Bí kiếp giúp các coder tiến bộ thần tốc

11455

Thông thường, các bạn mới học lập trình sẽ thấy phần cơ bản rất dễ học như viết expressions, conditions, loops và object-oriented programming. Những site Code Academy, Code School còn giúp mọi chuyện đơn giản hơn nữa. Thế nhưng khi bị yêu cầu làm ra một site như trang Medium.com. Rất nhiều bạn gặp khó khăn.

Đó là bởi vì quá trình học cách tạo ra một ứng dụng hoàn chỉnh từ con số không sẽ tốn không ít thời gian. Bạn sẽ phải đầu tư công sức, xem qua một series video hoặc đọc hết ít nhất một quyển sách mới có thể hiểu hết cách làm.

Một số bạn được công ty đào tạo, cho bắt đầu với những project nhỏ và độ khó, thử thách tăng dần. Sau vài tháng, họ bắt đầu học được cách tạo ra ứng dụng dưới sự chỉ dạy và giám sát của sếp.

Nhưng vẫn còn một cách khác mà tôi gọi là cách của hacker. Dành cho những người không có sự kiên nhẫn để đọc hoặc xem hết một khóa học, sách. Họ học bằng cách vọc và thử nghiệm. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ bạn cách thức để làm được điều đó.

Hãy tự thử thách bản thân

Đừng chọn những project đã có sẵn mã nguồn code. Thay vào đó, tôi khuyên các bạn hãy nhắm tới các project thực thụ ngoài đời. Có thể nó đến từ một ý tưởng của người bạn. Hãy chủ động biến nó thành một project, tất nhiên với một phí nho nhỏ. Như vậy, bạn sẽ có động lực mà bạn của bạn cũng sẽ nghiêm túc trong việc này.  

Chia chúng ra và xử từng đứa một

Hãy cắt nhỏ project của bạn ra thành nhiều module nhỏ. Bạn sẽ cần cẩn thận khi chia những module này. Bởi các module đều có tính năng gì đó mà user có thể dùng. Với ví dụ là trang Medium, bạn có thể chia thành:

  1. User registration & login
  2. Story editor dành cho việc post bài
  3. Story lists
  4. Notifications
  5. Stats

Bạn có thể thấy project đã trở nên đơn giản hơn nhiều.

Hãy tạo những module nhỏ

Có tới 90% khả năng những mã nguồn của các module nhỏ này đã có sẵn (bạn có thể lấy từ nhiều nguồn mở khác nhau). Đây là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được miễn là project của bạn xét tổng thể vẫn không phải là nguồn mở. Điều kì diệu là khi bạn kết nối tất cả các module lại với nhau và chứng kiến chúng hoạt động hòa hợp.

Vậy để tạo ra những module nhỏ thì bạn cần phải làm cho chúng thật sự hoạt động được. Vì vậy đừng suy nghĩ nhiều, trước hết cứ làm sao để nó chạy được đã. Sau đó thì cứ thử nghiệm và kiểm trả kết quả thu được. Đây là bước quan trọng nhất bởi quá trình học thật sự diễn ra từ đây. Nếu bạn vội vàng bỏ qua chỉ vì thấy nó chạy được thì sản phẩm là ra cũng chỉ là nửa vời. Hãy luôn chắc chắn rằng bạn hiểu được vì sao nó hoạt động.

So sánh

Sau khi bạn đã hiểu được cách thức thì Google sẽ là người cứu cánh cho bạn. Hãy search những framework tương tự và so sánh chúng với project của bạn. Tìm ra điểm mà bạn có thể cải thiện. Nhờ đó bạn sẽ học cách rút gọn code của mình, giúp cho chúng dễ đọc hơn và tăng hiệu năng cho ứng dụng.

Đừng để mình bị mắc kẹt

Bạn sẽ luôn gặp phải những vấn đề khó khăn, khiến bị mắc kẹt tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển project. Có là do một lỗi nào đó hoặc đơn giản là nó không thể chạy được. Một lần nữa, Google sẽ cứu bạn nhờ vào khả năng tìm kiếm bá đạo. Có đến 99% khả năng, bạn sẽ tìm được phương pháp trên overflow. Còn nếu vẫn không có thì có lẽ do bạn xác định vấn đề vẫn chưa đúng. Lỡ xui xẻo nữa thì cứ up vấn đề đó lên StackOverFlow. Bạn sẽ được giúp trong vài tiếng đồng hồ.

Còn nếu bạn sử dụng open source frameworks. Thì hãy vào Github repo, cái động của developer. Và nếu framework đó có cộng đồng tốt thì vấn đề của bạn sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Code Review

Tương tác và từ học sẽ chỉ giúp bạn được một phần thôi. Nếu bạn quen biết một coder kinh nghiệm thì hãy nhờ họ review cho code của bạn. Những lời nhận xét của họ quí giá như vàng vậy đó. Còn nếu không, bạn có thể post lên CodeReview.

Nguồn: blog.topdev.vn via hackernoon