Một số thứ để nhanh vượt qua giai đoạn Junior/Fresher

3782

Bài viết được sự cho phép của tác giả Thanh Lê

Tại sao nên đọc bài này?

  • Nếu bạn đang là Junior/Fresher, mới đi làm bla bla để mau chóng giỏi hơn.

Tôi đang ở đâu và tôi cần gì?

Đầu tiên khi đi làm bạn cần phải biết rõ là mình đang ở đâu và mình đang cần gì? VD như … “Em đã học xong HTML/CSS bây giờ em muốn học xong JS luôn”

Khi đi làm cũng vậy, mình nên biết bản thân mình đang ở đâu, bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ khi làm việc, với những kiến thức và kĩ năng như vậy thì mình có thể làm được công việc gì. Đồng thời ở cột mốc như vậy mình sẽ muốn làm gì tiếp theo? Có thể là code tốt hơn, ít bug hơn, clean hơn… hay xa hơn xíu là muốn trở thành leader, senior, manager,…

Tại sao phải biết rõ hai thứ đó? Vì nó sẽ giúp bạn biết bạn bắt đầu với vạch xuất phát ở đâu và đích đến của bạn là gì, tránh tình trạng kiểu như:

  • Em làm hoài mà không được tăng lương
  • Em làm hoài mà thấy mình không giỏi lên được, bữa giờ chỉ làm đi làm lại một vài thứ
Junior/Fresher
Một câu chuyện hơi buồn mà mình tình cờ thấy được
BTW, mình thấy khá vui vì bạn nhận ra level không phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm

Để nhanh hết Junior/Fresher hơn

Đầu tiên là bạn phải trau dồi đủ kiến thức và kĩ năng để nhanh vượt qua mốc này hơn rồi, cái này cũng sẽ có cách để cho các bạn đi nhanh hơn nhưng mình xin nói ở một bài khác nhé. Bài này mình sẽ tập trung vào một số soft skill, thái độ khi làm việc mà mình thấy có ích và giúp các bạn nhanh thoát khỏi Junior/Fresher hơn thôi
  Fresher là gì? Các kỹ năng và công việc của Fresher

Tập trung vào kết quả

Cái này là đi làm và bạn không thể có được 0.5đ cho sự cố gắng như làm đại một cái mở bài trong kì thì Văn. Mọi thứ bạn làm bây giờ liên hệ trực tiếp tới kết quả bạn làm ra, nó không quan tâm bạn phải tốn bao nhiêu đêm ngủ muộn để debug, không quan tâm tới việc bạn đang ốm vẫn phải oằn mình ra làm cho xong deadline, thứ duy nhất tồn tại là kết quả thôi.

Junior/Fresher

Do đó một mindset các bạn cần phải thay đổi là tập trung nhiều hơn vào kết quả mà mình làm ra như là:

  • Xem task mình làm có giúp ích được cho feature, goal của prj/product không? Suy nghĩ xem nó giúp ích cho user như thế nào
  • Nếu gặp khó khăn không thể giải quyết thì phải hỏi ngay người support vì kết quả công việc cần đúng tiến độ chứ không phải tự mò rồi trượt deadline
  • Tôi đóng góp gì được trong team? Có ảnh hưởng gì
  • v…v

Việc mình nói “tập trung” nghĩa là bạn hãy toàn tâm với kết quả của công việc đó, đừng vì cái tôi mà cố gắng cãi một anh chị senior vì một vấn đề gì đó, hãy hỏi tại sao nên làm như vậy và nó ảnh hưởng tới kết quả ra sao

Thường mình thấy các bạn mới (ngay cả mình hồi xưa) có trải nghiệm khá fun là dành cả 2-3 ngày làm một task gì đó, khoe với team xong rồi bị một anh senior vào feedback và đưa ra hướng giải quyết gọn gàng, đơn giản hơn, nhiều khi là không cần làm task đó nữa. Nhưng vì đã tốn khá nhiều thời gian cho nó nên cực kì tiếc khi nhận negative feedback như vậy hay là bị xóa đi những dòng code thân thương.

Hãy cố gắng tách bạch ra hai thứ khi làm việc: Quá trình và kết quả. Quá trình thì hãy toàn tâm cho nó, khi có kết quả thì hãy suy nghĩ lại xem mình có thể làm gì tốt hơn?

  Các cấp bậc: Fresher, Junior, Senior là gì?

  Học như thế nào là đủ để có thể đi thực tập/fresher anh/bạn/em ơi ?

Quy trình khi nhận việc

Don’t: Nhận task → Đọc sơ → Làm → Nhận feedback sai, hoặc code thiếu case, hoặc bug → Buồn → trầm cảm

✅ Do: Nhận task → Đọc kĩ càng → Suy nghĩ giải pháp → Clarify một số case có thể chưa được mô tả rõ ràng → Confirm giải pháp với một senior (trong case bạn thấy task này khá lớn và fuk tạp) → Code → Nhận feedback → Sửa → Release

Do các bạn đang là Junior/Fresher nên việc nhận feedback tệ là chuyện diễn ra khá là phổ biến (em làm cái này sai rồi, em làm cái này thiếu rồi, còn case này em handle chưa?,…) do đó việc mình suy nghĩ về task trước, confirm lại với PM và Senior sẽ giúp các bạn bớt nhận lại những feedback tiêu cực, đồng thời cũng giúp các bạn suy nghĩ kĩ càng về task cần làm hơn. Ngoài ra các anh chị đó còn giúp bạn phát hiện ra những chỗ còn thiếu, nhưng unseen issue nếu implement giải pháp đó.

Quy trình khi nhận việc

Thật ra cái process ở trên sẽ được apply mọi ở mọi level nhưng mình thấy các bạn Junior/fresher thì chưa biết tới hoặc chưa thấy nó hiệu quả. Thực tế khi đi làm bạn sẽ gặp phải những vấn đề khá chung chung và không có đáp số riêng như hồi còn đi học, do đó bạn sẽ phải là người làm rõ đề bài, đưa ra giải pháp, đáp số và do đó, quá trình làm rõ đề bài gần như là quá trình quan trọng nhất.

Xem việc làm IT fresher đãi ngộ tốt trên TopDev

Làm bài tập về nhà

Khi bắt đầu làm một thứ gì đó là lần đầu, hoặc nó khá lớn hay quan trọng hay đảm bảo mình đã làm bài tập về nhà cho nó.

Ví dụ khi lần đầu được giao một công việc mới, hay tự search google xem công việc đó là như thế nào, đối với context trong công ty, dự án thì apply ra sao rồi đi confirm với một người hướng dẫn mình.

Làm bài tập về nhà
Đi làm không cấm bạn mang phao

Khi gặp một vấn đề gì nan giải, hay đảm bảo bạn dành đủ thời gian để tự tìm hiểu về vấn đề đó như thế nào, có các cách giải quyết gì, kết quả công việc đó ảnh hưởng tới ai

Bằng việc do homework, các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề mà mình cần giải quyết, và thường là kiểu gì bạn sẽ tìm ra được một vài đáp án nhưng bạn không biết đáp án nào phù hợp. Do đó bạn sẽ có thể biết được pros/cons của từng giải pháp và dựa vào kinh nghiệm của các anh chị đi trước để có một giải pháp ok nhất.

Hãy biến bản thân thành một version độc lập nhất có thể, vì sẽ tới lúc bạn chả thể hỏi ai cả và bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho quyết định của bạn

Giao tiếp hiệu quả

Cái này thì mình cũng đã có một bài riêng cho nó rồi, và vì nó quan trọng nên mình nhắc lại trong đây.

Biết luật chơi

Hãy tập quan sát khi bạn bắt đầu tham gia vào một công ty, một team.

  • Hãy em coi anh leader thường làm gì? Vấn đề mà anh ấy quan tâm là gì?
  • Xem coi anh backend thường nhận task như thế nào? Clarify task làm sao
  • Coi xem bạn bên Design hay thường vẽ theo parttern gì?
  • Có ông nào đi làm thì gáy to nhưng lúc làm không ra gì?
  • v…v

Bằng việc tập quan sát mọi thứ, bạn biết được mối quan tâm, hay lọ ngại của từng phòng ban là gì, từ đó sau này sẽ giúp ích cho bạn hơn khi phải làm việc với những bên liên quan như vậy

Junior/Fresher

Bạn tham gia vào một team, một công ty nghĩa là bạn đang là một bánh răng chạy trong bộ máy đó, việc bạn biết các bánh răng khác hoạt động và lắp ghép như thế nào sẽ giúp bạn tự mài dũa bánh răng của bản thân cho phù hợp hơn với bộ máy đang vận hàng

Tổng kết

Junior/Fresher

Khó không? Khó! Cái gì cũng thiếu, cái gì cũng không biết, cái gì làm cũng bị chê nhưng cuộc sống là vậy. Hồi mình mới đi làm mình cũng bị vậy, cũng buồn, cũng chầm kẻm, nhưng kiểu gì thì cũng vượt qua thôi. Đó là lý do mình viết bài này để các bạn bớt khổ hơn xíu.

Bài viết gốc được đăng tải tại thanhle.blog

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm IT hàng đầu hot nhất trên TopDev