Vai trò chính của giám đốc công nghệ là nhằm đảm bảo chiến lược phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức/doanh nghiệp. Nhưng không có nghĩa, CTO sẽ chịu trách nhiệm giám sát bộ phận CNTT. Thay vào đó, điều họ thực hiện là pha trộn các nền tảng kiến thức về công nghệ của cá nhân và kiến thức thông tin được cập nhật liên tục để cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp về chiến lược tốt nhất có thể. Có thể nói, CTO có một vai trò quan trọng cho sự gắn kết của công ty. Cùng TopDev phân tích sâu hơn tầm quan trọng của CTO qua bài viết sau đây.
CTO – Chief Technology Office là gì?
CTO – Giám đốc công nghệ (hay Giám đốc kỹ thuật) – là người giữ vị trí quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp. Đồng thời, họ chuyên phụ trách các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật; điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Thông qua việc giám sát chặt chẽ các nhu cầu ngắn và dài hạn, CTO sẽ đưa ra quyết định nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Thường thì CTO sẽ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành (CEO) của công ty.
Nhân tố quan trọng thể hiện tiềm năng của sự gắn kết
Sự gắn kết của CTO được thể hiện khi chính họ theo dõi đội ngũ kỹ thuật. Họ cũng là người cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho nhân viên. Đồng thời là người hỗ trợ việc đảm bảo sự tối ưu hóa về mặt công nghệ.
Không nhất thiết mọi công ty đều cần có CTO. Nhưng nếu bạn đang điều hành một công ty khởi nghiệp với tiềm năng phát triển lớn thì CTO thật sự quan trọng. CTO đích thị sẽ là một “trung tâm dữ liệu chính về công nghệ” đấy.
Vai trò của CTO được thay đổi tương ứng với khả năng phát triển của công nghệ. Tuy vậy, một điều khó thay đổi là CTO luôn tồn tại một tiềm năng về sự gắn kết mạnh mẽ. Dù tập trung rõ ràng vào công nghệ thông tin nhưng vẫn đảm bảo được sự phù hợp; khả năng hoạt động của tổ chức và không quá bị ám ảnh bởi “cuộc đua về công nghệ”. Dù tập trung vào việc xây dựng chiến lược – một khía cạnh nhỏ nhưng vẫn bám chặt vào bối cảnh phát triển chung của doanh nghiệp, tức bức tranh tổng thể lớn hơn.
CTO – “Người anh” dẫn dắt về tầm nhìn và phương hướng hoạt động
Điểm khác biệt đồng thời cũng là vai trò quan trọng của CTO là việc tập trung vào tương lai. Tức là những gì cần thực hiện và thực hiện như thế nào.
CTO có tầm quản lý các giải pháp công nghệ hiện tại của công ty. Họ cần nhận thức được các công nghệ mới và những bài toán nhiều khía cạnh về: nguồn lực, ngân sách,… để áp dụng các giải pháp mới nhằm giải quyết mọi vấn đề. Ngoài những trách nhiệm này, các CTO cần phải có tầm nhìn xa về định hướng của công ty. Họ đưa ra các phán đoán, đánh giá về các mục tiêu tổng thể. Từ đó, họ biết cách công nghệ sẽ được áp dụng như thế nào khi tiến hành các quyết định quan trọng.
Ví dụ, công việc hằng ngày của “người anh” này là tham gia vào quá trình thảo luận. Đó là cách đưa ra các quyết định thật sự quan trọng. Mục đích chính là làm rõ các xu hướng công nghệ; tính khả thi nếu tiến hành áp dụng chúng. Ngoài ra, CTO còn phải dẫn dắt về các tầm nhìn; phương hướng hoạt động của những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
CTO – “Đại diện về công nghệ hướng ngoại”
Không thể đánh đồng CTO là phải code siêu giỏi. Bạn cần hiểu rằng đã là một CTO thì họ đều đã lăn xả ở nhiều vị trí. Và dĩ nhiên, khả năng code của họ không thể đùa được. Thật quá ngớ ngẩn để so sánh năng lực code của một CTO. Vì thực tế cho thấy rằng những điều CTO cần tập trung nhiều hơn thế.
Xem thêm: HR & IT – “Cuộc chơi” hoàn hảo cho việc thu hút và giữ chân nhân tài
Dường như việc code giỏi hay không không còn quá quan trọng với CTO. Họ sẽ là đại diện về công nghệ hướng ngoại. Tức là trở thành bộ mặt công nghệ cho chính công ty của mình. Điều này đồng nghĩa CTO sẽ người là tham dự các hội nghị có liên quan. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì họ không chỉ nắm bắt được các tin tức công nghệ quan trọng, mà còn đại diện cho các sáng kiến công nghệ của công ty.
Chính việc tham dự tại các hội nghị, hội thảo chuyên môn, trò chuyện ngoại giao có ý nghĩa rất lớn trong việc mở rộng mạng lưới mối quan hệ. Điều này thúc đẩy sự hợp tác về các mục tiêu, dự án và mở ra nhiều cơ hội, lợi thế lớn trong tương lai. Tất nhiên, sự hợp tác nào cũng dựa trên nguyên tắc cộng tác và bình đẳng về lợi ích.
Lời kết
CTO có một vai trò điều hành quan trọng đối với việc tập trung và phát triển các mục tiêu công nghệ dài hạn. Mỗi CTO của mỗi quy mô tổ chức cần nắm bắt đúng tình hình. Và hơn hết là tầm nhìn chiến lược. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển công ty diễn ra một cách tốt nhất. TopDev hi vọng bài viết có mang lại nhiều giá trị cho bạn đọc về vị trí CTO – Chief Technology Officer.
Có thể bạn quan tâm:
- Bí quyết giúp chinh phục mức lương mơ ước cho ngành IT
- “Sống sót” qua những áp lực trong tuyển dụng IT – lập trình, có dễ không?
- Bí quyết tuyển lập trình viên – ứng viên IT thành công
Xem thêm Top Việc làm ngành it trên TopDev