System Design Cơ Bản – Phần 5: Indexes

2584

Bài viết được sự cho phép của tác giả Edward Thiên Hoàng

Có lẽ thuật ngữ “đánh index” đã quá quen với những ai làm việc với CSDL, đó là cách rất phổ biến để tăng tốc độ query của dữ liệu, khi dữ liệu Database ngày càng tăng và trở nên chậm dần đều theo thời gian. Mục tiêu của việc tạo Index là để tăng tốc độ trả về dữ liệu của một hoặc nhiều trường (rows) trên một bảng (table) cụ thể nào đó bằng cách tạo Index trên một hoặc nhiều cột (columns) của một database table.

  Những điều cần biết về z-index trong css
  4 ngôn ngữ phát triển game indie phổ biến

Để hiểu rõ hơn thế nào là Indexes ta hãy đến thử một nhà sách hay thư viện, thường các cuốn sách sẽ được phân chia theo các danh mục về nội dung như: sách nấu ăn, sách tiểu thuyết nước ngoài, sách tâm lý, sách lịch sử … Nếu ta muốn tìm kiếm một loại sách theo nội dung mong muốn thì chỉ việc tới cá kệ sách với nội dung tương ứng, nó sẽ nhanh hơn là tìm kiếm từ toàn bộ cả nhà sách từ. Hoặc ví dụ khác về các phần mục lục trong muốn cuốn sách, nếu ta muốn tìm nhanh đến “chương hồi” ta đang cần tìm kiếm hoặc đọc dở chỉ cần tra mục lục rồi tìm tới đúng trang chứa nội dung.

Index trong Database cũng giống như vậy, ví dụ ta có một table là Books chứa 4 columns là “book_title”, “writer”, “subject”, và “date_of_publication”, thường thì khách hàng sẽ thường xuyên tìm kiếm sách theo hai tiêu chí là tên sách và tác giả, do đó ta sẽ tạo Index cho hai column là “book_title” và “writer”. Database sẽ tạo ra một data structure riêng biệt chứa hai giá trị của toàn bộ nội dung (content) các cột đánh index và một con trỏ (pointer) để trỏ tới dữ liệu thật sự đang nằm ở Database. Như vậy, sử dụng index yêu cầu cần disk space để chứa cấu trúc của nó và Index cũng không làm thay đổi cấu trúc của table. Do vậy mỗi làm tìm kiếm dữ liệu thì Database sẽ tìm kiếm ở Index sau đó dựa vào con trỏ của Index để trả về dữ liệu thật.

Nhưng tại sao tìm kiếm trên Index lại nhanh hơn tìm kiếm trên Database, bởi vì Index luôn luôn sắp xếp dữ liệu để tối ưu nhất cho các thuật toánthực hiện việc tìm kiếm, còn dữ liệu Database thật thì luôn sắp xếp lộn xộn không có thứ tự nên không thuận tiện cho việc tìm kiếm. Mỗi Database sẽ có cách sắp xếp Index và thuật toán tìm kiếm Index khác nhau.

System Design Cơ Bản - Phần 5: Indexes

Tuy nhiên Index cũng không phải là một magic keyword, việc đánh Index cần thật cẩn trọng,
– Thứ 1: Việc tạo Index sẽ tốn disk space, do đó chỉ nên đánh những cột dữ liệu có dung lượng nhỏ, và sẽ không có ý nghĩa gì nếu đánh Index cột contents kiểu  chứa nội dung của một article vì lúc đó dữ liệu của Index sẽ to bằng nguyên cái table gốc.
– Thứ 2: Index thì ta cũng phải cần tạo ra nó, với một dữ liệu lớn sẵn rồi mà lúc này ta mới đánh Index thì việc tạo ra nó là một công việc rất tốn thời gian và tài nguyên hệ thống. Cho nên tốt nhất hãy lường trước ta tạo Index ngay từ khi dữ liệu còn nhỏ.
– Thứ 3: Việc dữ liệu được thêm mới sửa xóa (CUD) thường xuyên trên Table gốc thì Index cũng sẽ phải thêm mới sửa và sắp xếp lại, với một Table có dữ liệu lớn thì việc này cũng rất mất thời gian và nó sẽ làm chậm đi quá trình update hay create dữ liệu từ table gốc.

Do đó chỉ những Index thực sự cần thiết mới nên thêm vào và nên thường xuyên xem xét lại và xóa những Index không thực sự cần thiết. Và mục tiêu chính của Index đó là tăng khả năng đọc (read) của dữ liệu, do đó những Table dạng thường xuyên ghi nhưng ít khi được đọc thì tốt nhất không nên tạo Index, vì nó sẽ giảm hiệu xuất của việc ghi dữ liệu.

Theo medium

Bài viết gốc được đăng tải tại edwardthienhoang.wordpress.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev