Cân bằng tải (Load Balancing)

1988

Bài viết được sự cho phép của tác giả Edward Thiên Hoàng

Cân bằng tải (load balancing — LB) là một thành phần nữa cũng cực kỳ quan trọng trong bất kỳ một distributed system nào, nó giúp cho hệ thống có thể phân tải các request tới đều các Server (Application hoặc Database), giúp cho hệ thống có tính availability hơn. LB sẽ liên tục kiểm tra (health checks) những trạng thái của các server trong hệ thống, nếu trạng thái của server là khỏe mạnh (healthy) thì nó sẽ gửi quest tới, còn nếu server không available hoặc không có response trả về (not healthy) thì LB sẽ không gửi request tới server đó nữa (đá ra khỏi LB), và cho tới khi server đó healthy trở lại thì LB sẽ thêm lại server đó vào LB.

  9 mã nguồn mở cho file upload field
  Angular - Tự xây dựng module "lazy load images"

Có rất nhiều thuật toán để LB điều phối các request tới các resource của mình như thuật toán đơn giản nhất là thuật toán “Round Robin”. Là thuật toán luân chuyển vòng, các máy chủ sẽ được xem ngang hàng và sắp xếp theo một vòng quay, các truy vấn dịch vụ sẽ lần lượt được gửi tới các máy chủ theo thứ tự sắp xếp. Ngoài ra còn rất nhiều thuật toán phức tạp khác nữa, tuy nhiên trên thực tế chưa có một thuật toán LB nào thực sự hoàn hảo, nó chỉ một phần nào tương đối chấp nhận được thôi. Nếu có hứng thú tìm hiểu về các thuật toán của LB thì đây cũng là một câu chuyện dài và thú vị đấy các bạn 😜.

Bằng cách cân bằng tải các request tới ứng dụng trên nhiều server, LB sẽ giảm tải cho từng server và ngăn bất kỳ một máy chủ server nào trở thành một điểm lỗi duy nhất (Single point of failure) , do đó cải thiện khả năng đáp ứng và tính sẵn sàng của ứng dụng. Nhất là khi bạn scaling hệ thống theo chiều ngang (horizontal scaling) như đã đề cập ở phần Scalability.

Cân bằng tải (Load Balancing)

Mô hình mô tả một hệ thống distributed system được horizontal scaling và sử dụng LB để cân bằng tải.

Để hệ thống có tính high availability, thì ta có thể áp dụng LB nhiều lớp (layer) của hệ thống như LB cho nhiều DB, LB cho Web-Server hay LB cho Application Server, ví dụ như mô hình dưới.

Cân bằng tải (Load Balancing)

Mô hình Load Balancing nhiều tầng.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA LB:

– Trải nghiệm người của người dùng sẽ tốt hơn, và không bị gián đoạn bởi bất kỳ một sự cố nào xảy ra trên một hoặc vài server, ngoài ra cũng tăng tốc độ truy vấn của người dùng nhờ năng lực của nhiều server hợp lại.
– LB giúp cho quản trị viên rất dễ scale up hoặc scale down hệ thống mà không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng.
– Một LB thông minh sẽ giúp người quản trị viên xác định được những tắc nghẽn hay quá tải (traffic bottlenecks) trước khi nó xảy ra, để người quản trị có thể hành động kịp thời, như scale up hệ thống.
– LB giúp người quản trị viên (devops/system admin) đỡ căng thẳng hơn vì thay vì chỉ một Server duy nhất thực hiện nhiều công việc thì ta sẽ chia nhiều công việc nhỏ hơn cho nhiều server, từ đó việc cả hệ thống fail sẽ ít xảy ra hơn.

Tuy nhiên LB có thể trở thành một single point of failure, nếu nó bị quá tải hay lỗi phần cứng/mềm khiến LB sụp đổ dẫn đến cả hệ thống sụp đổ theo. Để khắc phục điều này tốt nhất hay có ít nhất 2 LB kết hợp với nhau thành một cụm LB chạy dưới dạng  tức là luôn có một LB backup cho một LB còn lại đang chạy để phục vụ cho trường hợp LB chính bị hỏng thì LB còn lại sẽ đảm nhiệm.

Cân bằng tải (Load Balancing)

Mô hình cụm LB backup cho nhau.

Theo medium

Bài viết gốc được đăng tải tại edwardthienhoang.wordpress.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev