Công Việc & Mức Lương Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ

3203

Một trong những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin được nhiều người quan tâm có thể kể đến là Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ. Công việc phù hợp với thời đại, cơ hội phát triển sự nghiệp tốt cùng với mức lương hấp dẫn chính là những yếu tố giúp công việc này thu hút được nhiều nhân tài. Vậy cụ thể công việc của chuyên viên phân tích nghiệp vụ là làm gì? Lương chuyên viên phân tích nghiệp vụ đang nằm trong khoảng nào?

lương chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Mức lương của chuyên viên phân tích nghiệp vụ

1. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là làm gì?

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ – Business Analyst được xem như một chiếc cầu nối, một kênh liên lạc giữa các doanh nghiệp và đơn vị phát triển phần mềm. Công việc của các BA sẽ không quá thiên về mảng kinh doanh hay công nghệ mà sẽ phối hợp các công việc để vận hành trơn tru quá trình làm việc giữa công ty outsource phần mềm với các doanh nghiệp cần dịch vụ.

Nhiệm vụ chính trong công việc hằng ngày của họ là thu thập các dữ liệu công việc, yêu cầu từ khách hàng, phân tích quy trình kinh doanh của công ty khách hàng để từ đó đưa ra các phương án làm việc khả thi với yêu cầu cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Sau khi đã nắm được các vấn đề cần giải quyết trong dự án và đã có sản phẩm hoàn thành, các BA sẽ là người liên hệ với khách hàng để giới thiệu dự án. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần thuyết phục khách hàng về tính khả thi và tối ưu của sản phẩm, sản phẩm mới này sẽ giúp ích gì cho công việc kinh doanh của công ty cũng như cải thiện vấn đề doanh thu như thế nào.

Xem thêm Công Việc Của Business Analyst Và Tất Tần Tật Các Thông Tin Cần Biết Về Nghề BA

Trong vai trò và công việc hàng ngày của mình, để cho ra đời được các sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu như trên, các chuyên viên BA còn cần làm việc và giao tiếp thường xuyên với các lập trình viên, chuyên viên quản lý phần mềm để hệ thống hóa các thông tin mà khách hàng yêu cầu cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho lập trình viên phát triển sản phẩm. BA sẽ giúp các thành viên trong dự án gắn kết với nhau và cho ra đời những sản phẩm, những dự án tốt nhất, phù hợp nhất với khách hàng.

2. Lương chuyên viên Phân tích nghiệp vụ như thế nào?

Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh cũng là lúc các ngành nghề liên quan đến BA không ngừng tăng lên, kéo theo nhu cầu nhân lực theo đuổi ngành cũng ngày càng lớn. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay, có thể nói nghề BA chưa bao giờ ngừng “hot” trong thị trường việc làm lĩnh vực công nghệ thông tin.

lương BA
Mức lương của BA

Đặc biệt tại Việt Nam, nhờ chính sách mở cửa và nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài nên ngày càng có nhiều công ty nước ngoài được thành lập tại nước ta. Công ty nước ngoài luôn đòi hỏi rất cao trong các vấn đề chuyên môn cũng như các yêu cầu đặt ra trong việc hợp tác phát triển phần mềm. Hợp tác phát triển phần mềm ngày càng tăng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho doanh nghiệp công nghệ Việt nhưng cũng đồng thời đặt ra các yêu cầu về việc đáp ứng tốt chuyên môn và kỹ năng để cho ra đời những sản phẩm mà khách hàng mong muốn.

Xem thêm Mức Lương Của Business Analyst Hiện Nay Bao Nhiêu?

Theo các thống kê được công bố trên trang Bloomberg, nghề BA là nghề có thu nhập đứng top 3 trong số 31 nghề có thu nhập cao nhất trên hợp đồng được tìm kiếm cho đến thời điểm này. Mức lương của chuyên viên phân tích nghiệp vụ hiện nay cũng được xếp hạng khá cao so với thị trường. Tùy theo mỗi dự án khác nhau cũng như tính chất công việc, mức thưởng trên mỗi dự án và chuyên môn của mỗi BA mà mức lương sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Lương của chuyên viên phân tích nghiệp vụ mới vào nghề dưới 2 năm kinh nghiệm thường dao động trong mức từ 10 – 15 triệu đồng. Trong khi đó, mức lương của các Senior Business Analyst cao nhất có thể đạt đến khoảng 40 triệu đồng.

Kiểm tra lương thực nhận chuẩn xúc với công cụ tính tính lương gross net

3. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần rèn luyện những kỹ năng nào?

Công việc của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau và vì là người trung gian, đóng vai trò kết nối giữa nhóm lập trình dự án và công ty khách hàng nên kỹ năng mềm là một trong những yếu tố bắt buộc phải có của các BA. Khả năng thấu hiểu khách hàng, kỹ năng trình bày và giải quyết vấn đề cũng như tư duy logic là một trong những yêu cầu mà bất cứ BA nào cũng nên có.

Các BA cần làm tốt việc tiếp thu vấn đề mà khách hàng đưa ra, tóm tắt chúng và truyền đạt lại cho các lập trình viên trong nhóm dự án. Một sản phẩm hoàn thiện nhanh và đáp ứng đúng chất lượng dự án khi chuyên viên phân tích nghiệp vụ có thể làm tốt vai trò cầu nối của mình cũng như giải quyết các mâu thuẫn nếu có. Có những vấn đề khách hàng không thể cung cấp cho phía công ty phần mềm nhưng BA vẫn phải tìm hiểu vấn đề và đưa ra được những thông tin mà khách hàng cần.

Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp ngoại ngữ cũng là yếu tố cần thiết với một BA giỏi. Các khách hàng làm việc cho những dự án phần mềm hiện nay có khá nhiều khách nước ngoài. Chính vì thế việc có thể giao tiếp cũng như nắm bắt văn hóa giao tiếp của nước bạn cũng là một trong những cách hay để các BA có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin của đối phương.

Để có được một công việc với mức thu nhập tốt, những yêu cầu về công việc cũng như kỹ năng chuyên môn được đặt ra là rất lớn. Hiểu sớm vấn đề sẽ dễ dàng hơn với bạn trong việc trở thành một BA tương lai cũng như có được một mức lương chuyên viên phân tích nghiệp vụ đủ tốt như mong muốn của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm tuyển dụng việc làm IT hấp dẫn trên TopDev