Người làm nhân sự chỉ để kỷ luật, chỉ để tuyển dụng? Làm nhân sự có thể tự ý lựa chọn, sa thải các nhân viên của mình? Đó là suy nghĩ chung của nhiều người về ngành nhân sự. Tuy nhiên, nó chưa xác đáng. Và thật sự, họ là những người chưa thật sự hiểu về ngành nhân sự. Cùng TopDev tìm hiểu những lầm tưởng mà phần đông người đều áp đặt cho nghề nhân sự nhé!
Nghề nào cũng có đắng – có ngọt! Người làm Nhân sự cũng có những “nỗi lòng” riêng
Công tác nhân sự tất nhiên sẽ bao gồm nhiệm vụ tuyển dụng. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Nhiều công tác khác cần được thực hiện. Đồng thời, họ phải đảm bảo các ứng viên được chọn đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiết trong bản mô tả.
Chưa kể, người làm nhân sự sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn:
Tùy thuộc vào tính tương ứng về quyền quản lý hoặc được phân công, họ sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn. Các công việc khác có thể là: nhóm về chế độ lương và phúc lợi (C&B); nhóm công việc hành chính, nhóm đào tạo và phát triển. Rất nhiều nhiệm vụ quan trọng được gói trọn trong 3 từ “nghề tuyển dụng”.
Khi thế giới nhân sự phát triển gắn liền với công nghệ số, ngoài câu chuyện về quản trị con người; sự đồng hành và thăng tiến, việc kết hợp IT và HR được xem là một thách thức lớn. HR cần có những chiến lược phù hợp để đủ sức cạnh tranh trong cuộc tìm kiếm các ứng viên tiềm năng.
Kỷ luật, trừ lương hay sa thải đều do nhân sự (HR)?
Sự quy chụp rất đáng sợ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Thực tế cho thấy rằng nhiều nhân viên sau khi bị “đánh bay” khỏi doanh nghiệp, họ đã lên tiếng rằng chính HR đã ra quyết định sa thải họ. Điều này hoàn toàn sai bởi việc đưa ra quyết định loại ai ra khỏi cuộc chơi nghề nghiệp phải dựa trên các tổng hợp về đánh giá, thảo luận từ nhiều phía.
Xem thêm: 5 “quả bom nổ chậm” có thể đánh bay sự nghiệp bất cứ lúc nào
Nhân sự chỉ đứng về phía sếp?
Có thể thấy rằng, HR phải chịu những ánh mắt dè bỉu khi bi đánh giá là chỉ đứng về phía sếp. Tuy vậy, ít ai biết rằng HR đã phải tranh luận với sếp để bảo vệ quyền lợi cho các nhân viên nếu nhận thấy điều gì chưa thỏa đáng.
Xem thêm: 3 điều quan trọng cần nắm về tương lai của ngành Nhân sự
HR họ luôn cho rằng khi đồng hành trong công tác phát triển nguồn nhân lực, điều họ cần làm là cố gắng đảm bảo những quyền lợi cơ bản cho nhân viên một cách tốt nhất.
Người ta từng ví von rằng người làm nhân sự như là “làm dâu trăm họ”. Chính vì thế, họ cần phải khéo léo và tinh tế trong việc lắng nghe; tiếp thu những kiến thức. Có thể họ chưa nhận được sự thấu hiểu của các nhân viên. Thậm chí còn bị nhân viên đặt điều phê phán. Thế nhưng, họ không cần nhận nhân được sự ủng hộ từ nhân viên. Mong muốn họ đon giản chỉ là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Lời kết
Nghề nhân sự có nhiều góc khuất chưa được bật mí. Nơi đó có những câu chuyện thú vị và cũng lắm nỗi niềm riêng. Do vậy, HR đều là những người thật sự bản lĩnh trong cuộc sống. TopDev mong rằng đó sẽ là động lực lớn để họ tiếp tục theo đuổi, phát triển bản thân nhiều hơn trên con đường sự nghiệp.