Nên đặt câu hỏi gì khi phỏng vấn vào 1 công ty công nghệ?

2016

Khi tôi, ở vị trí senior, ứng tuyển vào MIT cho vị trí full-time đầu tiên, phần khiến tôi lo sợ nhất không phải là thiết kế thuật toán hay phân tích phức tạp gì, mà chính là khoảnh khắc vào cuối buổi phỏng vấn – khi được hỏi: “Bạn có câu hỏi gì với công ty không?”

Tôi thực sự rất lo, không biết liệu nếu mình đặt ra câu hỏi khó có khiến họ có cái nhìn thiếu thiện cảm với mình và làm giảm khả năng nhận được offer hay không. Tôi càng không muốn thể hiện mình là 1 người khó làm việc cùng. Trên tất cả, tôi không chắc mình nên hỏi cái gì để thực sự hiểu rõ về công ty đó.

2 năm rưỡi sau, tôi giờ đây đã là software engineer full-time tại Quora và đã trải qua hơn 150 giờ phỏng vấn các ứng viên. Cuối mỗi buổi phỏng vấn, tôi luôn dành ra 5-10 phút để cho phép các ứng viên đặt bất kì câu hỏi nào họ muốn. Vào khoảng thời gian đó, tôi thực sự đánh giá rất cao nếu ai đó đặt ra những câu hỏi đúng trọng tâm. Câu hỏi của họ giúp tôi tập trung vào những yếu tố mà họ thực sự hứng thú, thay vì chỉ nói chung chung về công việc.

Dù bạn xin vào vị trí thực tập hay full time, việc đặt cho người phỏng vấn câu hỏi là 1 trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Lý do là vì:

  1. Có những chuyện về 1 công ty mà bạn chỉ có thể biết được bằng cách thực sự nói chuyện với những người làm việc tại đó. Rất nhiều khía cạnh liên quan đến công ty – như quy mô và sứ mệnh – dễ dàng tìm kiếm được trên online. Nhưng văn hóa và quy trình là những thứ bạn chỉ biết được bằng cách nói chuyện với người trong team.
  2. Đặt ra những câu hỏi khó trả lời chứng tỏ bạn đã suy nghĩ về kiểu môi trường làm việc mà bản thân mong muốn. Là 1 người phỏng vấn, tôi thực sự rất ấn tượng khi các ứng viên hỏi những câu hỏi có chiều sâu và nếu ứng viên đó tỏ ra không hứng thú tìm hiểu thêm về khả năng làm việc tại công ty của tôi, đây sẽ là dấu hiệu không tốt cần cân nhắc.
  3. Để giải quyết nỗi sợ rằng nếu đặt ra những câu hỏi khó sẽ thể hiện hình ảnh tiêu cực, để tôi cho bạn biết: khi bắt đầu phỏng vấn, tôi chưa từng 1 lần cảm thấy bị xúc phạm bởi bất kì câu hỏi nào mà ứng viên đặt ra – và tôi cũng chưa nghe nói ai có cảm giác đó tại Quora. Rõ ràng, nếu người phỏng vấn của bạn dễ cảm thấy phật lòng bởi những câu hỏi nhạy cảm, thì bạn nhiều khả năng sẽ chẳng còn hứng thú làm việc cùng họ nữa.

5 câu hỏi mà bạn nên bắt đầu sử dụng

1. Hãy kể cho tôi về 1 project mà bạn đã từng làm việc trong 6 tháng qua

Câu này sẽ khiến người được hỏi kể về những gì đã thực sự xảy ra – chứ không phải mô tả lại 1 tình huống lý tưởng nào đó.

Đừng quên đào sâu vào những khía cạnh khác để bạn hiểu được chính xác những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

  • Ai đã đề xuất dự án này?
  • Làm sao để dự án được ưu tiên hơn?
  • Ai là người chịu trách nhiệm cho dự án này và làm cách nào để quyết định được điều đó?
  • Làm cách nào để bạn giải quyết những bất đồng trong team project?
  • Manager của bạn chịu trách nhiệm như thế nào với project?
  • Quy trình review dự án như thế nào?
  • Nếu phải thực hiện lại project lần nữa, bạn sẽ làm khác đi chuyện gì?

2. Các quyết định về sản phẩm được đưa ra như thế nào?

Đây là 1 câu hỏi mở có chủ đích. Từ đây, bạn có thể khai thác được những điều sau:

  1. hiểu sâu hơn về sứ mệnh và tầm nhìn liên quan đến product của công ty
  2. liệu sứ mệnh và tầm nhìn đó có thực sự gắng liền với các dự án mà công ty đang triển khai hay không

Theo sau đó, bạn có thể hỏi:

  • Sứ mệnh và năng lực cốt lõi của công ty là gì?
  • Làm thế nào để việc ra mắt sản phẩm hiện tại đáp ứng được những điều đó?
  • Có những thách thức nào mà công ty cần vượt qua để đạt được sứ mệnh của mình?
  • Làm thế nào để công ty ưu tiên các khoản đầu tư kĩ thuật hay các khoản đầu tư sản phẩm?

3. Công ty đã giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp ra sao?

Công ty mà bạn đang muốn gia nhập chắc chắn phải tương đồng với các dự định nghề nghiệp của bạn. Lý tưởng nhất là khi gia nhập công ty, bạn sẽ làm những loại công việc đáp ứng chính xác kế hoạch, dự định đó.

Những câu hỏi bạn có thể đặt ra với người phỏng vấn bao gồm:

  • Bạn và quản lý của mình có trao đổi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn?
  • Quản lý giúp bạn xác định và thực hiện những mục tiêu đó như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra khi mục tiêu cá nhân của bạn không phù hợp với công việc mà bạn đang làm mà công việc đó lại có sức ảnh hưởng lớn nhất đến công ty?
  • Làm thế nào để mọi người phát triển và tiến bộ trong nghề nghiệp của họ tại công ty?
  • Nhân viên mới sẽ được giao trách nhiệm ở chừng mực nào?

4. Văn hóa công ty khác gì với các công ty công nghệ khác?

Rất nhiều công ty Tech có chính sách đãi ngộ tốt, những nhân tài kiệt xuất, văn phòng đẹp, vậy bạn nên xác định được điều gì phân biệt công ty này với các công ty khác.

Những điểm mà bạn có thể cân nhắc chính là:

  • Tỷ lệ giữa những người có kinh nghiệm với những nhân viên mới tuyển dụng
  • Mức độ mọi người giao lưu với nhau ngoài công việc
  • Tính linh hoạt về địa điểm và thời gian làm việc
  • Mức độ trân trọng sự khác biệt

Những con người khác biệt sẽ phát triển tốt tại những môi trường và văn hóa làm việc khác biệt, và việc tìm kiếm 1 nơi giúp bạn làm việc năng suất nhất, cảm thấy thoải mái nhất là 1 yếu tố rất quan trọng.

5. Cơ hội nào cho nhân viên để học hỏi những điều mới?

Học hỏi là 1 trong những thứ có tỷ lệ ROI (Return on Investment) cao nhất về lâu dài. Hầu hết các công ty đều phát triển những quy trình nhập môn và hướng dẫn người mới khá bài bản, nhưng tôi lại đặc biệt đánh giá cao những công ty liên tục đầu tư vào việc phát triển con người trong những tháng đầu tiên.

Ví dụ:

  • Liệu có dễ dàng không nếu mọi người muốn chuyển sang những teams khác và thử nghiệm những vai trò mà họ chưa từng làm trước đây?
  • Có cách nào để học hỏi 1 lĩnh vực kĩ thuật khác so với những gì mà bạn đang làm?
  • Làm cách nào để mọi người chia sẻ những kiến thức có được từ những projects cũ và giúp đỡ nhau phát triển kiến thức chung?

TẠO CV ONLINE MIỄN PHÍ

Hãy hỏi những gì mà bạn quan tâm nhiều nhất

Như bạn thấy, với mỗi câu hỏi tôi lại liệt kê những câu hỏi đi kèm. Hãy hỏi chúng dựa trên những câu trả lời mà bạn nhận được. Tôi cá là những gì bạn thu hoạch được sẽ rất thú vị dựa trên những câu hỏi đi kèm.

Cuối cùng, điều bạn muốn hỏi nhất phải phụ thuộc vào những gì bạn cho là quan trọng nhất trên nấc thang tiếp theo trong nghề nghiệp của mình. Liệu bạn có muốn làm việc với những công nghệ và frameworks Javascript mới nhất, thịnh hành nhất? Bạn có quan tâm đến phát triển khả năng networking và trở thành leader trong lĩnh vực này? Bạn có hứng thú với việc khám phá những vai trò mới như quản lý dự án? Hãy tự mình đặt ra danh sách những câu hỏi mà bạn quan tâm nhất và đảm bảo rằng bạn có cơ hội để hỏi chúng trong buổi phỏng vấn của mình.

Nguồn: medium.freecodecamp.com