Tìm hiểu về phong cách Point-Free trong JavaScript

1114

Bài viết được sự cho phép của tác giả Tống Xuân Hoài

Vấn đề

Bạn từng nhìn thấy đoạn mã giống như thế này xuất hiện ở đâu chưa?

fetch('https://api.example.com/endpoint')
  .then(toJSON)
  .then(handleResult)
  .catch(handleError);

Lần đầu tiếp xúc với phong cách này, tôi khá là bối rối. toJSONhandleResulthandleError ở đây là gì? Nó là một hàm vậy thì tham số của nó đâu rồi? Tại sao nó có thể chạy được khi mà không cần kết thúc bằng () để có một cuộc gọi hàm chứ? Hay chí ít là, tham số đầu vào của nó đâu?…

Chà, hàng tá câu hỏi hiện ra trong đầu, nhưng lúc đó không có ai để giải thích cho tôi hiểu. Cái gì gặp nhiều ắt sẽ quen, tôi bắt chước theo phong cách đó và ngầm hiểu “À thì ra mình cứ viết theo như vậy, nó sẽ chạy”.

Mãi sau này, tôi hiểu ra phong cách trên người ta gọi là Point-Free. Vậy nếu ngay từ đầu đã khó hiểu như thế tại sao người ta vẫn dùng? Có điều gì mờ ám hoặc thú vị trong cách viết này chăng? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  Bỏ túi 6 đoạn code chỉ với một dòng rất hữu ích trong JavaScript

  10 tip tối ưu code trên JavaScript mà web developer nào cũng nên biết

Phong cách Point-Free

Phong cách Point-Free có nghĩa là không cần chỉ định các đối số cho từng ứng dụng hàm. Thuật ngữ “Point” để chỉ một tham số của hàm và Point-Free có nghĩa là không “có chỗ” cho các tham số đó. Mô hình này muốn người đọc tập trung vào chức năng là gì, không quan tâm đến tên cụ thể của các tham số của nó.

Trở lại với một ví dụ đơn giản nhất, chúng ta tạo ra 4 hàm mà nhìn qua thôi cũng đủ biết nó làm gì:

const testOdd = x => x % 2 === 1;
const testUnderFifty = x => x < 50;
const duplicate = x => x + x;
const addThree = x => x + 3;

Sau đó, áp dụng một loạt các thay đổi trên một danh sách dữ liệu số:

const myArray = [22, 9, 60, 24, 11, 63];

const result = myArray
  .filter(testOdd)
  .map(duplicate)
  .filter(testUnderFifty)
  .map(addThree);

Nhìn vào dòng chảy của dữ liệu, theo thứ tự từ trên xuống dưới, lọc ra số lẻ, nhân đôi nó lên, lọc tiếp ra số nhỏ hơn 50 rồi cuối cùng cộng tất cả chúng thêm với 3.

Với phong cách này, tất cả những gì bạn thấy là tên hàm, cả với dòng chảy của dữ liệu. Phong cách này đạt được sự ngắn gọn, nhưng bạn phải cố gắng chọn những tên hàm hay, dễ hiểu.

Trở lại với ví dụ mở đầu, nếu viết theo cách thông thường, mã của bạn có thể trông giống như:

fetch("https://api.example.com/endpoint")
  .then((res) => res.json())
  .then((resJSON) => {
    const { data } = resJSON;
    const dataFiltered = data.filter((item) => item.active === true);
    return dataFiltered;
  })
  .catch((err) => {
    if (err instanceof RangeError) {
      throw new RangeError("The number is outside the range");
    } else if (err instanceof EvalError) {
      throw new EvalError("The code could not be evaluated");
    }
  });

Hơi có nhiều thứ cần phải đọc hiểu nhỉ, hãy “refactor” lại một chút:

const toJSON = res => res.json();
const handleResult = data => data.filter(item => item.active === true);
const handleError = err => {
  if (err instanceof RangeError) {
    throw new RangeError("The number is outside the range");
  } else if (err instanceof EvalError) {
    throw new EvalError("The code could not be evaluated");
  }
};

fetch("https://api.example.com/endpoint")
  .then((res) => toJSON(res))
  .then((resJSON) => handleResult(resJSON))
  .catch((err) => handleError(err));

Ok hơn rồi nhưng vẫn còn mã thừa, chuyển nó thành Point-Free:

fetch('https://api.example.com/endpoint')
  .then(toJSON)
  .then(handleResult)
  .catch(handleError);

Xem thêm các việc làm JavaScript hấp dẫn trên TopDev

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của Point-Free là nó tập trung vào hàm thay vì dữ liệu, giúp mã ngắn gọn và dễ đọc hơn nếu đặt tên đủ tốt. Sử dụng kết hợp với các thư viện theo phong cách Point-Free như ramda.jslodash/fp với rất nhiều hàm tiện ích có thể tạo ra sự thống nhất trong dự án của bạn.

Ví dụ thứ 2 sau khi sử dụng hoàn toàn bằng thư viện ramda.js sẽ trông giống như:

const R = require('ramda');

const isOdd = R.pipe(R.modulo(R.__, 2), R.equals(1));
const isUnderFifty = R.lt(R.__, 50);
const double = R.multiply(2);
const addThree = R.add(3);

const handle = R.pipe(
  R.filter(isOdd),
  R.map(double),
  R.filter(isUnderFifty),
  R.map(addThree)
);

const myArray = [22, 9, 60, 24, 11, 63];
handle(myArray);

Tuy nhiên, ưu cũng có thể trở thành nhược điểm cho người mới, người chưa quen với phong cách Point-Free này, nó có thể trở nên khó hiểu hoặc mất nhiều thời gian hơn để tiếp cận.

Tổng kết

Point-Free là một phong cách lập trình tập trung vào tên hàm và bỏ qua tầm quan trọng của đối số. Với cách viết này, chúng ta tập trung nhìn vào luồng xử lý hơn là logic đằng sau chúng. Đối với những người mới bắt đầu, Point-Free có thể gây khó đọc hoặc khó hiểu. Nhưng một khi đã quen, bạn sẽ thấy nó vô cùng hữu ích.

Bài viết gốc được đăng tải tại 2coffee.dev

Có thể bạn quan tâm: