Công Việc Của Business Analyst Và Tất Tần Tật Các Thông Tin Cần Biết Về Nghề BA

4469

Trong thị trường việc làm công nghệ hiện nay, Business Analyst đã trở thành một ngành nghề khá phổ biến và được nhiều người quan tâm. Như mọi ngành nghề khác, sự chú ý đổ dồn vào việc nghề Business Analyst cụ thể là làm những gì, công việc có khó khăn hay không, nhu cầu nhân lực ra sao và mức lương có đủ hấp dẫn? Tiếp tục chuỗi bài viết về vị trí này, cùng TopDev tìm hiểu thêm về công việc của Business Analyst nhé!

công việc của business analyst
Công việc của các Business Analyst

Tổng quan ngành Business Analyst

Business Analyst – BA được biết đến là các Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Công việc này đang trở thành “hot job” ở thời điểm hiện tại nhờ sự săn đón nhiệt tình cùng chế độ lương thưởng cực hấp dẫn mà các công ty đề ra. Tuy nhiên, nói vậy cũng để thấy rằng, yêu cầu chuyên môn với một BA là rất cao và công việc mà họ đảm nhận có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn vong của một công ty.

  Business Analyst (BA) là gì? Học gì để trở thành một BA
  Business Intelligence (BI) là gì? Trò chuyện cùng chuyên gia Trường Phan để hiểu hơn về vai trò của BI trong hệ thống

Theo Viện quốc tế cung cấp chứng chỉ hành nghề BA chuyên nghiệp hiện nay đánh giá, các Business Analyst sẽ đóng vai trò trung gian kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Tùy theo mỗi vị trí làm việc cụ thể mà vai trò của các BA sẽ có sự khác biệt nhất định, nhưng về cơ bản họ sẽ là người tìm hiểu và nắm rõ các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, sau đó cùng với các phòng ban bàn bạc và đưa ra những giải pháp cụ thể hỗ trợ người dùng.

Công việc của Business Analyst

Nhìn chung, công việc hàng ngày mà các BA đảm nhận sẽ là một quy trình gồm:

  • BA sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng và lắng nghe mọi chia sẻ của khách hàng với những trải nghiệm sử dụng cũng như khó khăn mà họ đang gặp phải. Thông qua các thông tin đó, chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ lên phương án giải trình và tìm ra giải pháp phù hợp.
  • Sau khi triển khai kế hoạch, Business Analyst sẽ làm việc với từng phòng ban cụ thể trong công ty như team dev, QC, Product,… để phối hợp xử lý vấn đề đang xảy ra.
  • BA sẽ theo dõi toàn bộ quá trình thay đổi để đánh giá hiệu suất và sự cải thiện của hoạt động thay đổi này. Họ sẽ giám sát liên tục để đảm bảo kết quả được tối ưu nhất cũng như khắc phục kịp thời các lỗi khác nếu có.
business analyst làm gì
Công việc hàng ngày của Business Analyst

Đây là quy trình làm việc cơ bản của một Business Analyst, tuy nhiên theo mỗi vị trí cụ thể, công việc của các BA sẽ có sự khác biệt:

1. Data Analyst

Như tên gọi, vị trí Data Analyst sẽ làm việc chủ yếu và gần như gắn bó với dữ liệu. Họ sẽ phụ trách việc thu thập toàn bộ số liệu, thể hiện nó ở dạng biểu đồ hoặc đồ thị sao cho người xem có thể dễ dàng hiểu cũng như dự đoán được kết quả sẽ xảy ra với số liệu đó.

2. Systems Analyst

Các chuyên viên phân tích hệ thống là một nhánh khác trong công việc của Business Analyst. Công việc này đòi hỏi nhân viên phải hiểu rõ hệ thống dữ liệu của công ty, có khả năng phân tích, đánh giá và thiết kế hệ thống để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Bên cạnh đó, việc đề xuất các giải pháp phát triển và tối ưu hệ thống từ sớm cũng là yêu cầu với vị trí này.

systems analyst
Systems Analyst gắn bó với việc nghiên cứu hệ thống

3. Management Analyst

Management Analyst còn được gọi là Chuyên gia tư vấn quản lý, họ giữ vai trò rất quan trọng trong công việc phân tích nghiệp vụ nói chung với các đề xuất để cải thiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Họ là những người hiểu rõ vấn đề của doanh nghiệp để đề xuất hướng giải quyết vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa tối ưu kết quả sản xuất.

Xem thêm các việc làm Business Analyst lương cao trên TopDev

Với một công việc hấp dẫn như vậy, mức lương của các Business Analyst cũng luôn nằm trong top so với mặt bằng thị trường việc làm.

Ngoài ra, để có thể tập trung phát triển đúng hướng đi công việc của mình, việc tìm hiểu từ trước những ngành học phục vụ cho ngành phân tích nghiệp vụ là rất cần thiết. Xem thêm Business Analyst Cần Học Gì Để Trở Thành Chuyên Gia Trong Ngành? để tìm hiểu bạn nhé!

Hi vọng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn phần nào hoàn thiện hiểu biết của mình với công việc Business Analyst. Theo dõi Topdev.vn/blog và đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác cùng chủ đề nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm công việc CNTT hấp dẫn trên TopDev