Business Analyst (BA) là gì? Kỹ năng cần có để trở thành BA

115262

BA là gì? Có bao giờ bạn đọc được những thuật ngữ như thế này nhưng lại thắc mắc nó có nghĩa là như thế nào và đóng vai trò gì trong một công ty? Bài viết dưới đây sẽ làm bạn hiểu thêm về định nghĩa BA là gì nhé!

Business Analyst (BA) là gì?

BA là viết tắt của Business Analyst, có nghĩa là một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. BA chính là người đứng giữa, kết nối khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính của BA là phân tích, xác định và truyền đạt các yêu cầu kinh doanh để đảm bảo rằng các giải pháp công nghệ được phát triển phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.

ba là gì

Business Analyst (BA) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và tối ưu hóa quy trình hoạt động của các doanh nghiệp. Họ sử dụng khả năng phân tích kinh doanh để làm việc với các bộ phận cốt lõi của công ty, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả và lợi nhuận. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Business Analyst.

Vai trò và trách nhiệm chính của Business Analyst

1. Quản lý yêu cầu

Quản lý yêu cầu là một phần cốt lõi trong vai trò và trách nhiệm của Business Analyst. Trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay, BA cần duy trì và cập nhật các yêu cầu liên tục thay đổi, đồng thời sử dụng các sáng kiến hiện đại để đáp ứng các nhu cầu mới.

2. Phân tích dữ liệu

Business Analyst liên tục phân tích dữ liệu để tìm kiếm các vấn đề có thể gây ảnh hưởng lâu dài. Họ sử dụng thông tin này để phát hiện bất kỳ điểm yếu nào trong các quy trình hiện tại, từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho công ty bằng cách loại bỏ những nỗ lực dư thừa hoặc các vấn đề chưa được nhận diện.

3. Nghiên cứu công nghệ

Business Analyst nghiên cứu các tiến bộ công nghệ để hiện đại hóa hệ thống và quy trình. Họ xem xét các thông tin mới nhất và các đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông tin để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề cấp bách của tổ chức, giảm thiểu rủi ro tuân thủ và bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi việc bị tấn công và đánh cắp.

4. Trình bày kết quả

Business Analyst tạo ra các báo cáo và thuyết trình để trình bày các phát hiện của mình. Họ tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan để truyền đạt kết quả, kể câu chuyện dựa trên dữ liệu thu thập được và giải thích lý do tại sao cần thực hiện các thay đổi, bất kể liệu những thay đổi đó có phù hợp với hiện trạng hay không.

5. Phát triển dự án

Nhiều công việc của Business Analyst nằm trong phạm vi các dự án đặc biệt. Họ chịu trách nhiệm tạo ra các sáng kiến giúp doanh nghiệp đối mặt với các thách thức của thế giới kinh doanh hiện đại. Để làm được điều này, họ cộng tác, đào tạo và huấn luyện các nhân viên khác, đồng thời làm việc chặt chẽ với quản lý cấp cao, đối tác, kỹ thuật viên và khách hàng.

6. Quản lý thay đổi

Business Analyst là những người đại diện cho sự thay đổi, vì vậy họ phải quản lý các thay đổi trong quá trình làm việc. Để làm điều này một cách hiệu quả, họ cần thành thạo kỹ năng quản lý thay đổi, bao gồm thực hiện các thử nghiệm cho các quy trình mới hoặc thay đổi, và theo dõi kết quả của các thay đổi sau khi chúng được triển khai trong tổ chức.

Mô tả công việc của Business Analyst

Công việc của BA hàng ngày được tóm gọn trong 3 bước sau:

Bước 1: Làm việc với khách hàng, nghe và hiểu mong muốn của họ. Từ đó gợi ý, lên yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo dựng các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.

Bước 2: Bước chuyển giao thông tin cho nội bộ team. Bao gồm cả team phát triển dự án như PM, Dev, QC,… hay những team liên quan cho dù là team làm cái module nhỏ nhất.

Bước 3: Management sự thay đổi của các requirement, BA phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật trong tài liệu.

>>> Xem thêm: Mức Lương Của Business Analyst Hiện Nay Bao Nhiêu?

Làm thế nào để trở thành một Business Analyst (BA)?

Để trở thành BA không nhất thiết bạn phải là người trong ngành IT, tuy nhiên để trở thành BA xịn thì đó là câu hỏi dành cho cả những người trong và ngoài ngành IT, vậy cần bổ sung những tố chất gì để trở thành BA? Chúng tôi xin đưa ra những phân tích bên dưới như sau:

1. Những người trong lĩnh vực IT (Ví dụ: Lập trình viên, chuyên viên kiểm tra phần mềm,….)

Nếu muốn trở thành một BA, họ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ khác như kế toán, nhân sự, tài chính… Thường thì những người thuộc lĩnh vực này sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA. Bởi ngoài kiến thức nền tảng chuyên về IT, thì tuỳ vào từng lĩnh vực dự án và tuỳ vào mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó, mà họ sẽ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan và chuyên sâu.

Tuy nhiên, đa phần thì dân kỹ thuật thường có kỹ năng mềm không tốt mấy nhất là các kỹ năng giao tiếp hay đàm phán là rất tệ. Vì vậy nếu mà dân kỹ thuật có 2 tố chất trên thì rất dễ trở thành BA xịn.

2. Những người không chuyên IT (Ví dụ: Kinh doanh, marketing,…)

Lợi thế thường thấy của nhóm BA non-IT đó là về kỹ năng giao tiếp cũng như đàm phán, họ là những người năng động, linh hoạt, và kỹ năng trao đổi cũng tốt hơn. Tuy nhiên rào cản lớn nhất của họ vẫn là kỹ thuật, để hiểu rõ, để có khả năng đàm phán thì họ cần nắm các hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết, như thế thì mới có thể tư vấn rõ cho khách hàng được.

  Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi với Google Optimize và Google Analytics
  Những điều cần biết về nghề Data Analytics và Business Analytics

BA không xuất thân từ kỹ thuật thường làm trong các công ty/tổ chức/doanh nghiệp chỉ liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn nào đó nhất định. Họ vẫn đóng vai trò cầu nối, nhưng sản phẩm cuối cùng mà BA này cùng nhóm phát triển phần mềm tạo ra phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ. Do đó, BA lúc này cần có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hơn.

ba là gì

3. Người vừa có kiến thức về IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác

Những người thuộc nhóm này thường là những lập trình viên/quản lý dự án lâu năm, đã trải qua nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có kiến thức sẽ bao quát hết mọi lĩnh vực vừa IT, vừa kinh tế. Do đó, nhóm đối tượng này sẽ dễ dàng trở thành BA nhất. Tuy nhiên những người này thường có cảm giác trì trệ, chậm chạp. Vì vậy cái cần thay đổi của họ là nên thường xuyên cập nhật công nghệ mới cũng như linh hoạt trong mindset của mình mà thôi.

Đây là một trong những công việc đáng mơ ước với mức lương cao, đãi ngộ tốt. Bạn có thể xem hàng dài danh sách công ty tuyển Việc làm Business Analyst tại TopDev.

>>> Xem thêm: Business Analyst Cần Học Gì Để Trở Thành Chuyên Gia Trong Ngành?

Các kỹ năng cần có của một Business Analyst

Kiến thức cần có của Business Analyst

Một Business Analyst (BA) cần có nhiều kiến thức và kỹ năng để phân tích và cải tiến quy trình kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là những kiến thức và kỹ thuật quan trọng mà BA cần nắm vững:

Phân Tích SWOT

SWOT Analysis là công cụ dùng để đánh giá các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của một tổ chức. Đây là kỹ thuật quan trọng giúp BA nhận diện những điểm mạnh và yếu nội bộ, đồng thời phân tích các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Việc hiểu rõ các yếu tố này giúp BA xây dựng chiến lược phù hợp và tìm ra những điểm cần cải thiện trong quy trình hoạt động.

Phân Tích MOST

MOST Analysis (Mission, Objective, Strategy, Tactics) giúp phân tích và lập kế hoạch cho các mục tiêu của tổ chức. Công cụ này chia thành bốn phần:

  • Mission (Sứ mệnh): Định nghĩa mục tiêu chính của tổ chức.
  • Objective (Mục tiêu): Các mục tiêu cụ thể mà tổ chức muốn đạt được.
  • Strategy (Chiến lược): Các chiến lược để đạt được mục tiêu.
  • Tactics (Chiến thuật): Các hành động cụ thể để thực hiện chiến lược.

Kỹ thuật này giúp BA xác định rõ ràng mục tiêu của tổ chức và lập kế hoạch để đạt được chúng.

Mind Mapping

Mind Mapping là công cụ đồ họa dùng để trình bày và phân tích các ý tưởng và khái niệm. Đây là phương pháp giúp BA tổ chức thông tin một cách trực quan, từ đó phát triển các chiến lược và giải pháp sáng tạo. Mind Mapping hỗ trợ việc tạo ra các ý tưởng mới, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố và tổ chức thông tin hiệu quả.

Phân Tích PESTLE

PESTLE Analysis là công cụ dùng để xác định các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức. PESTLE bao gồm:

  • Political (Chính trị): Các yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
  • Economic (Kinh tế): Các yếu tố kinh tế như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến tổ chức.
  • Social (Xã hội): Các yếu tố xã hội như thay đổi trong nhân khẩu học và văn hóa.
  • Technological (Công nghệ): Những tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng đến tổ chức.
  • Legal (Pháp lý): Các quy định và luật pháp có thể tác động đến tổ chức.
  • Environmental (Môi trường): Các yếu tố môi trường như thay đổi khí hậu và quy định về bảo vệ môi trường.

Kỹ thuật này giúp BA hiểu rõ các yếu tố bên ngoài và dự đoán ảnh hưởng của chúng đến tổ chức.

Brainstorming

Brainstorming là kỹ thuật tạo ra ý tưởng và giải pháp thông qua việc động não tập thể. Kỹ thuật này giúp BA thu thập các ý tưởng từ nhóm, khám phá các vấn đề và tìm ra giải pháp sáng tạo. Brainstorming thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp và phát triển ý tưởng mới.

Kỹ năng giao tiếp

Các BA cần giao tiếp rõ ràng các chi tiết như yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu và kết quả test, đây là các yếu tố quan trọng quyết định thành công của một dự án hay không. Ngoài ra kỹ năng ngoại ngữ và khả năng sử dụng văn bản để giao tiếp cũng là kỹ năng thiết yếu đầu tiên trong sự nghiệp của một BA.

Với bản chất của công việc, các Business analyst dành rất nhiều thời gian tương tác với người sử dụng, khách hàng, người quản lý và team làm phần mềm.

Kỹ năng công nghệ

Để xác định các giải pháp kinh doanh, một BA nên biết những gì các ứng dụng công nghệ  đang được sử dụng, những kết quả có thể đạt được thông qua các platform hiện tại và ứng dụng các công nghệ mới. Testing phần mềm và design hệ thống kinh doanh cũng là những kỹ năng phân tích kỹ thuật quan trọng. Để giao tiếp với khách hàng bạn cần dùng ngôn ngữ kinh doanh, còn để giao tiếp với team kỹ thuật thì chắc chắn bạn phải có kỹ năng này.

Kỹ năng phân tích

Muốn làm một BA tốt thì nên bao gồm các kỹ năng phân tích để xác định nhu cầu kinh doanh của khách hàng được hiểu đúng và truyển đạt chính xác vào các sản phẩm. Mặc khác, công việc của BA đôi lúc phải phân tích số liệu, tài liệu, các kết quả khảo sát với người sử dụng đầu tiên và quy trình làm việc để xác định quá trình xử lý để khắc phục vấn đề kinh doanh. Kỹ năng phân tích mạnh là lợi thế của một BA thành công.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Ngành IT luôn luôn có sự thay đổi rất nhanh, công việc của các BA cũng thường xuyên bị thay đổi. Khi các chuyên gia đang developer các giải pháp kinh doanh của khách hàng, không có gì là chắc chắn cái đó sẽ được sử dụng, do đó việc tìm ra cách để nhanh chóng giải quyết vấn đề và tiến tới hoàn thành dự án một cách thành công là một trong những điều quan trọng của một BA.

Kỹ năng ra quyết định

Đây là kỹ năng quan trọng khác của một người BA. Một BA nên có khả năng đánh giá tình hình tốt, tiếp nhận đầu vào từ các bên liên quan và chọn một ra một hướng xử lý hợp lý với tình hình các bên.

Kỹ năng quản lý

Một kỹ năng khách mà BA cần có là khả năng quản lý dự án. Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và giữ tất cả mọi người trong dự án trong vòng ràng buộc thời gian quy định chỉ là một số trong những kỹ năng quản lý mà một BA nên có.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Khi đấu thầu cho các dự án của khách hàng, kỹ năng đàm phán của một BA phải sử dụng thường xuyên để đạt được mục tiêu là kết quả có lợi cho công ty và một giải pháp hợp lý cho khách hàng. Để duy trì các mối quan hệ tốt giữa các team bao gồm kinh doanh hay kỹ thuật và với các đối tác bên ngoài đòi hỏi một BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục mạnh mẽ.

Học ngành nào thì có thể làm BA?

Để trở thành một Business Analyst (BA), bạn có thể theo học các ngành sau:

  1. Quản trị Kinh doanh: Cung cấp nền tảng về quản lý và phân tích kinh doanh.
  2. Khoa học Máy tính: Trang bị kiến thức về công nghệ và hệ thống dữ liệu.
  3. Kỹ thuật Phần mềm: Học về phát triển và quản lý phần mềm.
  4. Kinh tế: Giúp phân tích dữ liệu và xu hướng thị trường.
  5. Hệ thống thông tin quản lý: Tập trung vào lập kế hoạch và triển khai dự án.
  6. Khoa học Dữ liệu: Tập trung vào khai thác và phân tích dữ liệu.

Việc học các ngành này sẽ giúp bạn trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc hiệu quả trong vai trò của một BA.

Mức lương của BA là bao nhiêu?

Mức lương của ngành Business Analyst khá đa dạng, phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc. Theo báo cáo của Payscale, mức lương trung bình toàn cầu cho một Business Analyst là khoảng 65,573 USD mỗi năm. Tại Việt Nam, mức lương cho từng cấp bậc của Business Analyst như sau: Fresher thường nhận từ 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng, Junior từ 15 – 20 triệu đồng, Senior từ 20 – 40 triệu đồng và các cấp quản lý có thể nhận từ 40 – 60 triệu đồng mỗi tháng.

Thông qua những thông tin trên về ngành Business Analyst, chi tiết về khái niệm, mô tả công việc cũng như các kỹ năng cần có để trở thành 1 BA, TopDev hy vọng bạn có thể tìm được định hướng phù hợp với khả năng và đam mê của mình.

Có thể bạn muốn đọc thêm:

Xem thêm việc làm BA tại TopDev!