Phỏng vấn xin việc luôn có rất nhiều vấn đề để chia sẻ và thảo luận, đây cũng là một trong số nhiều vấn đề khiến ứng viên cảm thấy lo lắng nhất trong quá trình tìm việc của mình. Để chuẩn bị tốt cho một buổi phỏng vấn, ngoài những điều nên làm, những yếu tố cần có, nguyên tắc 4 không khi xin việc dưới đây cũng sẽ giúp bạn trau dồi bản thân tốt hơn và gia tăng khả năng trúng tuyển.
1. Không tìm hiểu trước về thông tin của công ty
Không ít ứng viên hiện nay, nhất là với các bạn trẻ vừa ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, không có sự chuẩn bị chu đáo với những buổi phỏng vấn. Họ chỉ nghĩ một cách đơn thuần rằng sẽ làm thật tốt những câu hỏi chuyên môn và trả lời các vấn đề về kỹ năng cá nhân mình có là có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Suy nghĩ này đúng nhưng chưa đủ.
Bên cạnh những gì bạn có, nhà tuyển dụng còn quan tâm đến những gì giá trị mà bạn mang lại có tương xứng với những gì mà công ty đang mong muốn hay không. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những kỹ năng, những kiến thức chuyên môn bạn có sẽ góp phần cho sự phát triển của công ty như thế nào. Ứng viên có thể chia sẻ rất nhiều thứ về những gì họ có thể làm được nhưng nếu công ty không cần những điều đó thì sẽ rất khó để người phỏng vấn đánh giá cao bạn.
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
Vậy nên, một trong những nguyên tắc 4 không khi xin việc mà mọi ứng viên cần đặc biệt lưu ý đó là không tìm hiểu trước những thông tin về công ty – đây là một thiếu sót to lớn khiến kết quả phỏng vấn tệ hơn. Hãy tận dụng mọi nguồn thông tin bạn có, từ online đến offline, từ website, fanpage của công ty đến những người quen hay những ai biết thông tin về công ty để tham khảo. Từ những giá trị về sứ mệnh, mục tiêu phát triển và các sản phẩm công ty đang sáng tạo, bạn có thể trả lời phỏng vấn ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
2. Không thành thật khi trả lời phỏng vấn
Bạn có thể nói quá một chút về những kỹ năng của bản thân để gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng nhưng đừng nói dối, đừng “nói không thành có”. Không thành thật là lý do khiến bạn trượt phỏng vấn nhanh nhất. Người phỏng vấn đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, họ đủ năng lực và hiểu biết để nhìn ra bạn đang thiếu thành thật trong câu trả lời của mình. Do đó, trong mọi trường hợp, thành thật vẫn luôn là yếu tố được đánh giá cao.
Chẳng hạn, rất nhiều ứng viên phỏng vấn hiện nay khi được hỏi đâu là điểm yếu của bản thân đều trả lời rằng mình quá cầu toàn và nghiêm khắc. Đây là một mẫu câu trả lời hoàn toàn rập khuôn mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được với bất kì hướng dẫn trả lời phỏng vấn nào trên mạng. Trả lời theo hướng này bạn sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao vì không thể hiện được bất cứ dấu ấn cá nhân nào của bạn.
Một số ứng viên khi được hỏi về kỹ năng và chuyên môn làm việc thường cố gắng tâng bốc năng lực của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, có đôi lúc việc trả lời thiếu thành thật hoặc đưa ra những khả năng mình không có chính là cái bẫy cho bản thân ứng viên. Người phỏng vấn hoàn toàn có thể dựa trên những kinh nghiệm bạn đưa ra để tiếp tục đặt câu hỏi và bạn không thể trả lời. Thiếu thành thật khiến các câu trả lời của ứng viên không có sự nhất quán và nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra vấn đề ngay lập tức.
3. Không chủ động và quá tự ti về năng lực của bản thân
Thực chất một cuộc phỏng vấn đúng nghĩa sẽ là sự trao đổi thông tin giữa hai bên trên tinh thần tìm hiểu về nhau và những lợi ích mà hai bên có thể mang lại cho nhau. Do đó, người phỏng vấn cũng sẽ không đánh giá cao những người thiếu đi sự chủ động và chỉ tập trung vào trả lời mọi câu hỏi mà họ đưa ra. Trong nhiều tình huống, ứng viên cần phải linh động và đặt ra những câu hỏi phù hợp để khai thác thêm thông tin từ nhà tuyển dụng.
Nếu suôn sẻ, đây sẽ là công việc mà bạn gắn bó trong tương lai, chính vì thế việc tìm hiểu những thông tin mà mình chưa chắc chắn hay còn đang thắc mắc hoàn toàn là điều cần thiết. Đặt ra những câu hỏi hợp lí và đúng lúc cũng là cách để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân cũng như sự hứng thú với công việc.
Bên cạnh đó, hãy tự tin vào năng lực của bản thân và chia sẻ những gì bạn đã làm được và có thể làm được trong tương lai. Đây không phải là lúc để bạn khiêm tốn hay tự ti về năng lực của mình.
Xem thêm TOP 5 Công Việc Freelance Hot Nhất và Có Thu Nhập Cao Nhất Hiện Nay
4. Không nói xấu công ty cũ và sếp cũ
Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng mà bất cứ ứng viên nào cũng không nên phạm phải. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hay bực tức với nhiều vấn đề ở công ty cũ, nhưng cuộc phỏng vấn chắc chắn cũng không phải là nơi để bạn trút bỏ những bực dọc này. Sẽ không có người phỏng vấn nào đánh giá cao một ứng viên chỉ biết nói xấu công ty cũ và sếp cũ.
Hãy kiềm chế bản thân và nói vừa đủ về công ty cũ, đó sẽ là cách phương án hợp lý nhất trong buổi phỏng vấn khi nói về công ty cũ cũng như sếp cũ. Đó cũng là cách để bạn tạo sự thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng và không khiến họ cảm thấy khó chịu hay thiếu niềm tin ở bạn.
Thực hiện tốt nguyên tắc 4 không khi xin việc cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tránh được những điều tối kị khi phỏng vấn. Do đó, nếu có được sự chuẩn bị kỹ càng các kỹ năng này kết hợp thêm với kiến thức chuyên môn, cơ hội thành công của bạn sẽ càng cao hơn nữa. Đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác với những kinh nghiệm phỏng vấn hay ho cùng TopDev nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Chinh Phục Các Bài Test Tuyển Dụng Với Những Bí Quyết Hay Ho
- 6 Điều Cần Tránh Khi Phỏng Vấn Để Tăng Cơ Hội Thành Công
- TOP 5 Công Việc Freelance Hot Nhất và Có Thu Nhập Cao Nhất Hiện Nay