Trong kỷ nguyên số hiện tại, các công ty, các chính phủ và bản thân các lập trình viên đều chạy đua với nhau để vượt trội hơn về mặt công nghệ, một trong các công nghệ nổi bật lên là Low Code.
Bài viết này hân hạnh giới thiệu với anh em khái niệm về Low-Code. Nếu anh em có đọc ở đâu, hoặc nhìn thấy Low-Code ở đâu thì cũng đừng vội lướt qua. Biết đâu cách giải thích của tui hay hơn thì sao.
Nội dung truyền đạt trong bài viết này chắc là sẽ phù hợp với cả những nhân vật cấp cao như giám đốc đơn vị, quản lý dự án, CTO,…
Không để anh em phải đợi lâu, nhảy luôn vô định nghĩa. Phải chăng Low-Code là ngồi xuống thấp thấp mà code?
1. Low Code là gì?
Đầu tiên low ở đây không phải là ngồi xuống thấp thấp mà code nha anh em. Low ở đây được hiểu là ít code lại.
Low Code là một phương pháp phát triển phần mềm yêu cầu ít hoặc không cần viết code để xây dựng các ứng dụng và quy trình. Thay vì anh em phải sử dụng ngôn ngữ lập trình phức tạp. Theo mô hình Low-Code, anh em có thể sử dụng các giao diện trực quan với các logic ở mức bình thường để phát triển ứng dụng.
Tuyệt vời hơn nữa anh em có thể kéo thả (giao diện trực quan) để xây dựng ứng dụng. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
Lại là chỉ nghe thôi cũng thấy hấp dẫn, nhưng có thật sự là Low-Code giúp anh em không phải code nữa mà chỉ cần các thao tác trực quan là đã có ứng dụng? Hay tất cả chỉ là cú lừa?
2. Sự thật về low code và tương lai
Công bằng mà nói thì Low Code là cho người sử dụng nền tảng (platform). Còn bản thân lập trình viên vẫn phải là người tạo ra các component, các model có thể trên platform. Nên nếu nói Low-Code là không code hoặc ít code thì thực chất đó là dành cho người sử dụng. Không phải các lập trình viên tạo nên các platform Low-Code. Anh em nhớ nha!.
Sự phát triển của Low-Code các năm gần đây được xem như một hiện tượng, khi mà số hoá và chuyển đổi số đi sâu vào từng ngõ ngách trong cuộc sống:
- Theo như báo cáo mới nhất của Gartner, Inc’s thì thị trường toàn cầu cho các công ty phát triển Low Code sẽ đạt khoảng 26.9 tỷ đô vào năm 2023 (tăng 19.6% so với năm 2022).
- Trong tương lai thị trường sẽ đạt khoảng 65 tỷ Biden vào năm 2027 và 187 tỷ Biden vào năm 2030.
- Thực tế mà nói thị trường Low-Code đã tăng 30% từ năm 2020 cho tới năm 2023 và tạo ra 5,8 tỷ Biden năm 2022.
Thị trường rộng mở ha anh em, tương lai sáng ngời và chói lọi.
Tham khảo việc làm Back-end hấp dẫn
3. Lợi ích đem lại cho business owner
Rõ ràng là Low Code sẽ đem lại kết quả nhanh chóng và nhìn thấy được cho các chủ doanh nghiệp. Quá trình phát triển cũng trở nên cực kì nhanh chóng.
Đầu tiên tất nhiên phải nói tới tính nhanh chóng.
3.1 Increased agility (Tăng độ nhanh nhạy)
Với Low-Code, các component, model, thậm chí tới các flow phức tạp đều đã được dựng lên từ trước. Việc này giúp việc triển khai trở nên cực kì nhanh chóng. Anh em không cần phải có kiến thức sâu rộng về lập trình để tạo ra sản phẩm.
Việc này cực kì hữu ích khi mô hình kinh doanh thay đổi nhanh chóng (vô cùng phổ biến ở thời điểm này). Các doanh nghiệp có lợi thế khi họ có thể nhanh chóng thay đổi theo.
3.2 Reduced costs (Giảm giá thành)
Tất nhiên là việc sử dụng Low Code platform sẽ tạo ưu thế cạnh tranh về giá thành. Anh em cũng biết là chi phí phát triển phần mềm từ trước tới nay chưa bao giờ là rẻ.
Với các platform đã phát triển Low-Code thì ngược lại. Công sức chỉ bỏ ra một lần ban đầu và tái sử dụng nhiều lần sau đó. Việc này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí ở mức tối đa.
3.3 Faster time to market (Xuất hiện nhanh chóng)
Ở cái thời đại mà ý tưởng chỉ vừa với ra đầu môi thì đã có ngay ứng dụng trên store thì Low-Code giúp doanh nghiệp triển khai ý tưởng nhanh chóng. Thời gian phát triển giảm xuống đồng nghĩa với việc business xuất hiện trên thị trường nhanh hơn. Tạo ưu thế cạnh tranh so với đối thủ.
4. Tính năng của Low Code
Sau khi đã hiểu rõ về lợi thế, ưu điểm của Low-Code thì giờ là lúc lướt qua một số tính năng nổi bật của nó. Đầu tiên không thể không nhắc tới Visual Modeling Tools.
4.1 Visual Modeling Tools
Visual Modeling Tools ở đây được hiểu là trực quan hoá các mô hình. Các mô hình phổ biến sẽ được xây dựng sẵn. Các mô hình này sẽ được xây dựng cực kì trực quan, giúp người sử dụng dễ nắm bắt.
Ngoài ra, người sử dụng Visual Modeling Tools cũng không cần hiểu biết nhiều về công nghệ. Dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp.
4.2 Out-of-the-Box Functionality
OOTB, viết tắt của (out-of-the-box) là tính năng được phát triển bởi các công ty phát triển hàng đầu cho Low-Code. Bản thân nó giúp người sử dụng có thể bỏ qua các khởi tạo ban đầu khi bắt đầu sử dụng Low Code.
Ví dụ anh em làm application cần có DB, OOTB sẽ xử các phần đó cho anh em.
4.3 Drag-and-Drop Interface
Kế tiếp là feature về Drag và Drop, anh em suy luận một chút thì hiểu ngay tính năng này quan trọng thế nào với Low-Code. Các model, component có sẵn tất nhiên chỉ cần kéo thả vào là hoạt động. Độc lập là ok rồi, giờ chỉ cần kéo thả đặt vào đúng chỗ nữa là được thôi.
4.4 Security (bảo mật)
Cái này là tính năng sống còn của Low-Code, anh em lập trình code xong review tới review lui mà còn có bug về bảo mật. Chưa kể ứng dụng đôi khi còn bị tấn công liên tục bởi các hacker thì security là yếu tố quan trọng cần quan tâm.
4.5 Scalability (mở rộng)
Cuối cùng là tính năng mở rộng. Này là điểm thường được đem ra so sánh giữa Low-Code và cái code cắm đầu. Ở mặt này, hiện tại Low-Code đang có phần kém hoặc chưa thể bằng với cách phát triển phần mềm truyền thống do tính chất phức tạp về mặt kiến trúc (architecture). Tuy nhiên tương lai thì khó nói nha. Vượt lên lúc nào không hay
5. Tham khảo
- Low-code Testing Platform – All-in-One Test Automation
- The Low-code daily
- No-Code and Low-Code information, news, and how-to advice
Cảm ơn anh em đã đọc bài – Chúc anh em một ngày ít code – Nhưng code là đam mê – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Có thể bạn quan tâm:
- ChatGPT liệu có làm lập trình viên mất việc? – Phần 1
- Tổng hợp 5 xu hướng dẫn dắt “làn sóng” công nghệ trong năm 2023
- Digital Twins – xu hướng công nghệ cho ngành IoT
Tìm kiếm việc làm IT mới nhất tại TopDev!