Hành trình của tôi
Tôi có background về Tech, tôi bắt đầu code từ khi còn học trung học và thích tự mình built các sản phẩm. Tôi có kinh nghiệm 5 năm làm trong các lĩnh vực Data Structure, Thuật toán, Database … và một vài khóa học khác ( tôi cũng trải qua 3 lần intern). Tôi tốt nghiệp đại học ngành Software Engineering và bắt đầu đi làm Dev tại Goldman Sachs. Cùng với đó, tôi cũng tham gia nhiều hackathons và làm việc trong các Tech projects.
Trong khi làm việc tại Golden Sachs, tôi có cơ hội hướng dẫn một nhóm nữ học sinh trong chương trình Technovation Challenge. Đây là cơ hội tốt cho tôi khi làm việc cùng 1 team để thực hiện 1 App Android về sức khỏe. Lần làm việc này đã cho tôi kinh nghiệm và củng cố niềm yêu thích của tôi trong việc xây dựng sản phẩm.
Trong tôi luôn có một niềm đam mê về thiết kế và nghệ thuật. Tôi trưởng thành trong thập niên 90 từ thời chưa có internet, tôi đã dành nhiều tiếng đồng hồ dùng tay của mình để tạo ra nhiều bức tranh trang trí. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi muốn học thêm về thiết kế nên đã đăng kí học một khóa học về Social Innovation ở Ideo/Acumen’s và Scott Klemmer’s về Computer Interaction. Cả 2 khóa học đều rất hữu ích, truyền cảm hứng và dạy cho tôi rất nhiều về các concept của HCI và thiết kế.
Cũng trong thời gian này, tôi được biết đến chức vụ “Product Manager”. Tôi cảm thấy rất hứng thú và bắt đầu tìm hiểu cách để trở thành PM.Sau đó, tôi tiếp tục học để có bằng Master về Software Management. Tấm bằng này mang tôi tới Sillicon Valley – nơi tôi tạo quan hệ với rất nhiều công ty, PM, Growth Hacker và Designer. Tôi cũng học hỏi được rất nhiều từ các chuyên gia và bạn học. Tôi dành cả mùa hè với vị trí Product Management Intern tại Groupon, lần thực tập này cho tôi thấy nhiều khía cạnh khác về một sản phẩm tiêu thụ của công ty. Sau đó, tôi tiếp tục làm việc trong một Project vs IBM, tập trung vào sản phẩm Bluemix. Lần làm việc này càng khiến tôi gia cố tình yêu của mình với Product Management. Project Bluemix đã đưa tôi đến thế giới điện toán đám mây và Paas. Sức mạnh của điện toán đám mây làm tôi say mê. Một vài tháng sau, tôi rất vui mừng khi có cơ hội tham gia AWS với vị trí Product Manager. Trải nghiệm của tôi tại AWS rất đáng nhớ…
Tham khảo tuyển dụng product manager lương cao trên TopDev
Vậy bạn muốn trở thành Product Manager đúng không?
“Liệu tôi có cần MBA mới trở thành Product Manager?”
“Liệu tôi có cần biết Code không?”
“Liệu tôi có cần học Nghiên cứu sinh để trở thành Product Manager không?_
Câu trả lời là “Không”
Thật sự không có con đường cố định nào để trở thành Product Manager cả, một vài PM giỏi có xuất thân từ chuyên viên và trợ lí sản phẩm. Những vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc học hỏi kinh nghiệm làm việc với KH và hiểu rõ nhất điểm quan tâm nhất của họ. Một vài PM có xuất thân từ Designer hoặc Marketer, hoặc có xuất thân từ Software Dev (hoặc QA engineer). Một vài PM thâm chí còn không có bằng cấp về Tech, họ học luật, tài chính, kinh tế.. Và một số có MBA, còn lại thì không.
Bạn không cần có bất cứ một bằng cấp riêng biệt nào để trở thành PM cả. Tuy nhiên, bằng cấp lại tạo cho bạn một thuận lợi lớn để lên được PM. Vi dụ, một PM trong Project về tech ( như Big Data hay Infrastructure Product) sẽ cần phải hiểu về các định nghĩa tech và quy trình liên quan. Một chuyên gia về Tech cũng sẽ nhận được nhiều sự kính trọng từ các team khác. Nhưng nếu bạn làm việc chăm chỉ, có thể bạn không cần bằng về Tech mà có thể học thông qua các phương tiện khác như MOOC online, hoặc là học từ thực tiễn công việc đang làm – bạn có thể có kiến thực sâu rộng về các vấn đề Tech như bất cứ ai có bằng CS.
“Vậy tôi cần làm gì để trở thành 1 PM?”
Để thay đổi career path của mình bạn chắc chắn cần phải học. Đầu tiên, để trở thành 1 PM, bạn phải có tâm huyết với sản phẩm đang làm. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về các sản phẩm và công nghệ mới trên “Product Hunt” hoặc “Hacker News”.Hãy thử tất cả các sản phẩm mới khiến bạn hứng thú và tạo lập các ý kiện về sản phẩm đó. Đọc sách, báo, blog về sản phẩm, công nghệ mới, product management, design, growth hacking – Bất cứ thứ gì bạn quan tâm. Hãy nghe các Postcast trong việc xây dựng sản phẩm.
Tạo các mối quan hệ, quan hệ, quan hệ!. Hãy tham dự các buổi gặp gỡ nơi bạn có thể gặp và trò chuyện với các PM khác, designer, growth hacker, engineer và các chủ doanh nghiệp. Nếu bạn đang ở trong Sillicon Valley, tôi đề xuất bạn đến với buổi gặp mặt Lean Product và Lean UX. Hackathon cũng là một cách để tạo mối quan hệ và xây dựng các sản phẩm. Các mối quan hệ sẽ giúp bạn học hỏi từ các chuyên gia và xây dựng các mối quan hệ về job referral. kết nối với những mentor cũng rất tốt cho bạn.
Cuối cùng, điều tốt nhất bạn có thể làm để trở thành product manager là build sản phẩm. Bạn không cần phải là 1 PM trong 1 công ti nào cả, bạn có thể xây dựng dự án của riêng mình và học hỏi các kĩ năng cần thiết để trở thành 1 PM – từ ý tưởng, làm research, các yêu cầu cho một MVP, thiết kế và xây dựng 1 MVP, marketing, đứa sản phẩm tới KH, lấy feedback và phát triển sản phẩm.
Sản phẩm của bạn không nhất thiết phải làm thay đổi thế giới nhưng nó sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều từ việc lên ý tưởng và giải quyết các vấn đề liên quan. Sau khi xây dựng sản phẩm, hãy cho cả thế giới biết. Nếu sản phẩm thất bại thì sao? Không vấn đề gì cả vì chắc chắn bạn đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Hãy chia sẻ hành trình của bạn với những người khác và nhờ họ feedback cho bạn. Bạn có thể làm điều này một cách dễ dàng thông qua việc viết về các kinh nghiêm của mình hoặc đưa vào portfolio. Đây là một cách tuyệt vời để các bên tuyển dụng PM thấy được hành trình làm sản phẩm của bạn.
Link gốc tại Đây
Nếu bạn đang có dự định trở thành Product Manager, tham gia sự kiện “All about Product Management” tại TP.HCM để gặp gỡ & học hỏi bí kíp từ chuyên gia Lê Anh Quang – Product Director của Websosanh, đồng thời là Founder của Eggcellent
Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev