Bài viết được sự cho phép bởi tác giả Sơn Dương
Làm thế nào để trở thành full stack developer? Có lẽ đây là câu hỏi mà mình hay gặp nhất trong năm vừa rồi. Đi qua một lượt các trang tuyển dụng như TopDev, TopCV… Hay mạng xã hội việc làm LinkedIn, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều công việc có title là full stack developer.
Nếu nhìn vào title: full stack developer, tức là bạn sẽ biết và làm được tất cả mọi thứ, client tới server, từ front-end tới back-end… Nghe thì có vẻ như họ yêu cầu bạn biết quá nhiều thứ nhỉ?
Tuy nhiên, cũng không hẳn là không thể làm được, nếu được định hướng đúng và quyết tâm thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một full stack developer.
Bài viết mình sẽ đề xuất 5 kiến thức mà bạn cần phải biết và làm được để trở thành full stack developer thực thụ.
Nhưng trước hết, chúng ta cùng xem lại full stack developer là gì đã nhé.
#Full stack developer là gì?
Hiểu nôm na, một full stack developer là người có đầy đủ những kỹ năng để tự mình có thể phát triển và hoàn thiện một ứng dụng độc lập.
Với một full stack developer job description, Bạn sẽ cần phải biết và xử lý tất cả các công việc về cơ sở dữ liệu, server, kỹ thuật hệ thống và cả front-end nữa. Tùy thuộc vào dự án mà khách hàng yêu cầu mà stack có thể là mobile stack, web stack hay một native application stack.
#Tại sao người ta lại cần tới full stack developer?
Có rất nhiều lý do để người ta cần tới một full stack developer? Có thể họ cần một người biết tất cả để hiểu tổng quan hệ thống hơn là cần nhiều người mà mỗi người chỉ biết một phần.
Hoặc đơn giản là nhiều công ty họ muốn tinh giảm nhân lực, tiết kiệm chi phí…
Có rất nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà tuyển dụng, giữa cả những bạn đang học lập trình nữa. Có ý kiến cho rằng: “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”. Ám chỉ rằng cần phải chuyên sâu một kỹ năng, một công nghệ thay vì biết nhiều thứ mà chỉ biết hời hợt.
Tuy nhiên, thực tế người ta đang rất cần một full stack developer. Không những biết nhiều mà cái gì cũng phải giỏi.
Để có cái nhìn khách quan thì mình mạnh dạn liệt kê điểm mạnh và điểm yếu của một full stack developer như sau:
1. Điểm mạnh
Một full stack developer dễ dàng tạo ra một thiết kế nguyên mẫu cho một sản phẩm dựa trên những hiểu biết rộng lớn. Do họ có kiến thức tổng quan của cả hệ thống, nên họ có tư duy và góc nhìn về hệ thống rộng hơn so với những người chỉ biết làm front-end hoặc chỉ back-end.
Ngoài ra, do full stack developer có kiến thức tổng quan về cả hệ thống nên họ có thể dễ dàng ghép nối các bộ phận khác nhau trong dự án. Họ sẽ trở thành cầu nối giữa bộ phận làm back-end, với bộ phận làm front-end và cả bộ phận phần cứng server…
Do đó, các full stack developer sau này có xu hướng trở thành giám đốc kỹ thuật hoặc CEO.
2. Điểm yếu
Chính vì bạn định hướng sẽ phát triển các kỹ năng theo chiều ngang, với tiêu chí biết càng nhiều càng tốt. Nên bạn sẽ rất khó để trở thành một chuyên gia ở một kỹ năng nào đó.
Hầu hết những người tự nhận là full stack developer chỉ một chút, hời hợt các kỹ năng. Với những người như vậy thì phù hợp với vị trí thiết kế hệ thống hơn là vị trí phát triển hệ thống.
Tham khảo thêm: Tuyển dụng full stack lương cao tại TopDev
#Skill nào giúp bạn trở thành full stack developer web
Chúng ta quay trở lại trả lời câu hỏi quan trọng nhất này: Một full stack developer thực thụ thì ngoài biết nhiều thì còn phải biết sâu nữa. Vậy full stack developer cần học những gì?
Dưới đây là những kỹ năng mà bạn cần phải biết trên con đường trở thành full stack.
1. Ngôn ngữ lập trình
Về phần back-end, bạn sẽ cần phải thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình. Chẳng hạn như Java, PHP, Ruby, C#, Python… Vì hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh thường thực hiện ở phía back-end và đều cần phải viết bằng các ngôn ngữ này.
Ngoài việc phải nắm vững cú pháp của ngôn ngữ, bạn còn phải hiểu rõ triết lý, cấu trúc, nguyên tắc thiết kế, thực hiện và kiểm tra dự án trên ngôn ngữ đó.
Ví dụ: nếu bạn chọn Java, bạn cần phải hiểu rõ nguyên tắc lập trình hướng đối tượng, các design patterns…
2. Biết cách sử dụng framework và thư viện bên thứ 3
Do đặc thù hệ thống lớn, người ta sẽ không thể viết ứng dụng từ con số 0. Với bài toán chi phí và thời gian, họ sẽ sử dụng framework và thư viện để tăng tốc độ phát triển phần mềm.
Do vậy, việc một full stack developer phải biết nhiều framework là điều cần thiết. Thường mỗi ngôn ngữ đều có một vài framework phổ biến đi kèm.
Có thể kể tên như: Java thì Spring, PHP có Hibernate, Python có Django, Nodejs có Express…
3. Rành về Front-end
Như đã nói ở trên, front-end là một kỹ năng không thể thiếu của một kỹ sư full stack.
Một sản phẩm, ngoài những tính năng đáp ứng yêu cầu của người dùng, thì trải nghiệm là một phần rất quan trọng nâng tầm sản phẩm.
Front-end chính là phần tương tác trực tiếp với người, là phần tạo ra trải nghiệm người dùng. Do đó, bạn cần phải nắm vững một số công nghệ front-end như HTML, CSS, Javascript… Các front-end framework như Jquery, SASS, ReactJS, Vuejs…
4. Database và kỹ thuật cache
Hầu như phần mềm nào cũng cần tới Database để lưu trữ dữ liệu. Do vậy, bạn cần phải biết sử dụng ít nhất một loại cơ sở dữ liệu. Biết sử dụng ở đây gồm 2 kỹ năng: Kỹ năng sử dụng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu và kỹ năng viết câu lệnh tương tác với cơ sở dữ liệu.
Về quản trị cơ sở dữ liệu, bạn nên biết về MySQL, MS SQLServer, MongoDB…
Còn về câu lệnh tương tác với DB, bạn cần biết về SQL, và NoSQL.
Tất nhiên, khi hệ thống lớn dần thì việc phải cache dữ liệu là điều phải làm nếu không muốn hệ thống bị sập, hoặc tăng chi phí phần cứng theo cấp số nhân.
Có nhiều kỹ thuật cache DB, bạn có thể tìm hiểu về Redis, hoặc memcache.
5. Có khả năng thiết kế
Hầu hết các bài viết về full stack developer đều bỏ qua kỹ năng thiết kế. Nhưng mình nghĩ, đây là một kỹ năng rất quan trọng.
Những kỹ năng về prototype design, UI design, UX design… Chúng sẽ giúp bạn góp phần vào cải thiện trải nghiệm, mở rộng hệ thống sau này.
#Tổng kết
Gladwell đã khẳng định, để trở thành một chuyên gia ở một lĩnh vực, bạn cần tới 10.000 giờ. Do vậy, bạn không thể nào trở thành kỹ sư full stack chỉ trong một đêm được. Mỗi một nhà tuyển dụng full stack developer đều có yêu cầu riêng.
Việc của bạn cần làm lúc nào này liên tục củng cố kiến thức nền tảng, tiếp tục học hỏi và chấp nhận thử thách ở những lĩnh vực khác nhau.
Bạn thấy quan điểm của mình về full stack có đúng không? Hãy để lại ý kiến của bạn bên dưới phần bình luận nhé.
Bài viết gốc được đăng tải tại vntalking.com
Có thể bạn quan tâm:
- Từng là một kẻ thất bại suýt phải đi phát tờ rơi để kiếm sống, chỉ sau 4 tháng đọc FreeCodeCamp, tôi từ kẻ không biết gì đã trở thành một full-stack developer
- Sự khác biệt giữa senior developer và developer with seniority
- Câu hỏi phỏng vấn full stack developer thường gặp
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev