6 xu hướng giúp định hình những nhà lãnh đạo nhân sự tương lai

8536

Trong cuốn sách mới nhất của mình mang tên The Future Leader dành cho người làm nhân sự nói chung, Jacob Morgan – một tác giả đồng thời là một diễn giả nổi tiếng đã có những chia sẻ:

“Một cuộc nghiên cứu nhỏ của tôi đã diễn ra với hơn 140 CEO trên toàn thế giới từ các tập đoàn, công ty như Audi, MasterCard, Unilever, Best Buy, Oracle, Kaiser, Verizon,…. Tôi khảo sát ở họ về sự xem xét những tố chất cần thiết để có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai. Một trong những câu hỏi tôi đã hỏi tất cả các CEO này là theo họ, những xu hướng phát triển nào giúp định hình những nhà lãnh đạo về nhân sự.” 

Xu hướng

Đây là 6 xu hướng xác định những gì sẽ đóng vai trò chính trong việc định hình các nhà lãnh đạo tương lai trong thập kỷ tới và hơn thế nữa. Bài viết dưới đây nhằm mục đích phân tích để bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về 6 xu hướng này.

AI – Trí tuệ nhân tạo và phát triển công nghệ

Như chúng ta biết, công nghệ đang phát triển với một tốc độ ngoạn mục. Cùng với nó là AI – Trí tuệ nhân tạo lại có sức mạnh biến đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của doanh nghiệp và con người. Do đó, không có gì quá ngạc nhiên khi hầu hết các CEO đều cho rằng sự phát triển về AI và công nghệ là xu hướng phổ biến nhất, có tác động mạnh mẽ đến việc định hình những nhà lãnh đạo tương lai.

Xu hướng

Tuy nhiên, để thực hiện và có hướng phát triển đúng theo xu hướng này, các nhà quản lý nhân sự nên có sự triển khai và vận hành phù hợp. Đồng thời phải có niềm tin vào AI, tránh sự sợ hãi khi nghĩ rằng một ngày nào đó nó có thể thay thế hoàn toàn con người trong công việc. Bản thân các nhà lãnh đạo tương lai cần phải thành thạo về AI và sẵn sàng trải nghiệm việc áp dụng các công nghệ mới vào quy trình hợp thức hóa mô hình nhân sự của họ trước khi giúp các nhân viên hiểu được tác động tiềm năng của xu hướng này.

Chúng tôi sẽ thành công trong kỷ nguyên công nghệ số chỉ khi chúng tôi tham gia nhiệt tình và khuyến khích những sáng kiến, ý tưởng mới từ bản thân mình và cả những nhân viên về các vấn đề có liên quan. Tiếp cận AI và các công cụ công nghệ để phân tích nguồn dữ liệu là chuyện không của riêng ai.

“Lột xác” trong chiến lược & tiến trình thay đổi

Bên cạnh sự phát triển của AI và công nghệ chính là tốc độ thay đổi chung. Điều một nhà lãnh đạo tương lai cần làm chính là “lột xác” sao cho phù hợp trong tiến trình thay đổi đó. 

Để thành công, các nhà quản lý nhân sự tiềm năng cần nắm bắt nhiều vấn đề hơn về những cách thức tổ chức, vận hành hiện đại hóa hơn, vấn đề đa dạng công nghệ và toàn cầu hóa ngành nhân sự,.. thay vì chỉ tập trung vào một chuyên môn nhất định. Liên tục mong đợi và phải biết tự tạo cơ hội, thời cơ cho bản thân thay vì trốn tránh hoặc ngại đối diện với những thách thức mới trong tiến trình thay đổi. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo tương lai cần phải nhanh nhẹn, dễ thích nghi và thoải mái với một môi trường nhiều tài năng về nhân sự.

Hiểu về mục đích và ý nghĩa

Xu hướng tìm việc với những kỳ vọng về một mức lương cao dường như đã quá cũ so với hiện tại. Vì thực tế trong ngành nhân sự hiện nay, nhân viên họ mong muốn làm việc cho một tổ chức cho họ nhận thấy được mục đích và ý nghĩa của công việc mình đang làm vì nó là những thứ có thể định hướng lâu dài trong sự nghiệp của họ; lương thật sự quan trọng nhưng để giảm cạnh tranh và thu hút nhân tài thì lương chưa thật sự là bước đi chính xác.

Xu hướng

Mục đích là lý do cho sự tồn tại của một tổ chức và thường bao gồm những thứ như đầu tư vào nhân viên, tạo sự khác biệt trên “sàn đấu” về nhân sự hoặc thúc đẩy sự đổi mới. Trong khi đó, ý nghĩa là tác động cá nhân trong công việc của mỗi nhân viên. Nhân viên luôn muốn thấy rằng những nỗ lực của họ có ảnh hưởng và tạo ra giá trị gì có thể đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. Vì thế, để rèn luyện và phát huy tố chất của mình, các nhà lãnh đạo trước tiên phải hiểu công việc, mục đích, tác động và ý nghĩa của chính họ trước khi giúp nhân viên của họ nhận ra điều tương tự. Họ cần khai thác nhân viên của mình để hiểu được điều gì ở nhân viên họ cần phải thúc đẩy, tạo động lực.

Bối cảnh phát triển tài năng mới

Những năm gần đây đã mang lại sự thay đổi lớn về bối cảnh phát triển tài năng nói chung và dường như nó chỉ mới bắt đầu.

Khi các nhân viên lớn tuổi nghỉ hưu và các thế hệ trẻ gia nhập lực lượng lao động nhân sự, nhiều công ty thấy việc “săn lùng” và đào tạo các nhân viên lành nghề là điều rất thiết yếu. Đồng thời, sự đa dạng và hòa nhập đang trở nên quan trọng hơn. 

Bối cảnh tài năng mới không chỉ là thay đổi về nhân khẩu học; đó là một cách tiếp cận mới để thu hút và giữ chân nhân tài. Không những thế, tìm kiếm và tuyển chọn ra thế hệ nhân viên tài năng còn nhằm mục đích đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn nhân sự của họ để sẵn sàng chuẩn bị cho công việc tương lai. Các nhà lãnh đạo của tương lai nên cố gắng phát triển các nhóm nhân viên đa dạng, cần đầu tư vào nguồn nhân lực trẻ, tạo ra một môi trường phù hợp để họ phát huy tính sáng tạo, tư duy đổi mới của mình. 

Đạo đức và tính minh bạch

Đạo đức và tính minh bạch được xem là là 2 yếu tố cần thiết để giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài năng. Việc tự thúc đẩy những phẩm chất này cũng chính là cách các nhà lãnh đạo rèn luyện cho mình sự chân thật và tính khiêm tốn. Các công ty có nền tảng về việc bồi dưỡng đạo đức tốt sẽ tạo được niềm tin giúp các nhân viên có thể đồng hành lâu dài. Đó cũng là lý do tại sao các nhà lãnh đạo nên tập trung vào vấn đề tổ chức xây dựng những chương trình, khóa học về rèn luyện kỹ năng sống cho nhân viên. 

Xu hướng

Bên cạnh đó, một nhà lãnh đạo tương lai cần có sự cởi mở, trung thực và tính minh bạch trong công việc và cách hành xử với nhân viên của mình. Hãy đánh giá một cách khách quan năng lực của nhân viên, cho họ những lời khuyên để họ nhận ra sự thiếu sót và khắc phục bản thân. Các nhà lãnh đạo cũng cần giữ vững lập trường của mình trong mọi chuyện, tránh cho nhân viên thấy rằng lãnh đạo của họ là một người cảm tính, dễ dàng thay đổi và không có sự kiên định. 

Vấn đề toàn cầu hóa

Khi công nghệ số phát triển, thế giới nhân sự có nhiều vấn đề phát sinh hơn. Đó là thách thức về toàn cầu hóa. Không thể phủ nhận, toàn cầu hóa mang đến cho chúng ta những cơ hội tuyệt vời để hợp tác với các tổ chức đầu ngành thông qua mạng lưới phát triển; tạo ra sự kết nối và chia sẻ văn hóa giữa các doanh nghiệp. Thế nhưng, việc nắm bắt được chính xác những chuyển biến trong xu thế toàn cầu hóa là điều khó khăn. Vì vậy, không còn cách nào khác là các nhà lãnh đạo nhân sự bắt buộc phải học hỏi và tiếp thu để trở thành những công dân toàn cầu, những người đánh giá cao các nền văn hóa khác nhau và biết cách giao tiếp qua các rào cản về văn hóa và ngôn ngữ. Việc quan tâm đến vấn đề toàn cầu, hiểu về cơ hội, thách thức và những gì đang diễn ra trên trong thế giới nhân sự là bước đi đầu trên hành trình trở thành nhà lãnh đạo tương lai.

Lời kết

Nếu mong muốn tiến xa trong tương lai, những nhà lãnh đạo của hiện tại với chuyên môn và các tố chất sẵn có cần cần hiểu được xu hướng và điều chỉnh phương pháp lãnh đạo của họ để thay đổi cách sống, suy nghĩ, làm việc. 6 xu hướng này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi đồng thời tạo ra các nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai. 

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev