Tuyen dung IT thông qua Omni-channel đang dần chiếm lấy vị trí dẫn đầu – khắc phục điểm yếu của multi-channel bằng việc cung cấp sự nhất quán; tập trung vào trải nghiệm của ứng viên. Từ đó giúp việc tuyen dung it trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn. Cùng TopDev tìm hiểu về những điều thú vị xoay quanh Omni-channel trong tuyen dung it.
Omni-channel trong tuyen dung it là gì?
Thuật ngữ Omni-channel có vẻ đã quá quen thuộc trong ngành bán lẻ.
Nó được hiểu là mô hình đặt khách hàng làm trọng tâm trong quá trình mua hàng bằng việc tối đa hóa bán hàng từ kênh offline đến online trên hệ thống quản lý duy nhất; hướng đến sự “nhất quán hóa” trải nghiệm cho họ.
Chiến lược này cũng áp dụng cho tuyen dung it. Omni-channel trong tuyen dung it đặt trọng tâm trong quá trình thu hút nhân tài dựa trên:
Tối đa hóa tỉ lệ ứng tuyển (trên cơ sở vận dụng đa kênh; đảm bảo sự tương tác liền mạch). Mục tiêu quan trọng: tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho ứng viên.
Ví dụ của Omni-channel trong tuyen dung freelancer it:
Chạy quảng cáo trên Facebook dẫn về Website của doanh nghiệp. Cùng lúc đó, ứng viên truy cập vào website doanh nghiệp và nhận được lời mời “chat” trong chức năng chat tự động. Các tính năng đa dạng từ đa kênh này chính là Omni-channel.
Tại sao Omni-channel giúp tuyen dung it hiệu quả hơn?
Tiết kiệm thời gian tuyển dụng
Lấy ví dụ là bài toán lớp 5 cơ bản: người thứ nhất làm xong việc trong 4 giờ; người thứ 2 hoàn thành trong 5 giờ; và khi 2 người làm chung, thời gian chỉ rút ngắn còn 2,22 giờ mà thôi.
Xem thêm các việc làm Hanwha Financial Technology tuyển dụng
Omni-channel cũng thế. Nếu như bạn chỉ dùng một kênh duy nhất thì thời gian tuyển được nhân tài vô cùng lâu (có khi tính theo tháng). Tuy nhiên nếu phối hợp khéo léo tất cả các kênh mà ứng viên có mặt thì, bạn biết rồi đấy, CV IT Developer về sau vài ngày không phải là chuyện lạ!
Thông tin doanh nghiệp đáng tin hơn
Khi ứng viên IT thấy doanh nghiệp bạn xuất hiện trên tất cả (hoặc hầu hết) những kênh mà họ truy cập thường ngày, họ sẽ cảm nhận rằng doanh nghiệp bạn biết kết nối và đầu tư vào tìm kiếm nhân tài. Dù freelancer IT hay Developer IT thì những thông tin luôn được cập nhật và chính xác hơn.
Nắm trong tay insights của các ứng viên
Có thể nói mức độ đa dạng của kênh tuyển dụng tỉ lệ thuận với lượng thông tin thu thập về ứng viên
Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn về hành vi; tâm lý ứng viên từ lúc bắt đầu tiếp cận doanh nghiệp đến khi quyết định ứng tuyển vào.
Và dĩ nhiên, những hành vi này là khác nhau với từng kênh tuyển dụng. Việc thu thập đủ thông tin sẽ giúp bạn biết nên đẩy mạnh kênh nào tương ứng với nội dung gì. Từ đó chuẩn bị tốt cho kế hoạch tuyển dụng cạnh tranh hơn. đơn xin nghỉ việc
Làm thế nào để tối ưu hóa vai trò Omni-channel trong tuyển dụng IT?
Tận dụng các dữ liệu hiện có
Ông bà ta có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Điều đó không hề sai trong việc sử dụng Omni-channel trong tuyen dung it.
“Biết người” ở đây là thấu hiểu ứng viên IT. Bạn cần nắm rõ chân dung ứng viên IT, các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi, tâm lí,.. một cách sâu sắc nhất.
Ứng viên hay hỏi về doanh nghiệp qua phương tiện nào?… và kết hợp với các đặc điểm chung của thế hệ Milennial và Gen Z – hai thế hệ chiếm tỉ trọng lớn trong lượng ứng viên IT hiện nay. Họ mong đợi ở doanh nghiệp những gì? Liệu các freelancer IT giữa 2 thế hệ có gì khác nhau? Mức độ gắn kết thế nào?…
“Biết ta” là hiểu về mình – ở đây là hiểu những cách thức mà mình áp dụng để chiêu mộ nhân tài.
Hiện tại mình sử dụng bao nhiêu kênh? Lượng ứng viên IT sử dụng các kênh này có đông đảo không? Số lượng ứng tuyển từ mỗi kênh là bao nhiêu? Liệu các kênh này đang cho thấy vị trí ngày một quan trọng hay dần ít quan trọng đi?…
Lựa chọn các kênh phù hợp
Sau khi tổng hợp các dữ liệu và rút ra insights quan trọng từ bước 1, bạn có thể tham khảo các kênh tuyển dụng sau:
– Hội chợ việc làm (Job fair)
– Mạng xã hội thông dụng: LinkedIn, Facebook, Snapchat, Instagram, Twitter, Pinterest, Viadeo,.. (theo WeareSocial và Hootsuite, năm 2019, top 5 mạng xã hội được người Việt Nam sử dụng nhiều nhất: Youtube, Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn)
– Các nền tảng khác: TikTok, Houseparty, Lasso, Caffeine,…
– Sự kiện, hội nghị về công nghệCác phần mềm như Google AdWords, Facebook Ads,..
– Blogging, diễn đàn về công nghệ nơi ứng viên IT có thể thảo luận về chủ đề nào đó
– Employee Referral
– Trực tiếp gọi ứng viên
Sai lầm cần lưu ý
Có một sai lầm rằng thấy kênh nào “trendy” thì dùng kênh đó mà quên rằng mình đăng tin để tuyển nhân tài, nghĩa rằng mọi thứ phải đặt mục tiêu là ứng viên, hướng về ứng viên. TopDev sẽ cho bạn một số gợi ý để bạn có thể tự trả lời cho câu hỏi “Liệu mình có nên sử dụng kênh này để tuyển IT không?”
- Số người tham gia hiện tại là bao nhiêu?
- Có phương tiện truyền thông hay những người nổi tiếng trong lĩnh vực từng nói về nói chưa?
- Những nền tảng cũ hơn có tính năng nào na ná không?
- Nếu mình sử dụng kênh này cho tuyển dụng, ứng viên có thấy dễ dàng truy cập/sử dụng/tham gia không?
- Liệu các ứng viên IT có hứng thú với những kênh mình sắp sử dụng không?
- Loại nội dung nào là phù hợp với kênh đó?
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu CV IT Manager hoàn hảo cho ứng ngành IT
- Tổng hợp mẫu IT Programmer CV ấn tượng cho lập trình viên
- CV IT Developer là gì? Trọn bộ CV IT Developer chuẩn lập trình viên
Xem thêm việc làm Developers hàng đầu tại TopDev