Những nhận định về thời gian làm việc, đồng hành và gắn bó với một tổ chức luôn là vấn đề mà nhiều nhân viên quan tâm. Đặc biệt là những “lính mới” vừa gia nhập chuyến hành trình nghề nghiệp.
Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu bản thân mình sẽ gắn bó với công ty trong bao lâu. 1 năm, 2 năm hay nhiều hơn. Tất nhiên đó chỉ là những con số mang tính ước định. Cùng TopDev đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
“Kịch bản” nào tốt nhất cho sự rời đi?
Mỗi cá nhân sẽ có những suy nghĩ riêng về các mốc thời gian tương ứng cho sự rời đi của mình. Đó có thể là chỉ là sự hình dung thời khoảng thời gian mà mỗi nhân viên có thể đồng hành và gắn bó cùng công ty. Song song đó là những phân tích, sự nhìn nhận chung mà bản thân nhân viên rút ra được để làm hài lòng “kịch bản” cho riêng mình.
Có lẽ 6 tháng đến 1 năm?
Đây có thể là quyết định bất ngờ, nảy ra trong chớp nhoáng hoặc khi bạn phải trải qua quá nhiều áp lực công việc chăng?
Áp lực có thể đến từ khối lượng công việc, mức phúc lợi, môi trường làm việc, các mối quan hệ công sở,..tất tần tật mọi yếu tố đó đều có thể dễ khiến nhân viên nản chí. Điều này chứng tỏ họ là một cá thể “cả thèm chóng chán”, thiếu năng lực thích nghi và vì thế họ nhảy việc liên tục. Họ thiếu nghị lực và sự cố gắng cần có, vì thế họ sẽ khó thành công.
3 – 5 năm tại một công ty thì sao?
Chúng ta sẽ có hai khía cạnh cần xem xét. Trong trường hợp nếu bạn được đảm nhận nhiều vị trí khác nhau hoặc có sự thăng tiến riêng thì khả năng đồng hành và gắn bó sẽ cao hơn. Khi đến một giai đoạn không còn đủ niềm vui trong công việc, bạn buộc phải dừng lại và tìm kiếm những điều mới mẻ, phù hợp hơn với mình.
Còn ngược lại thì sao? Bạn sẽ tự nghi ngờ về khả năng, sự phù hợp của mình với công việc và doanh nghiệp mình đang đồng hành. Hàng tá câu hỏi sẽ xoay quanh bạn: Mình chưa đủ nỗ lực sao? Có lẽ mình không còn biết làm thế nào để phát triển bản thân cả?,..
Cho dù bạn rời đi, đó cũng là quyết định của bạn nhưng nhớ, đừng bao giờ để bản thân mình phải đến mức thật sự tuyệt vọng vì cuộc sống này còn nhiều thứ còn khắc nghiệt hơn.
Trên 10 năm có phải là một sự gắn bó trọn vẹn nhất?
Con số 10 nó không là gì khi đặt nó trong phạm trù toàn học. Tuy vậy, khi suy xét ngoài thực tế, 10 năm là một quá trình làm việc dài, đòi hỏi ở bạn nhiều sự kiên trì, đôi lúc phải đánh đổi nhiều thứ về thời gian, công sức, các mối quan hệ để có được một chỗ đứng, vị thế như hiện tại.
Và tất nhiên, chúng ta sẽ đề cập đến những người với bề dày kinh nghiệm thuộc hàng top, họ đã được có cơ hội thử sức và trải nghiệm với nhiều vị trí khác nhau từ thấp đến cao. Vậy liệu họ có nên chuyển công ty trong giai đoạn này? Có hoặc không tùy thuộc vào mỗi người.
Trên thực tế, họ là những người đã có chuyên môn vững chắc, nền tảng nghề nghiệp tốt nhưng cái họ mất đi chính là sự mạo hiểm và dấn thân – cái mà tuổi trẻ họ đã từng làm. Họ e ngại rằng khi qua một công ty khác với một thế hệ trẻ hơn, năng động hơn, tiếp cận với một lối văn hóa, môi trường làm việc khác họ sẽ khó thích nghi. Khoảng cách về tuổi tác và kinh nghiệm có thể sẽ làm họ shock và khó có thể trụ lại được.
Đâu là câu trả lời lý tưởng cho vấn đề này?
Nếu tất cả các dấu hiệu xung quanh bạn đều chứng tỏ rằng bạn đã chọn sai công việc, thì việc lựa chọn đổi việc là điều đúng đắn và cần thiết phải diễn ra. Miễn là, khi nhảy việc có ý nghĩa thật sự với mục tiêu công việc tổng thể và dài hạn của bạn. Nếu được lựa chọn, bản thân chủ bài viết này sẽ chọn khoảng thời gian từ 1-2 năm để gắn bó và hợp tác, tất nhiên trước đó phải có 2 hoặc 3 tháng để trải nghiệm, tìm hiểu công ty thông qua quá trình thử việc.
Ngoài ra, việc nhìn nhận luôn luôn là điều cần phải lưu tâm, nếu mình nhận thấy cá nhân mình tạo được những giá trị và được tổ chức công nhận, mình sẽ tiếp tục gắn bó và lập kế hoạch hoạt động cho những năm tiếp theo.
Để có những quyết định chính xác trong vấn đề này, bạn có thể tìm những “lối tắt” cho riêng mình. Hãy đặt ra những câu hỏi:
- Bạn đã bao nhiêu lần than vãn về công việc hiện tại của mình?
- Bạn phải chấp nhận thay đổi cải thiện điều gì khi thực hiện công việc đó?
- Công việc đó liệu có những triển vọng tốt hơn chăng?
Đây đều là những câu hỏi giả định nhưng chúng có vai trò quan trọng vì giúp bạn đánh giá được mức độ tự nhìn nhận về khả năng chịu áp lực trước các công việc, những đòi hỏi cần phải thích nghi khi quyết định bắt đầu trải nghiệm một công việc mới hoặc những lợi thế, triển vọng phát triển, thăng tiến khi bạn rời đi và gia nhập một “ngôi nhà mới”.
Lời kết
Chuyện nhảy việc đã không còn xa lạ trong môi trường làm việc hiện đại. Nhiều cơ hội luôn mở ra và chờ đón bạn nếu bạn có những quyết phù hợp. Hãy tự hỏi bản thân và đánh giá nhiều yếu tố xung quanh về sự đồng hành và gắn bó trước khi đi đến những quyết định nhảy việc.
Có thể bạn quan tâm:
- Sớm đòi hỏi nhưng thiếu nỗ lực, khuynh hướng làm việc của người trẻ?
- Làm thế nào để giải quyết bất đồng nơi công sở
- Chọn sếp tốt hay công ty tốt – Đâu là nước đi đúng đắn
Xem thêm Top Việc làm ngành cntt trên TopDev