Sau 2 mùa tuyển sinh, IP (Intelligence Program) vẫn là chương trình đào tạo (miễn phí) hiếm hoi trên thị trường về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Có vẻ như sau cơn sốt tràn ngập những “buzz words” về loạt công nghệ nóng nhất hành tinh, chúng ta quay trở lại với một sự thật hết sức hiển nhiên, rằng: “Cơ hội chưa bao giờ đến tự nhiên và dễ dàng.”
Trong quá trình gặp gỡ và tiếp xúc với các bạn trẻ đam mê công nghệ, Cinnamon nhận thấy tất cả đều mang trong mình một tài năng/ tiềm năng nhất định, như khả năng giải thuật siêu hạng với hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ, khả năng lập trình 100 dự án/năm, tham vọng trở thành một doanh nhân công nghệ, hay đơn giản chỉ là khát khao có cơ hội để thực hành một dự án về Học máy (một trong những công nghệ cốt lõi của Trí tuệ nhân tạo). Thế nhưng tất cả đều thiếu CƠ HỘI và ĐỊNH HƯỚNG để đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất cho con đường sự nghiệp của mình. Câu chuyện xảy ra tương tự ngay cả với các du học sinh bậc Thạc Sĩ và Tiến sĩ từ Anh, Pháp, Đài Loan, v.v. khi trở về, mặc cho Khoa học máy tính đang trở thành ngành được săn đón nhất trên thế giới.
Sự thật là: “Ở Việt Nam, cơ hội để thực sự làm về Trí tuệ nhân tạo còn quá ít, trong khi những thứ mang hình thù và dáng dấp AI thì quá nhiều.”
Vậy cơ hội nào cho bước nhảy vọt tới tương lai cùng Trí tuệ nhân tạo?
Tầm nhìn toàn cầu và Tư duy Lãnh đạo chính là 2 giá trị mà Cinnamon muốn truyền tải xuyên suốt chương trình Intelligence khóa 2 cũng như Sự kiện: Ngày lễ tốt nghiệp và Định hướng nghề nghiệp vào ngày 29 tháng 10 tới đây.
NỘI DUNG CHI TIẾT
- 14:15 – 15:00 Tổng quan
– Những cơ hội nào đang tồn tại trên thị trường AI? (Ông) Nghiêm Xuân Bách – Quản lý Cinnamon tại Việt Nam
– Technopreneur: Con đường từ tiến sĩ AI trở thành Doanh nhân công nghệ Tiến sĩ Hajime Hotta – Chủ tịch Cinnamon - 15:20 – 16:55 4 dự án tốt nghiệp của khóa Intelligence 2
– Dự án số 1: Hệ thống khuyến nghị bài hát dựa trên cảm xúc người dùng
– Dự án số 2: Trợ lý ảo tự động tóm tắt và sắp xếp email
– Dự án số 3: Trợ lý ảo tự động tóm tắt hội thoại trong Slack
– Dự án số 4: Nhân tố X – “Phiêu” cùng công nghệ Image Generating - 17:00 – 17:45 Thảo luận bàn tròn: Làm thế nào để làm chủ bước tiến sự nghiệp trong lĩnh vực AI?
– Khách mời: Ts. Nguyễn Tuấn Đức (Đại học Tokyo, Nhật Bản)
– Ths. Trần Anh Phương (Viện KTH Hoàng Gia, Thụy Điển)
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ NHẬN THƯ MỜI THAM GIA SỰ KIỆN – tư cách khán giả (Số lượng có hạn)
IP 2017 – Graduation Day & Career Orientation: Leap to the Future
|