Bí quyết xây dựng “networking” để tìm việc hiệu quả?

550

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh

Trong một số bài viết trước đây trên blog về chiến lược tìm việc, mình đã chia sẻ rằng bên cạnh kiến thức và kĩ năng chuyên môn cũng như một bản CV tốt, một bạn đang đi tìm việc nên dành thời gian để mở rộng mạng lưới quan hệ (networking) của bản thân. Tìm việc qua mạng lưới quan hệ hiệu quả hơn nhiều lần và cho công việc tốt hơn rất nhiều so với việc nộp đơn.

Vấn đề là khi nghe lời khuyên rằng phải mở rộng mạng lưới quan hệ đi, nhiều bạn biết rằng việc này quan trọng nhưng NGẠI, đặc biệt là những bạn hướng nội (giống như mình). Ngại tiếp cận người lạ, ngại nhờ vả người khác cùng nhiều cái ngại khác mà mỗi người mỗi kiểu.

Mình cũng ngại xây dựng mạng lưới quan hệ, nhưng thực tế từ trải nghiệm của bản thân và quan sát từ mọi người xung quanh mình thấy rằng việc có mạng lưới quan hệ tốt rất quan trọng. Mình trải nghiệm hơn chục công việc khác nhau từ khi ra trường đến nay, hơn nửa trong số đó là được giới thiệu hoặc ai đó biết đến mình. Mình cũng hướng nội giống nhiều bạn, bảo mình đi tham gia một sự kiện rồi bắt chuyện với người lạ xem ra có vẻ quá sức. Vì vậy bài viết này mình chia sẻ lại một số tips nhanh để mở rộng mối quan hệ, giúp các bạn bớt ngại hơn trong việc xây dựng networking.

1/ Tiếp cận qua LinkedIn

Nếu bạn ngại gặp trực tiếp và là kiểu ‘anh hùng bàn phím’ giống mình, tự tin hơn qua tin nhắn thì có một cách đó là tiếp cận và mở rộng mạng lưới quan hệ qua mạng xã hội LinkedIn. Trước khi bắt đầu mở rộng mạng lưới quan hệ trên này, bạn phải có một profile đẹp và xịn trước đã. Cũng như đời thực thôi, trông profile bạn ngon nghẻ thì người khác cũng dễ dàng chấp nhận lời mời kết bạn của bạn hơn.

Sau khi bạn đã có cho mình một profile ổn áp trên LinkedIn rồi, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm và kết nối với những người phù hợp. Một số chiến lược kết nối bạn có thể làm đấy là:

  • Tìm trên thanh tìm kiếm [tên vị trí] hoặc [tên lĩnh vực] mà bạn đang hướng tới. Ví dụ bạn đang muốn làm nhân sự, bạn tìm [human resource] để cho ra những người đang làm công việc đó có profile LinkedIn và kết nối.
LinkedIn
  • Một cách khác là bạn tìm [tên công ty] bạn đang quan tâm, sau đó ấn vào page công ty đó, vào phần People. Tại đây bạn có thể gõ [tên vị trí] để tìm ra những người làm ở vị trí đó trông công ty đó, hoặc gõ [tên trường bạn học] để tìm ra những cựu sinh viên trường mình đang làm ở công ty đó và kết nối. Ví dụ mình tìm những người học RMIT đang làm ở Unilever quốc tế thì ra 30 người
LinkedIn

  5 bí quyết tìm việc IT cho đợt tuyển dụng đầu năm mới

  Cách Viết Summary Trên LinkedIn Để Thu Hút Các Nhà Tuyển Dụng

2/ Tiếp cận qua Mentors

Nếu bạn muốn có cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ với những người kiểu CEO, Managers thì có một cách là tiếp cận qua các chương trình Mentor. Ở các chương trình Mentor, những người đăng ký làm mentor thường là những người khá thành công, họ muốn chia sẻ lại cộng đồng, vì vậy tiếp cận họ cũng dễ dàng hơn. Cách làm là bạn tìm một chương trình mentor, tìm cho mình 1-2 mentors phù hợp, kết nối và kết bạn với họ, sau đó có thể nhờ họ kết nối thêm với những người khác phù hợp trong mạng lưới của họ cho bạn. Như vậy sẽ giống kiểu ‘bán hàng đa cấp’, từ một mối quan hệ nhân lên nhiều mối quan hệ khác.

Một số chương trình mentor mà bạn có thể tham khảo là:

– RMIT Career Mentoring Asia – chỉ dành riêng sinh viên RMIT, mình đang là coordinator

– Menteelogy của Ybox – có rất nhiều mentor ở nhiều lĩnh vực

– SME Mentoring – phù hợp cho các bạn nào thích khởi nghiệp

– Mentori – cũng có kha khá mentors trên này

Tham khảo việc làm Java hấp dẫn trên TopDev!

3/ Tiếp cận lại những mối quan hệ cũ qua email / tin nhắn

Nếu bạn ngại chưa dám bắt đầu xây dựng mối quan hệ với người mới thì một cách là bạn tiếp cận lại những người cũ. Người cũ có thể là thầy cô, bạn bè, sếp, đồng nghiệp cũ – bất kì ai đang đi làm cũng có khả năng giới thiệu việc làm cho bạn.

Trước khi tiếp cận thì bạn nên chuẩn bị một bản CV tốtNgoài ra bạn cũng nên biết rõ mình đang muốn tìm kiếm công việc gì, ngành nghề gì, càng cụ thể rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Khi bạn đã có những thông tin cụ thể, bạn có thể nhắn tin hoặc email lại những contact cũ. Cứ thẳng thắn nói về việc bạn đang tìm việc với nhu cầu như thế, nếu họ có cơ hội, hoặc biết ai có cơ hội xin hãy giới thiệu cho bạn. Chắc chắn những người quý mến bạn sẽ chẳng cảm thấy phiền nếu nhận lời ‘nhờ vả’ như vậy đâu.

Trên đây là một số tips để tạo dựng mối quan hệ phục vụ cho mục đích tìm việc, hi vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích cho các bạn.

Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top tìm việc IT lương cao HOT nhất trên TopDev