Bài viết của tác giả Marco Antonio Ghiani
Theo thống kê của SlashData, năm 2019, thế giới có tới 26,4 triệu Software Developer. Bên cạnh những kỹ năng kỹ thuật thì điều đầu tiên giúp bạn có được công việc trong ngành này là một chiếc IT programmer CV sao cho thật ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Sau khi đạt được mong muốn, nhiều dev mải miết làm những công việc quen thuộc mỗi ngày, nhưng trong suốt quá trình làm việc của mình, bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân: Mình đã thật sự hiểu hết về lập trình chưa?
Với cá nhân mình, tôi đã gặp 2 kiểu lập trình viên trong đời mình: những kẻ mạo danh và những dev đầy tự tin.
2 kiểu lập trình viên
Những “kẻ mạo danh” – thể hiện trong IT Programmer CV
Đây là những lập trình viên khi mới bắt đầu công việc luôn cảm thấy nghi ngờ về kỹ năng cũng như kiến thức của mình. Họ luôn có cảm giác mình chưa đủ giỏi, chưa đủ hiểu biết để bắt kịp với sự phát triển thần kỳ của công nghệ. Cũng vì thế mà họ thường dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu thêm về công việc của mình, do đó “tay nghề” của họ sẽ ngày càng nâng cao hơn.
Việc bạn bị ảnh hưởng bởi hội chứng những kẻ mạo danh cũng không phải là việc gì đáng xấu hổ. Có đến 70% các dev đều đã trải qua cảm giác này ít nhất một lần trong đời. Nó khá phổ biến ở giai đoạn đầu sự nghiệp của các lập trình viên, khi mà chúng ta vẫn đang ý thức rằng kỹ năng và kinh nghiệm của mình chỉ là “giọt nước giữa đại dương”. Bạn nên cố gắng đầu tư hơn cho CV xin việc CNTT của mình để có được một công việc tốt, những đồng nghiệp giỏi, họ sẽ giúp bạn nhiều hơn trong quá trình làm việc.
Những lập trình viên tự tin
Ngược lại với nhóm người trên, đây là những lập trình viên thường tự tin thái quá về kỹ năng làm việc của mình. Với nhóm người này họ tin rằng từ IT programmer CV của họ đến cách họ làm việc, kiến thức họ có đều là xuất sắc hơn với đồng nghiệp. Cảm giác đạt được thành tựu sau khi viết thành công một chương trình có thể khiến bạn thấy bản thân mình tài giỏi, tuy nhiên nếu không biết kiềm chế cảm xúc và sống trong quá khứ quá lâu dễ khiến lập trình viên trở nên kiêu ngạo và lười biếng.
Kiêu ngạo: khi bạn cảm thấy những gì mình làm luôn đúng và chỉ phương án của mình mới là tốt nhất, bạn nghi ngờ và cho rằng kỹ thuật của người khác là sai, là chưa thật sự ấn tượng. Đây là tư duy khiến bạn không phát triển được trong ngành IT vì đây là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và tiếp thu nhiều kiến thức, nhiều giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề.
Lười biếng: Bạn có CV cho dân IT được nhận xét là ấn tượng nhất, bạn có vị trí cao trong công ty hay vừa hoàn thành xuất sắc một dự án không có nghĩa là bạn đã ở trên đỉnh cao của sự nghiệp và được phép dừng học hỏi, làm mới kiến thức mỗi ngày. Không ai đủ thông minh để biết được tất cả mọi thứ và thời điểm bạn cảm thấy không còn tò mò với công việc nữa cũng là lúc quá trình phát triển thật sự của một lập trình viên trong bạn đã dừng lại.
Xem thêm Cách mà một dòng code đã thay đổi cuộc đời tôi!
Tôi cũng đã từng như vậy nhưng may mắn là tôi gặp được những lãnh đạo tốt, họ giúp tôi hiểu ra chính mình và nhắc nhở tôi nên học cách lắng nghe nhiều hơn, để có thể trau dồi thêm cho IT programmer CV của mình. Khi bạn dành thời gian lắng nghe người khác và không vội vàng đưa ra ý kiến của mình, bạn sẽ bất ngờ, vì những gì bạn nhận được sẽ nhiều hơn với những gì bạn nghĩ đó.
Làm thế nào để viết được code tốt?
Không có lập trình viên tồi chỉ có những lập trình viên ít kinh nghiệm hơn. Và ứng viên nào có IT programmer CV nhiều kinh nghiệm làm việc, nhiều dự án hoàn thành tốt chắc chắn sẽ được chú ý hơn. Vậy làm thế nào để biết mình đã thật sự viết được code tốt?
Đầu tiên bạn cần đảm bảo được chất lượng code của mình. Các thủ thuật, cú pháp ngắn và lạ mắt, làm sao để viết được những dòng code dễ hiểu, dễ đọc là điều các dev cần tìm hiểu để nâng cao kỹ năng của mình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính nhất quán của code cũng quan trọng như cách viết được những code sạch vậy. Bạn có thể viết code theo cách mình muốn nhưng cần giữ cho code được viết có sự thống nhất và dễ đọc là tuân theo phong cách mã hóa đó để những người khác đọc codebase của bạn có thể dễ dàng điều hướng nó.
Lập trình viên cũng cần đảm bảo tính chính xác của code, code viết ra cần phải chạy được, không gặp lỗi. Khi viết xong một đoạn code, các dev cần xử lý được những câu hỏi như có bug trong code hay không, nếu có thì xử lý nó như thế nào, các đoạn code đã thực hiện đúng chức năng của nó chưa,… để đảm bảo tối ưu code. Tất nhiên không ai có thể hoàn hảo để làm mọi thứ chính xác tuyệt đối, nhưng điều quan trọng là dev có ý thức cố gắng tìm ra những lỗi sai, những điểm hạn chế của mình để trở thành một lập trình viên thực thụ.
Xem thêm “Code dễ đọc” là như thế nào?
Sau khi đã đáp ứng được các yêu cầu trên, bạn cần xem xét đến khả năng làm việc hiệu quả của code. Nhiều dev thường cố gắng viết code nhanh và đúng, suy nghĩ quá mức về việc làm sao thực hiện chuyện ấy lại khiến code của bạn không đạt được hiệu suất làm việc thật sự của nó. Do đó, bạn nên bắt đầu bằng việc viết code có thể chạy được, sau đó refactor và cuối cùng mới optimize chúng. Xem xét kỹ về các cấu trúc dữ liệu và kiểm tra cách code hoạt động trước khi tối ưu hóa để code đạt được năng suất làm việc cao nhất.
Nhân tố chính – Kỹ năng Giao tiếp thể hiện trong IT Programmer CV
Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu dev không thể giải thích được với đồng nghiệp hay khách hàng của mình cách những đoạn code được viết ra sao và hoạt động như thế nào, nhất là với khách hàng, những người chỉ quan tâm đến kết quả và hiệu năng làm việc. Những dev xuất sắc nhất trên thế giới là những người có khả năng giao tiếp và giải thích dễ dàng code của họ hoạt động như thế nào, biến những thứ phức tạp trở nên đơn giản hơn.
Như Albert Einstein đã nói: “Nếu bạn không thể giải thích nó một cách đơn giản nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu hết về nó”. Cũng như cách bạn thể hiện trong IT programmer CV sao cho thật rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hiểu được những kinh nghiệm bạn có, những dự án bạn đã trải qua.
Kết luận
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây của tôi có thể giúp bạn có thêm một số kiến thức và trả lời được câu hỏi “Mình đã thật sự hiểu về lập trình hay chưa?” Ngoài ra, nếu bạn muốn có một công việc lập trình viên tốt, được làm những việc với những dev tài năng ở môi trường chuyên nghiệp, bạn nên đầu tư hơn cho IT programmer CV của mình. Đây sẽ là chìa khóa để bạn nắm bắt cơ hội tốt hơn với mình đấy.
Bài viết gốc được đăng tải tại medium.com
Có thể bạn quan tâm:
- Cách mà một dòng code đã thay đổi cuộc đời tôi!
- Tóm tắt con đường trở thành Lập Trình Viên
- Từ lập trình viên Junior, cùng mình trở thành 1 lập trình viên mid-level nhé
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev