Project Manager là gì? Công việc của Project Manager

27533

Project Manager là gì? Có vai trò như thế nào trong một dự án? Bài viết dưới đây TopDev sẽ giới thiệu cho bạn rõ hơn về khái niệm PM là gì?

Project Manager là gì?

Project Manager (Quản lý dự án) là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, deadline, ngân sách và tài nguyên cho dự án. Họ đảm bảo rằng dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong ngân sách và đạt được các mục tiêu đặt ra.

PM cũng là người chịu trách nhiệm toàn phần cho dự án, đảm bảo mọi người đang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, theo dõi, báo cáo và update tiến trình và làm việc chủ yếu với các Leader Project.

tuyển dụng it
Project Manager là gì

Project Manager là người luôn là người có thể cân bằng mọi thứ nhưng họ không phải là người truyền động lực, theo dõi giúp đỡ sát sao từng thành viên như Leader Project hay Scrum Master nhưng lại có chung mục tiêu là hoàn thành tốt dự án được đề ra từ trước. Trong một số công ty, doanh nghiệp nhỏ 2 vị trí này hầu như được gộp lại làm 1 để tiết kiệm nhân lực.

  Khám phá sức hút Ekino – điểm dừng chân đáng mơ ước của các Technical Project Manager
  Mẫu bảng mô tả công việc Project Manager

Vai trò và nhiệm vụ của Project Manager

Vai trò của Project Manager

Project Manager đóng vai trò chủ trì trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát tiến trình cho đến khi kết thúc các dự án. Vai trò chính của Project Manager là người có thể phân chia công việc hợp lý, cụ thể đến từng cá nhân, nhóm để có thể hoàn thành tốt được dự án đã đề ra theo đúng yêu cầu, tiến độ, đảm bảo các bước tiến hành luôn thuận lợi. Vai trò của người quản lý dự án có thể kết thúc khi đã hoàn thành dự án được giao.

Nhiệm vụ của PM

Nhiệm vụ của Project Manager bao gồm quản lý tổng thể nhưng họ hiếm khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực sự tạo ra kết quả cuối cùng của sản phẩm. Project Manager cũng giám sát mọi dự án liên quan, các công cụ và kỹ thuật của dự án để đảm bảo dự án hoạt động tốt. 

Lập kế hoạch dự án

PM có trách nhiệm xác định mục tiêu dự án dựa trên yêu cầu từ các bên liên quan. Họ xây dựng kế hoạch chi tiết, bao gồm phân bổ nguồn lực, lịch trình, ngân sách, và các phương pháp để hoàn thành từng hạng mục. Việc đánh giá và quản lý rủi ro cũng là một phần quan trọng trong nhiệm vụ của PM, giúp chuẩn bị các biện pháp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn.

Điều phối và quản lý nguồn lực

PM cần quản lý các nguồn lực của dự án như nhân sự, tài chính và trang thiết bị một cách hiệu quả. Việc phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và theo dõi hiệu suất của từng cá nhân giúp đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ đều được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. PM còn phải điều chỉnh nguồn lực linh hoạt khi có sự thay đổi hoặc khi phát sinh vấn đề mới.

Theo dõi và kiểm soát tiến độ

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, PM phải giám sát tiến độ công việc hàng ngày, đảm bảo rằng mọi hoạt động đều được thực hiện theo đúng lịch trình. Khi có vấn đề phát sinh, PM cần nhanh chóng nhận diện và đưa ra các giải pháp kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Bên cạnh đó, PM cũng phải đảm bảo rằng dự án luôn tuân thủ theo ngân sách đã được phê duyệt.

Quản lý giao tiếp

PM đóng vai trò cầu nối giữa nhóm dự án và các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, hoặc các đối tác. Nhiệm vụ của PM là đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách minh bạch, rõ ràng, và liên tục giữa các bên. Điều này giúp duy trì sự hiểu biết chung về tiến độ dự án, các thay đổi, hoặc bất kỳ rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Quản lý rủi ro và thay đổi

PM cần có kỹ năng nhận diện, đánh giá và kiểm soát các rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch và các giải pháp sáng tạo để xử lý các tình huống không lường trước. Việc quản lý thay đổi, bao gồm các yêu cầu mới từ khách hàng hoặc sự điều chỉnh trong phạm vi dự án, cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà PM cần xử lý.

Kiểm soát chất lượng

PM phải đảm bảo rằng mọi sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra trong quá trình thực hiện dự án đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Điều này đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất và thực hiện, cũng như việc kiểm tra kết quả cuối cùng trước khi bàn giao.

Hoàn thiện và bàn giao dự án

Khi dự án hoàn thành, PM có trách nhiệm tổng kết và đánh giá hiệu quả công việc, đồng thời thực hiện các quy trình bàn giao sản phẩm cuối cùng cho khách hàng hoặc các bên liên quan. Điều này bao gồm việc đảm bảo tất cả các hạng mục được hoàn thành theo yêu cầu và không còn vướng mắc nào. PM cũng phải ghi nhận các bài học kinh nghiệm từ dự án để cải thiện cho các dự án tương lai.

Project Manager là gì
Project Manager là gì

Yếu tố để trở thành một Project Manager giỏi

Để trở thành một Project Manager giỏi thì cần có sự hiểu biết về việc:

  • Lập kế hoạch dự án từ khi hình thành đến khi thực hiện
  • Lên sơ đồ timeline
  • Thực hiện từng giai đoạn
  • Phân bổ và quản lý ngân sách
  • Giao tiếp
  • Khắc phục sự cố
  Bí kíp để trở thành một Product Manager giỏi

Khả năng lãnh đạo

Về bản chất Project Manager chính là trưởng nhóm của dự án đó, họ chịu trách nhiệm hoạch định hướng đi và tầm nhìn cho team và đảm bảo mọi người đều đang đi đúng hướng để đưa dự án vượt qua từng giai đoạn.

Tổ chức/hoạch định

Project Manager là gì
Project Manager là gì

Một Project Manager giỏi phải có kỹ năng lập kế hoạch, các bản kế hoạch được lập ra dựa trên những mục tiêu lớn đến những mục tiêu nhỏ để có thể dễ dàng đạt thành công trong dự án. Các Project Manager phải vạch ra các bước cần thiết để thực hiện và tạo một kế hoạch cụ thể hơn để hoàn thành dự án.

Project Manager sẽ phải xác định phạm vi, quy mô của dự án sau đó lên kế hoạch phân phối các nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án. Việc lập kế hoạch dự kiến về thời gian và ngân sách để hoàn thành dự án cũng rất quan trọng.

Giao tiếp

Đi đôi với khả năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp xuất sắc là yếu tố quyết định thành công của bất kỳ nhà quản lý dự án nào. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các phòng ban, các bên liên quan đều được cập nhật về những diễn biến mới nhất của dự án, đảm bảo họ hiểu mọi thay đổi và nắm được tiến độ dự án. 

Bạn sẽ phải trình bày kế hoạch, thuyết phục cấp trên cung cấp đủ tài nguyên để bạn có thể hoàn thành công việc. Bên cạnh đó bạn còn phải giao tiếp, triển khai kế hoạch với các thành viên trong team, chính vì thế khả năng giao tiếp tốt sẽ là lợi thế mạnh của một Project Manager.

Quản lý rủi ro

Không phải lúc nào dự án của bạn cũng diễn ra suôn sẻ mà không gặp trở ngại nào, sẽ có lúc bạn sẽ gặp vấn đề với vô vàng các lý do khách quan làm trễ nãi dự án hoặc tệ hơn là hoàn thành dự án với kết quả tệ. 

Các dự án hiếm khi thành công ngay mà không có ít nhất một lần trục trặc hoặc thay đổi kế hoạch. Đó là lý do tại sao, bạn cũng cần phải là một nhà quản lý rủi ro bậc thầy khi ở vị trí Project Manager. 

Project Manager phải có tư duy, tầm nhìn, có khả năng dự đoán những gì có thể xảy ra và lên phương án B, C, D để cứu chữa kế hoạch, nên xây dựng tính linh hoạt trong kế hoạch dự án của bạn để tính đến những thay đổi bất ngờ. 

  Persol - Quy mô tầm cỡ và cơ hội rộng mở chào đón Technical Project Manager
Project Manager là gì
Project Manager là gì

Sự khác biệt giữa Project Manager và Scrum Master là gì?

Sự tương đồng

Điểm chung của cả Project Manager và Scrum Master là đều tập trung vào mục đích chính đó là hỗ trợ giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và cách tối ưu hóa các tiến trình sao cho đạt được kết quả tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể hoàn thành công việc hiệu quả.

Vì đảm nhận nhiệm vụ giống nhau, điều chịu trách nhiệm hỗ trợ team của họ hoàn thành tốt công việc nên thường các dự án chỉ cần có Project Manager hoặc Scrum Master chứ không cần sự hiện diện của cả hai.

Sự khác biệt

Dù có chung vai trò là chịu trách nhiệm hỗ trợ team của họ hoàn thành tốt công việc nhưng các Project Manager quản lý dưới góc nhìn của người quản lý còn Scrum Master thì quản lý dưới góc nhìn của một thành viên trong team.

Project Manager giúp quản lý tiến trình, nguồn lực, phạm vi dự án, tất tần tật về hoạt động của một dự án để đáp ứng các yêu cầu được đề ra. Trong khi, Scrum Master đảm nhận vai trò “khiêm tốn” hơn, các Scrum Master chỉ cần điều phối công việc, kết nối, đảm bảo cho các thành viên của nhóm scrum có thể hoàn thành tốt Sprint.

Học ngành nào để làm được PM?

Quản lý dự án (Project Management)

Đây là ngành học trực tiếp và liên quan nhất, giúp bạn nắm vững các công cụ, phương pháp và quy trình quản lý dự án như lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, quản lý rủi ro, và điều phối nhóm dự án. Bạn cũng sẽ học về các mô hình quản lý như Agile, Scrum, PMP, và PRINCE2.

Quản trị kinh doanh (Business Administration)

Ngành này cung cấp kiến thức toàn diện về cách quản lý và điều hành các dự án trong môi trường doanh nghiệp. Sinh viên học quản lý tài chính, lãnh đạo đội ngũ, chiến lược kinh doanh, và quản lý nguồn lực, những kỹ năng cần thiết cho PM khi điều phối dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công nghệ thông tin (Information Technology)

Các dự án về phát triển phần mềm, hệ thống thông tin hoặc công nghệ thường cần PM xuất phát từ lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngành học này cung cấp kiến thức về lập trình, mạng, và hệ thống thông tin, giúp PM hiểu rõ quy trình kỹ thuật và quản lý các nhóm phát triển công nghệ.

Chứng chỉ của Project Manager

Trở thành nhà quản lý dự án được chứng nhận có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và công việc được trả lương cao hơn. Chứng chỉ PMP do Viện Quản Lý Dự Án Hoa Kỳ (Project Management Institute – PMI) cấp là một trong những chứng chỉ mà các Project Manager đều mong muốn đạt được.

Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ PMP rất nhiều vì đây là chứng chỉ được công nhận toàn cầu chính vì thế người có PMP sẽ có cơ hội thăng tiến cao, cơ hội ra nước ngoài làm việc, mức lương cao hơn khoảng 50% so với mức lương của các Project Manager không có chứng chỉ.

Có nhiều dự án quốc tế có yêu cầu bắt buộc các thành viên tham gia có chứng chỉ PMP, chính vì thế những người sở hữu chứng chỉ này sẽ có nhiều lợi thế hơn trong ngành.

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của PM

Mức lương của một Project Manager (PM) trên thế giới có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, ngành nghề, và vị trí địa lý. Theo số liệu mới nhất từ Salary.com và Zippia, mức lương trung bình của một Project Manager trên thế giới dao động từ $69,000 đến $131,000 USD/năm:

  • Hoa Kỳ: Mức lương trung bình của một Project Manager là khoảng $96,320 USD/năm
  • Anh Quốc: Mức lương trung bình là khoảng £65,000 GBP/năm (tương đương khoảng $81,227 USD/năm)
  • Úc: Mức lương trung bình là khoảng 142,000 AUD/năm (tương đương khoảng $112,000 USD/năm)
  • Thụy Sĩ: Mức lương trung bình là khoảng 130,000 CHF/năm (tương đương khoảng $130,966 USD/năm)

Tại Việt Nam: Theo báo cáo thị trường IT năm 2024 từ TopDev, mức lương trung bình của một Project Manager tại Việt Nam dao động từ 1,640$ đến 2,450$/tháng, và có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm cá nhân. Trong các ngành công nghệ thông tin hoặc xây dựng, mức lương này có thể lên đến 80 triệu VND/tháng hoặc thậm chí hơn.

Về cơ hội nghề nghiệp, PM là một vị trí rất được ưa chuộng và có nhiều cơ hội phát triển. Bạn có thể làm việc trong nhiều ngành như công nghệ thông tin, xây dựng, kinh doanh, và nhiều lĩnh vực khác.

Trên đây là một số thông tin về PM là gì, hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về Product Manager, từ đó bạn sẽ có thêm thông tin để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn cho bản thân. Chúc bạn thành công!

Xem thêm nhiều việc làm Project Manager hấp dẫn, lương cao tại TopDev