12 đặc điểm của 1 công ty đáng mơ ước

1918

Không có gì tệ hơn khi bạn phải làm việc cho một công ty có văn hóa không lành mạnh. Tiền lương hay số ngày nghỉ phép từ công ty, dù có nhiều đến đâu chăng nữa, cũng không thể bù đắp lại sự căng thẳng mệt mỏi mà bạn phải đối mặt hằng ngày tại nơi làm việc. Việc bạn tiếp tục làm cho công ty như thế là không đáng chút nào.

Trái lại, không gì tuyệt vời hơn khi bạn làm việc cho một công ty với một nền tảng văn hóa thật tuyệt vời. Mỗi sáng thức dậy bạn chỉ muốn nhanh chóng đến nơi làm việc và hoàn thành thật tốt công việc cùng những người đồng nghiệp bạn yêu quý.

Nếu công ty bạn có 12 dấu hiệu dưới đây thì đó là một công ty rất đáng mơ ước:

1. Ứng viên luôn mơ ước gia nhập công ty

Lý do chính không phải lúc nào cũng là vì lương cao hơn mặt bằng chung trên thị trường. Nhiều trường hợp lương thấp hơn nhưng nếu ứng viên đã tìm hiểu về văn hóa công ty thì họ sẽ vẫn lựa chọn gia nhập công ty.

2.Tỉ lệ nghỉ việc thấp

Bạn nên nhìn vào tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên cấp thấp và cấp trung, vì các cấp cao hơn luôn trụ khá lâu nhờ lương cao và vị trí hiếm khi thay đổi. Nếu như bạn biết được mọi người đều đã gắn bó dài hạn cùng công ty nhờ chế độ đãi ngộ tốt, có thể bạn đã chọn đúng công ty rồi đấy.

3. Sếp này không lo sợ khi sếp khác thành công

Ngược lại, họ đều động viên nhau để thành công nhiều hơn nữa.

4. Không chấp nhận việc nói xấu sau lưng

Bất kể ở cấp độ nào, công ty đều cần phải loại bỏ việc nói xấu sau lưng và thay vào đó là cách khuyến khích nhân viên trực tiếp đối diện vấn đề với nhau.

5. Quản lý những đồng nghiệp cùng cấp bậc

Quản lý nhân viên dưới quyền bạn thường dễ dàng hơn so với quản lý những người mà bạn không có thẩm quyền quản lý. Một công ty tốt luôn có những nhân viên cùng cấp động viên nhau làm việc và sửa chữa lỗi sai của nhau khi cần thiết.

6. Nhân viên luôn được tiếp năng lượng để đạt sứ mệnh đề ra

Bạn đều nghe lãnh đạo các cấp thường xuyên nhắc về sứ mệnh của công ty. Điều này sẽ giúp họ tập trung vào việc lãnh đạo nhân viên hoàn thành sứ mệnh đề ra.

7. Không chỉ gắn bó vì công việc

Mọi người đi xem phim, tụ tập ở nhà đồng nghiệp, và đôi khi đi du lịch cùng nhau. Điều này không có nghĩa là nhân viên công ty không có những người bạn khác, mà chỉ là vì đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng không kém và họ cảm thấy vui khi gắn bó cùng nhau ngoài giờ làm việc.

8. Nhân viên tin rằng mọi người đều quan trọng hơn nhiệm vụ đặt ra

Mọi người đi làm không chỉ để hoàn thành công việc. Ngoài nhiệm vụ được phân công, nhân viên là những người đóng góp to lớn vào văn hóa và những giá trị về giao tế trong công ty. Ngay cả trong lúc công ty gặp khó khăn nên chậm trả lương hoặc chế độ đãi ngộ bị sút giảm, tinh thần của nhân viên vẫn không thay đổi.

9. Luôn vui vẻ

Đi dọc theo các khu vực làm việc và bạn có thể thấy mọi người cười nói, trao đổi và tận hưởng công việc cùng nhau thật hiệu quả với sự tập trung cao độ.

10. Không có chỗ cho nỗi sợ hãi

Mọi người đều không sợ khi vô tình nói sai điều gì. Không có những cuộc nói chuyện diễn ra lén lút. Nhân viên của một công ty tốt lúc nào cũng có thể trao đổi thẳng thắn với sếp về những vấn đề họ lo lắng hoặc quan tâm trong công việc.

11. Liên tục chia sẻ thông tin

Mọi người ở các cấp đều trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau. Nhân viên không ngạc nhiên khi họ không hề biết gì cho đến khi nhìn thấy rơi giới thiệu về sản phẩm hoặc khi thông tin xuất hiện trên báo chí. Những thông tin này phải được lan truyền nội bộ và cấp lãnh đạo có thể thăm dò ý kiến nhân viên để đưa ra nhiều giải pháp tốt hơn.

12. Sự thay đổi luôn được chào đón

Nhân viên không sợ thay đổi. Không phải ai cũng thích thay đổi, nhưng hầu như ai cũng đã trải qua nhiều lần trong quá trình làm việc và ban lãnh đạo công ty quản lý những thay đổi cùng sự tận tâm và thái độ chững chạc nên mọi người sẽ cảm thấy không sợ nữa.

Những dấu hiệu này có thể làm bạn thất vọng nếu bạn không làm tại một công ty có văn hóa lành mạnh. Tuy nhiên, bạn có thể là người tạo ra những thay đổi tích cực cho văn hóa công ty mình từ những điều nhỏ nhất và từ chính những con người quyết tâm nhất.

Người đi làm đều muốn yêu thích công việc của mình và hầu như không ai muốn làm việc trong một môi trường tiêu cực. Có thể đồng nghiệp của bạn chưa quen với những đề xuất thay đổi của bạn, nhưng sự yêu thương và những điều tích cực lúc nào cũng sẽ chiếm được ưu thế trong lòng nhân viên.

Nguồn: Applancer Careers