Công nghệ trong ngành Bảo hiểm InsurTech: Góc nhìn từ Phó Tổng Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin AIA Việt Nam

2606

Công nghệ trong Ngành bảo hiểm nói chung hay InsurTech nói riêng đang có tiềm năng vô cùng lớn tại thị trường Việt Nam. Trò chuyện cùng TopDev TV, anh Nguyễn Quang Trung (Bill), hiện đang là Phó Tổng Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin AIA Việt Nam, sẽ chia sẻ một số góc nhìn về công nghệ và tiềm năng của thị trường này.

Phó Tổng Giám Đốc AIA

  • Anh Nguyễn Quang Trung (Bill), sinh ra ở Việt Nam nhưng đã làm quen với cuộc sống tại đất nước Pháp từ năm 10 tuổi.
  • Đến năm 2009, anh quay về Việt Nam và làm việc cho đến hiện tại, từng kinh qua các tập đoàn lớn như IBM, GNT và 4 năm gần đây là làm việc tại AIA Việt Nam.
  Kết hợp công nghệ vào Logistic thế nào là tối ưu?
  Business Intelligence (BI) là gì? Trò chuyện cùng chuyên gia Trường Phan để hiểu hơn về vai trò của BI trong hệ thống

Con đường sự nghiệp trong ngành InsurTech

Anh nghĩ career path của mình của hơi đặc biệt. Anh bắt đầu làm việc từ năm 19 tuổi, khi chỉ vừa bắt đầu vào đại học. Những ngày đầu, anh nhận thấy môi trường và cách học Công nghệ thông tin ở Pháp không phù hợp và cho mình thế nên anh quyết định vừa đi làm, vừa đi học. Anh đi học 2 tuần và đi làm 2 tuần. Cứ như vậy trong suốt 2 năm và đạt được bằng đại học đầu tiên. Sau đó, anh đi làm chính thức. Bởi tại thời điểm ấy, ngành IT chưa phổ biến nên ban ngày thì anh làm việc, còn ban đêm thì anh lại đi học thêm để đạt được tấm bằng Master Degree.

Sau quãng thời gian đó, anh làm cho một tập đoàn khá lớn về Consulting Service, đó là Altran Europe. Anh làm cho tập đoàn này khoảng 6 năm. Tại đó, anh đã được làm nhiều project như ngành automobile (ngành ô tô) cho Mercedes; ngành pharmaceutical (ngành dược) cho Sanofi Aventis ; và rất nhiều tập đoàn lớn & lĩnh vực khác nhau tại Pháp.

Tại sao anh lại đặt Head Title trong Profile của mình là CxO thay vì chức vụ hiện tại là CTO hay CIO? Có phải CxO này là Chief Experience Officer?

Về điểm này anh nghĩ, thực ra chữ CXO chỉ mới phổ biến trong vài năm vừa qua thôi. Còn về title của anh, chữ CxO là chữ x nhỏ chứ không phải X to. Trên thực tế, chữ CxO này của anh ý nghĩa là bởi anh không không nghĩ anh là một người chỉ biết, làm mỗi về Technology. Bởi trong thế giới hiện tại, đòi hỏi rất nhiều người có khả năng làm việc linh hoạt (Agile) để có thể quản lý được hết công việc trong một project (dự án) hay trong một business (doanh nghiệp). 

Xem thêm Gặp gỡ Nguyễn Sơn Tùng CTO Viec.co – Quán quân StartupViet 2019

Vì thế, chữ CxO ở đây mang ý nghĩa thể hiện sự linh hoạt; trong một quá trình, anh có thể làm cả về công nghệ, kinh doanh, tài chính, chiến lược, marketing,… Tóm lại, CxO nghĩa là anh có thể làm việc linh hoạt trong nhiều công việc khác nhau. Nhưng điều ấy không có nghĩa mình là chuyên gia trong toàn bộ các lĩnh vực ấy. Chuyên môn của mình vẫn là về công nghệ, tuy nhiên mình vẫn có thể phát triển được những xu hướng khác .

Áp dụng công nghệ vào Bảo hiểm

Ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm bảo hiểm như thế nào?

Khi một gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (life insurance) được đưa ra thường sẽ tập trung vào 3 điểm: 

  • Đầu tiên phải biết khách hàng họ là ai?
  • Thứ 2 là khả năng tài chính của khách hàng như thế nào ? (Financial Situation Status)
  • Thứ 3 là tình trạng sức khỏe của họ khi mua bảo hiểm (Medical Health Status)

Từ đó, công nghệ có thể được ứng dụng vào 3 yếu tố này.

Anh có thể chia sẻ thêm về các công nghệ trong ngành bảo hiểm được áp dụng cho 3 yếu tố trên được không?

Để áp dụng công nghệ trong bảo hiểm thì mình áp dụng ở đây là OCR (nhận dạng ký tự quang học), voice recognition, facial recognition và tiếp theo  là cả Machine Learning và AI. Đặc biệt trong AI thì mình sẽ áp dụng nó cho AI Underwriting (thẩm định bảo hiểm). 

Ứng dụng trong Underwriting đó là mình làm sao automation (tự động hóa) và validate (xác nhận) tất cả thông tin của khách hàng. Từ chứng minh nhân dân mình có thể nhận diện ra được mà không cần tự input vì nó không có nhiều vấn đề phát sinh.

InsurTech Công nghệ và Bảo hiểm

Thứ 2 là mình có facial recognition để mình biết được người đó còn sống (alive) hay không. Điểm thứ 3 là công nghệ AI áp dụng facial recognition để mình biết một hình chụp trên chứng minh nhân dân cách đây 10 năm so sánh với một người hiện tại thì match bao nhiêu % với nhau. Đó là những gì AI đang áp dụng cho AI Underwriting.

Tiếp theo đó là Claims Automation Processing (Tự động hóa Quá trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm). Cũng là việc xem process trên những công nghệ cũ nhưng nay mình có thể làm tự động qua API và AI để rút ngắn thời gian trong Insurance Claim Process (quy trình yêu cầu bảo hiểm xử lý)

Tập đoàn bảo hiểm AIA Việt Nam có sử dụng công nghệ chatbot không?

Thành thật mà nói, Chatbot là một công nghệ rất hot hiện tại và anh nghĩ tất cả mọi người đều muốn sở hữu chatbot. Tuy nhiên, chatbot mà thực sự hiệu quả thì anh nghĩ là chưa có. Tại AIA Việt Nam cũng đã thử nghiệm và đã có một chatbot. Tuy nhiên, một chatbot để đưa cho end-user, một khách hàng thực sự sử dụng thì hiện tại vẫn chưa thành công.

Tại sao chưa thành công? Vì điểm thứ nhất, xu hướng và tư duy sử dụng của khách hàng Việt vẫn chưa quen sử dụng qua Chatbot. Điểm thứ 2 đó là công nghệ AI phía sau Chatbot phải thông minh. Để xây dựng một Chatbot đáp ứng nhu cầu ngoài FAQ thì hiện tại điều này đang rất phức tạp và chưa thành công được.

Hiện tại, AIA Việt Nam đang ứng dụng công nghệ Chatbot cho phần internal (nội bộ) của mình để hỗ trợ quá trình bán hàng hay bộ phận HR (được process hóa, FAQ – Frequently Asked Questions, câu trả lời thông minh dựa trên process đã có) và trong tương lai mình cũng sẽ triển khai điều đó cho internal workforce (nội bộ) hoặc salesforce (đội ngũ bán hàng) của mình.

startup công nghệ trong bảo hiểm

Theo anh vì sao Insurtech vẫn chưa phát triển tại Việt Nam?

Đầu tiên nên làm rõ, trong lĩnh vực bảo hiểm có 2 loại là Bảo hiểm nhân thọ (life insurance) và phi nhân thọ (non-life insurance). Insurtech trên thực tế đang được áp dụng rất nhiều và ứng dụng cho ngành non-life insurance (bảo hiểm phi nhân thọ). Một trong số những startup Insurtech mà anh thấy sản phẩm của họ làm rất tốt, đó là Lemonade, dù là Startup nhưng cách họ tiến hành Customer Experience (CX) đã khiến sản phẩm của họ có chỗ đứng trong ngành InsurTech. Đương nhiên, những business hay những sản phẩm như của Lemonade có thể áp dụng được ở Việt Nam hay không là tùy thuộc vào mindset (tư duy) và Customer Experience (trải nghiệm khách hàng) nữa. Ở Việt Nam, Fintech thành công trong lĩnh vực payment (e-wallet) thì đã có những cái tên như MoMo, Zalopay,… Tuy nhiên về Insurtech ở Việt Nam thì vẫn còn tương đối chậm, bởi phần nhiều liên quan đến vấn đề thâm nhập thị trường.

InsurTech Công nghệ và Bảo hiểm

Trau dồi kiến thức IT để theo đuổi mảng bảo hiểm như thế nào?

Anh nghĩ là không chỉ liên quan đến bảo hiểm mà đây còn là những xu hướng, nhu cầu sắp tới trong lĩnh vực IT.

  • Đầu tiên là về Technology risk, đó là một điểm quan trọng mà mình có nhiều biến đổi.
  • Thứ hai là học những công nghệ mới như Cloud ComputingDevOps.
  • Thứ ba là tất cả những gì liên quan đến Data Analytics, Machine Learning, AI.

Tất cả những công nghệ này trên thực tế sẽ là những công nghệ được áp dụng cho tất cả nền tảng đang có digital transformation journey và đặc biệt là cho những tập đoàn lớn.

Bài viết dựa trên chuỗi TopDev TV – Ep22 do TopDev thực hiện

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm hàng trăm việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev