Facebook rất thích push content, đặc biệt là việc sử dụng video để quảng cáo. Và các bạn biết đấy, bản chất của video là những bức ảnh chuyển động. Người xưa có câu trăm nghe không bằng một thấy, giá trị của những video là rất lớn khi nói đến hiệu ứng quảng cáo.
Đó cũng là một trong những tham vọng của ông lớn Facebook với tính năng chèn video vào khung cover của các page trên Facebook.
Vốn là một admin của trang công động trên facebook với vài ngàn like, tôi khá tò mò về tính năng mới này.
Quá trình cài đặt khá dễ dàng và nhanh chóng. Bạn chỉ cần vào mục cover, chọn clip và chỉnh vị trí cũng như thêm cái thumbnail. Thế là bạn đã hoàn thành hết rồi đấy… Tuy nhiên thực tại lại hoàn toàn ngược lại.
Cái gì thế này? Đã sai ở chỗ nào nhỉ? Mặc dù bạn đã theo đúng hết theo chỉ dẫn, mọi thứ đều ổn và không hề có bất kì sai sót nào trừ việc nó hoàn toàn không thể làm được. Kết quả lúc nào cũng chỉ là bản báo lỗi hết sức ngắn gọn như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt.
Và như mọi người dùng khác, bạn sẽ thử làm lại từ đầu với hi vọng biết đâu kết quả sẽ khác đi. Tuy nhiên lúc này một lỗi khác lại xuất hiện, video của bạn đã biến mất khỏi trang một cách ảo diệu.
Ngạc nhiên chưa! Content của bạn ra đi vĩnh viễn!
Thế là video mà bạn được mấy trăm like, comment đã biến mất hoàn toàn.
Nói cách khác nó bị xóa bởi một bug bí ẩn và coi như mất trắng tất cả công sức bạn bỏ ra để seed và chạy ads cho video đó.
Vậy giờ thì phải làm sao?
Gọi Facebook?
Tin buồn là cho dù bạn có gọi đi nữa thì cũng chả được ích lợi gì bởi họ sẽ cho rằng đó là lỗi của users, của chính bạn??
Nguyên văn chính xác là:
“Facebook đã phân tích vấn đề và xác định rằng video/post đó bị xóa bởi user. Đây là điều rất đáng tiếc bởi khi nó bị xóa bởi user thì sẽ không thể phục hồi được nữa”
Publish video lại?
Nhưng như vậy cũng có nghĩa là bạn đã chấp nhận mất đi tất cả lượng like, comment, share khổ cực kiếm được.
Bài học được rút ra là gì dành cho các software developer
Hãy biết chân trọng giá trị content của user. Vì thế hãy luôn cho thêm option hỏi họ có chắc không khi muốn xóa một nội dung nào đó.
Đây là bài học mà hẳn các mobile developer đều đã thuộc lòng. Cho người dùng tính năng access mạnh mẽ nhưng đồng thời cho phép họ revert lại những hành động trên.
Tôi hi vọng các developer tại Facebook cũng như các hãng công nghệ khác học được bài học qua vấn đề trên:
- Đừng để có bất cứ lỗi nào có khả năng xóa content của người dùng
- Cho dù user có muốn xóa content thì vẫn có tính năng phục hồi cho họ
- Hãy mạnh dạng chấp nhận lỗi của mình thay vì cứ đổ lên người dùng
Với tư cách là một người dùng, tôi thấy bài học cuối cùng là quan trọng nhất. Mặc dù tôi đã tìm mọi cách chứng minh như dùng account khác nhau và quay clip lại nhưng bên Facebook vẫn tỏ ra thờ ơ và mặc định đó không phải lỗi của họ. Họ chỉ xin lỗi vì sự phiền toái do nó gây ra nhưng như vậy thì có giải quyết được gì đâu…
Nguồn: blog.topdev.vn via hackernoon