giúp giảm bớt nguồn nhân sự tư vấn mà còn giúp giảm bớt thời gian phê duyệt các khoản vay từ người dùng xuống chỉ còn trong vòng vài giờ.

Lược bỏ được các khâu giấy tờ phức tạp nhưng vẫn có tính hiệu quả và đảm bảo cao, an toàn, chính vì vậy làm tăng năng suất hiệu quả và khách hàng sử dụng.

Các chuyên gia của ngân hàng đầu tư tài chính lớn nhất thế giới Morgan Stanley đã dự đoán rằng, dù 5 năm trước, năm 2015, các khoản vay thông qua internet ở Mỹ có con số khá khiêm tốn là 20 tỷ USD. Nhưng 5 năm sau con số này sẽ tăng trưởng nhanh, và đạt kỷ lục lên đến 120 tỷ USD trong cuối năm 2020.

Trong lĩnh vực quản lý và đầu tư, thậm chí các quỹ đầu tư lớn như Vanguard và BlackRock đã đầu tư hẳn ‘robo adviser’ để tự động điều chỉnh hóa các danh mục đầu tư match với mức độ rủi ro khi đầu tư theo nhu cầu của khách hàng.

Có 1 vài quỹ đầu tư khác cũng đang cho thử nghiệm hình thức điều chỉnh tự động hóa mức độ rủi ro sao cho phù hợp với khách hàng bằng cách cho robot học các thuật toán cao cấp hơn.

Bên cạnh đó có 1 vài Startup và ngân hàng đầu tư đa quốc gia hay cả NHTW Anh đã cho ra mắt các loại tiền ảo (tương tự bitcoin) dùng để thay thế tiền mặt, có thể dùng để chuyển tiền…

Ngoài ra, top 5 xu hướng về Fintech đáng chú ý được thị trường fintech 2020 tìm hiểu và tổng hợp chính là: big data và AI, RPA – tự động hóa quá trình robot, giao diện đàm thoại, blockchain, thanh toán di động. Trong tương lai chắc hẳn 5 xu hướng này sẽ bùng nổ tại thị trường fintech 2020.

Các ảnh hưởng lớn như:

  • Thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ của người dùng

Thấy rõ nhất ở các dịch vụ ngân hàng, Trong những năm trở lại đây, mỗi lần xuất hiện giao dịch, các khách hàng thay vì phải đứng xếp hàng đợi ngoài ngân hàng làm đủ thứ giấy tờ thủ tục như trước thì nay chỉ cần mở app của ngân hàng đó hoặc lên website là đã được hỗ trợ giao dịch.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều phát triển cùng 1 lộ trình đó là phát triển website, ứng dụng ngân hàng, ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking, tablet banking, giao dịch không giấy tờ….

  • Hỗ trợ phân tích khách hàng

thị trường fintech 2020

Cùng với các kỹ thuật công nghệ cao và hiện đại, ứng dụng kỹ thuật Big Data, thị trường fintech 2020 đã phân tích hàng ngàn hành vi khách hàng sử dụng giúp cho các ngân hàng, định chế tài chính thu thập thêm nhu cầu của khách hàng từ đó có thể cho ra những chiến lược kinh doanh, chế độ hậu đãi mới thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Đặc biệt, nhờ ứng dụng kỹ thuật Big Data này, các định chế tài chính cũng sẽ dễ dàng phác họa được con đường phát triển, giảm thiểu chi phí nhưng chất lượng vẫn được nâng cao, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Giao dịch không dùng giấy

Đây là xu hướng mới nối tiếp xu hướng “thanh toán không tiền mặt” mà trong bài báo cáo Dịch vụ thị trường thanh toán điện tử Landscape 2020 đã đề cập qua. “Giao dịch không dùng giấy” sẽ trở thành xu hướng mới ngày này, nhằm giảm thiểu chi phí giấy tờ không cần thiết, bảo vệ môi trường…

Các chi nhánh lớn nhỏ của ngân hàng không cần cạnh tranh nhau mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu giao dịch nữa mà thay vào đó khách hàng sẽ làm điều đó trên app hoặc web. Giảm thiểu được rất nhiều loại chi phí vận hành hoạt động, thay vào đó sẽ đổ nhiều vốn và công sức hơn vào việc phát triển cũng như duy trì chất lượng công nghệ.

Tạo ra sân chơi chung – chia thị phần cho công ty Fintech

Để có thẻ duy trì được sự cân bằng của đôi bên, ‘nước lên thì thuyền lên’ các định chế tài chính sẵn sàng chia lại thị phần của mình cho các công ty Fintech tạo ra một sân chơi chung công bằng và cùng nhau phát triển.

Biến động ở các thị trường nhân sự

Thị trường fintech 2020 phát triển cũng làm các ngành khác ảnh hưởng theo, ví dụ như hậu quả của việc công nghệ phát triển đó là làm dư ra lượng người lao động ở các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm…

Tuy là một ngành còn khá trẻ nhưng Fintech có tương lai khá sáng sủa. Các cơ quan, công ty, doanh nghiệp tài chính thế giới nói chung và tài chính Việt Nam nói riêng đều mong đợi Fintech sẽ mang đến làn sóng mới làm bùng nổ thị trường tài chính trong tương lai. 

Với những lợi ích mà Fintech đã đem đến như giúp giảm tải nhiều loại chi phí, minh bạch, giao dịch đơn giản tiện lợi thì chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ – ngài Janet Yellen đã nhận định rằng “nền công nghệ tiền ảo sẽ giúp nâng cấp hệ thống thanh toán quốc tế đã cũ kỹ”

Ngài Mark Carney – Thống đốc NHTW Anh đã nêu lên cái nhìn của ngài về Fintech và tin rằng ngành này có thể làm thay đổi nhận thức, cách thức làm việc của các ngân hàng hiện tại, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến các công ty và người dùng đang quản lý và tiết kiệm tiền bạc.

Tuy nhiên, ngài vẫn còn đắn đo về tính an toàn và mức độ chính xác của hệ thống tài chính và ngài hy vọng sẽ cải thiện được vấn đề này trong tương lai.

  VNG đồng hành cùng sinh viên thời đại mới khám phá công nghệ Fintech
  FE CREDIT TECHSPEC – TRẢI NGHIỆM LẬP TRÌNH VÀ LÀM VIỆC TẠI MÔI TRƯỜNG FINTECH HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Quy mô của Fintech trên thế giới

Vào năm 2016, rất nhiều công ty đầu tư mạo hiểm trên thế giới đã đầu tư tổng cộng 17 tỷ USD vào các Startup Fintech, tỷ lệ góp vốn này tăng gấp 6 lần năm 2012. 

Ở một đất nước tuy ít dân số nhưng lại có tiềm lực mạnh như Singapore thì đã có hơn 100 Startup về Fintech. Vì sự phát triển quá mạnh mẽ này mà rất nhiều ngân hàng truyền thông quan ngại rằng Fintech sẽ dần chiếm lấy thị trường của họ.

Để tránh bị Fintech vượt mặt, các ngân hàng cũng đã cố gắng lấn sân vào Fintech. Họ dùng chính thương hiệu lớn mạnh có sẵn của họ kết hợp công nghệ tiên tiến để thử nghiệm người dùng.

Tuy nhiên, điểm bất cập ở đây là hơn 90% hệ thống quản trị, quản lý tại các ngân hàng là “hàng lỗi thời”, do đó quá trình chuyển giao thử nghiệm từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng Fintech khá mất thời gian và tiền bạc vì họ phải nâng cấp toàn bộ hệ thống và training nhân viên sao cho có đủ tiêu chuẩn, kiến thức hỗ trợ được khách hàng của họ.

Một trong những ngành kinh tế thu hút nhân sự trẻ và đang hot hiện nay đó là ngành Tài chính – Ngân hàng.

Chính vì lượng khách hàng mới mỗi năm ngày càng có xu hướng hiện đại hóa và sử dụng công nghệ nhiều hơn nên các ứng dụng công nghệ Fintech cũng ngày càng được nâng cấp và cho ra đời những ứng dụng với chức năng mở rộng, hiện đại hơn… thế chỗ cho hầu hết các phương thức vận hành lỗi thời của các dịch vụ tài chính đã tồn tại từ rất lâu tại các ngân hàng hoặc các định chế tài chính.

topdev

Fintech tác động đến những ai?

Mặc dù ngành Fintech chỉ có 2 nhóm đối tượng sử dụng, là các định chế tài chính (công ty đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng…) và khách hàng, tuy nhiên về mức độ tác động, ảnh hưởng thì bài báo cáo thị trường fintech sẽ chia làm 3 loại đối tượng bị Fintech ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất. Đó là:

Định chế tài chính

Các định chế tài chính được xem là gốc rễ của Fintech, nó sử dụng ‘công cụ phát triển’ là Fintech để nâng cấp tất cả các hoạt động dịch vụ trong định chế tài chính để thu hút và giữ chân khách hàng. Vì nhận thấy tầm quan trọng của Fintech trong ngành Tài chính – ngân hàng tiên tiến này nên họ cũng đã đầu tư không ít vào các công ty phát triển Fintech.

Công ty Fintech

Đây là những công ty chuyên về cung cấp và phát triển công nghệ, cập nhật ứng dụng, phần mềm phù hợp cho từng mô hình định chế tài chính khác nhau. Có thể nói, họ là đội ngũ kỹ thuật công nghệ đứng sau các công ty định chế tài chính (một vài định chế tài chính lớn mạnh cũng có thể tự mình đảm nhiệm vị trí của các công ty Fintech và ngược lại)

52 Công Ty về Fintech đang chờ đón bạn

Khách hàng

Đây là nhóm đối tượng đơn giản nhất nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn nhất. Nhóm đối tượng này là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các định chế tài chính. Khách hàng là nhóm đối tượng đứng giữa và hưởng lợi (chế độ, hậu đãi thành viên, công nghệ hiện đại)  từ các công ty định chế tài chính khi họ cạnh tranh với nhau.

Khuyết điểm của ngành Fintech

Dù được đánh giá cao là thế, nhưng Fintech vẫn mang các khuyết điểm cần được giải quyết dứt điểm. Các công ty Fintech cung cấp khá nhiều hình thức dịch vụ tài chính khác nhau, từ các loại tài khoản nghỉ hưu cho người lớn tuổi đến các khoản vay nợ, thế chấp… trực tuyến.

Vì tính đa dạng cũng như như tính đơn giản nên đã có khá nhiều người tham gia vào Fintech, tuy nhiên số lượng người sử dụng lại không thật sự hiểu rõ về bản chất của ngành và cả những nghĩa vụ và quyền hạn mà họ phải chấp nhận.

Các cá nhân có thu nhập thấp, hoặc các cá nhân không có cơ hội tiếp cận với Internet đều không thể sử dụng Fintech được và họ lo sợ rằng, Fintech sẽ thay thế hình thức ngân hàng truyền thống lâu nay.

Để bảo vệ người dùng và toàn hộ hệ thống Fintech mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh mẽ của nó, Mỹ cho biết họ sẽ hỗ trợ về luật về việc ban hành giấy phép chính thức cho các công ty Fintech kèm theo điều kiện nhất định.

Khi đó, các công ty Fintech này buộc phải tuân theo luật lệ, điều khoản khi hoạt động trong ngành Fintech. Chính điều này đồng thời sẽ giúp bảo vệ cả người dùng và các công ty Fintech mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của nó.

Bên cạnh những rủi ro có thể xảy ra đó, thì những lợi ích mà ngành Fintech đem đến là không thể phủ nhận. Thị trường fintech ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển kinh tế của thế giới về mặt tích cực.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem thêm Top công việc IT tại TopDev!